Colombia – giáo dục là nền tảng cho hòa giải và hòa nhập
Sinh ra trong những cuộc xung đột vũ trang, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên ở Colombia đã gia nhập lực lượng vũ trang hoặc bỏ trốn khỏi quê hương, nên không thể đến trường.
Nhiều thế hệ ở Colombia đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang. Ảnh: Reliefweb
Sau thỏa thuận hòa bình, cả thanh niên và người lớn ở Colombia đang tiếp tục theo đuổi quá trình học tập.
Tiếp tục việc học
Nhiều thế hệ ở Colombia bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang và hàng nghìn người đã bị mắc kẹt giữa bạo lực. Do đó, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không được học tập. Dự án Arando la Educación của Hội đồng Người tị nạn Na Uy (NRC) đã cho phép 7.000 người ghi danh vào trường tiểu học và trung học, mang đến cho họ cơ hội có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.
Nelson, 22 tuổi, là một trong số nhiều người Colombia đã bỏ lỡ cơ hội học tập ban đầu của mình trong cuộc xung đột dân sự. Năm 11 tuổi, anh buộc phải trốn khỏi quê hương và nghỉ học vì bạo lực và giao tranh giữa các nhóm vũ trang khác nhau trong khu vực. Sau hiệp định hòa bình, Nelson đã có thể tiếp tục việc học của mình và thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ thú y.
Ở Colombia, 3 trong số 10 trẻ em từ các vùng nông thôn chưa bao giờ đi học và khoảng 7 trong số 10 trẻ em không thể hoàn thành quá trình học tập. Ngày nay, hy vọng nằm ở giáo dục và đất nước phải cam kết mở rộng phạm vi giáo dục để giảm bất bình đẳng và tránh để mất một thế hệ thanh niên, một nguồn lực quan trọng của quốc gia.
Học tập sau chiến tranh
Colombia hy vọng sự bất bình đẳng giáo dục trong cả nước sẽ được giảm bớt. Ảnh: Pureearth
Video đang HOT
Dayro Gutiérrez lớn lên ở Meta, một vùng nông thôn phía Đông Nam thủ đô Bogotá. Khi anh 18 tuổi, một nhóm vũ trang đến làng anh. “Họ đã sát hại cha tôi, các chú tôi và anh em họ của tôi. Tôi quyết định gia nhập Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) để không phải chịu số phận giống họ”, Dayro Gutiérrez nói.
Trong thời gian làm du kích, anh đã được đào tạo như một bác sĩ, nhưng không bao giờ đủ tiêu chuẩn chính thức. Sau hiệp định hòa bình, anh giao nộp vũ khí và lấy được bằng tốt nghiệp trung học.
Hiện, anh muốn bắt đầu theo đuổi bằng cấp về nghiên cứu y khoa. “Trong 8 năm, tôi được đào tạo như một bác sĩ ở FARC và tôi đã thực hiện hơn 80 ca phẫu thuật. Tôi đã phẫu thuật thoát vị, bóc tách khối u, phẫu thuật bụng và phẫu thuật cho những cánh tay và chân bị gãy. Tôi cũng thực hiện những ca phẫu thuật do vết thương chiến tranh”, Dayro nhớ lại.
Là một phần của tiến trình hòa bình, giáo dục là nền tảng cho sự hòa giải và hòa nhập của những cựu chiến binh vào đời sống dân sự. Giáo viên sinh học của một trường phổ thông tại Colombia, bà Carlos Aya ghi nhận nỗ lực của HS.
Bà nói: “Tiếp cận với giáo dục đã đến vào thời điểm họ muốn thay đổi cuộc sống. Giáo dục là một cách để mở ra cánh cửa khám phá. Họ đang học những quan điểm khác về thế giới, mang đến những khát vọng mới”.
Người lớn đi học
Ở Colombia, 3 trong số 10 trẻ em từ các vùng nông thôn chưa bao giờ đi học. – Ảnh: Pureearth
Tại thành phố Puerto Jordán, Viện Xúc tiến Nông nghiệp Colombia (IPA) đang đào tạo hơn 60 người trưởng thành chưa qua trường học có ước mơ tạo ra sự phát triển và năng suất trong cộng đồng của họ. Một trong số đó là Edwin Villamizar, một nông dân đến từ hạt Norte de Santander. “Từ nhỏ tôi đã không được học, tôi phải hy sinh, để em gái được học”, Villamizar nói. Anh muốn trở thành bác sĩ thú y để giúp đỡ tất cả các gia đình nông dân trong vùng.
Ở các vùng nông thôn, hiệp định hòa bình mang lại những thay đổi thực sự cho những người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Với một nền giáo dục phù hợp và chất lượng cho những người trưởng thành chưa qua trường lớp, hy vọng rằng sự bất bình đẳng rõ rệt trong cả nước sẽ được giảm bớt. Ở những khu vực như Puerto Jordán, điều kiện sống của người dân đã được cải thiện nhờ giáo dục.
Cam kết hòa giải
Dự án Arando la Educación là một phần của sáng kiến đã được phê duyệt bởi Hội đồng quốc gia về Tái thành lập, được tài trợ bởi Đại sứ quán Na Uy và Bộ Giáo dục quốc gia. Nó được thực hiện bởi Quỹ Cựu chiến binh và Thúc đẩy Hòa bình Colombia, Đại học Quốc gia (Mở và Đào tạo từ xa) và Hội đồng Người tị nạn Na Uy.
Với 128 giáo viên, chương trình đã phục vụ hơn 3.200 người từ các cộng đồng xung quanh 26 khu tái hòa nhập cho các cựu chiến binh và hơn 3.500 cựu chiến binh, thông qua tuyển sinh tiểu học và trung học. Nhờ dự án này, đến nay đã có 212 người tốt nghiệp THPT.
Chiến tranh đã cướp đi nhiều quyền tiếp cận và quyền được học hành của người Colombia. Nay, những người đàn ông và phụ nữ này học tập để biến hòa bình ở các vùng nông thôn thành hiện thực. Arando la Educación thu hẹp khoảng cách và cung cấp cho cộng đồng cơ hội đạt được các giải pháp lâu dài.
Thổ Nhĩ Kỳ đưa pháo tự hành -155 Firtina hiện đại hóa vào trang bị
T-155 Frtna có thể được coi là một mẫu khá tốt trong phân khúc của nó - một thiết kế khá hiện đại với tính năng cao và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
T-155 Frtna - phiên bản cải biên pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc
Cuối thế kỷ trước, giới chỉ huy quân sự chóp bu Thổ Nhĩ Kỳ đã đi đến kết luận về sự cần thiết của việc chế tạo hoặc mua mà không tự phát triển một mẫu pháo tự hành 155mm mới để thay thế các mẫu thiết kế nước ngoài đã lỗi thời. Một lựa chọn tốt cho giải pháp này là mua lại giấy phép sản xuất pháo tự hành của nước ngoài. Nghiên cứu các đề xuất, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn K9 Thunder của công ty Samsung Techwin (hiện nay là Hanwha Systems) của Hàn Quốc.
T-155 Frtna là phiên bản của K9 Thunder Hàn Quốc. Nguồn: weaponews.com
Năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận về việc khởi động sản xuất pháo tự hành cải tiến cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cùng năm đã được chế tạo và thử nghiệm hai nguyên mẫu đầu tiên. Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉnh thiết kế mẫu ban đầu, thực hiện một số thay đổi và thay thế một số thiết bị trên xe bằng các thiết bị do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất phù hợp với khả năng của ngành công nghiệp và yêu cầu của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và K9 đã nhận được tên mới T-155 Frtna (nghĩa trong tiếng Thổ là Bão táp).
Theo thỏa thuận cấp phép với Samsung Techwin, 8 chiếc T-155 đầu tiên được chế tạo tại Hàn Quốc, lô còn lại hơn 300 chiếc được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ, với khoản phí cấp giấy phép 1,6 triệu USD cho mỗi phương tiện sẽ được trả cho Hàn Quốc; tổng chi phí mua và chuyển giao công nghệ 1 tỷ USD. Năm 2002, loại pháo tự hành này đã được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận và đưa vào trang bị hàng loạt.
Pháo tự hành 155mm T-155 Frtna về cơ bản, là phiên bản cải biên K9 Thunder của Hàn Quốc do Samsung Techwin phát triển, tích hợp các hệ thống chính của K9 Thunder (pháo cỡ nòng 155/52, phần lớn khung gầm, cơ cấu nạp đạn tự động do Hàn Quốc thiết kế), động cơ diesel MTU-881 KA 500 và hộp số tự động Allison X-1100-5 (4 số tiến 2 số lùi) của Đức, cùng một số sửa đổi và một số hệ thống phụ như hệ thống điều khiển hỏa lực, liên lạc và dẫn đường tiên tiến do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã được bổ sung.
T-155 được chế tạo tại Bộ chỉ huy Trung tâm Bảo dưỡng Quân đội 1 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Adapazar, pháo do MKEK sản xuất; tốc độ xuất xưởng 24 chiếc mỗi năm. Hơn 350 T-155 Frtna đã được lên kế hoạch sản xuất, trong đó, 281 chiếc đã được chuyển giao từ năm 2005 đến 2010. T-155 Frtna nặng 56 tấn, dài 12m, rộng 3,5m, cao 3,43m, sử dụng sáu bánh kép mỗi bên, hệ thống treo độc lập bằng khí nén, bánh dẫn động nằm ở phía trước thân xe, kíp lái 5 thành viên, thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu không quá 60 giây.
Với công suất động cơ 1.000 mã lực, T-155 có thể đạt tốc độ tối đa 66km/h và có dự trữ hành trình 480km; tầm bắn đạn phân mảnh 30km, đạn phản lực tích cực 40km, và khai hỏa trong vòng 30 giây. Với cơ số đạn 48 viên, pháo tự hành này có tốc độ bắn tối đa là 6 phát/phút trong 3 phút, và ở chế độ "bắn liên thanh" - bắn 3 phát trong vòng 15 giây, cũng như khả năng bắn liên tục được 2 phát/phút trong 30 phút.
Xe tiếp tế đạn dược Poyraz (Ammunition Resupply Vehicle - ARV) là một phương tiện bản địa có hệ thống chuyển đạn tương tự như K10 ARV của Hàn Quốc. Khác so với K10 ARV, Poyraz ARV có một tổ hợp năng lượng phụ, cho phép kíp xe sử dụng hệ thống điện tử và thông tin liên lạc, đồng thời chạy hệ thống chuyển đạn một cách tiết kiệm mà không cần bật động cơ chính. Poyraz ARV có tầm hoạt động 360km, có thể mang tới 96 quả đạn pháo 155mm và có thể chuyển 48 quả đạn pháo trong vòng 20 phút.
Được biết, theo một Hợp đồng giữa Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết vào năm 2011, Azerbaijan sẽ mua 36 pháo tự hành T-155 Firtina. Nhưng MTU - công ty Đức cung cấp động cơ cho Firtina - đã từ chối cung cấp động cơ cho xe do Azerbaijan đặt hàng với lý do lệnh cấm vận được áp đặt liên quan đến cuộc xung đột vũ trang với Armenia. Nếu vấn đề động cơ được giải quyết, Azerbaijan dự định sẽ tăng cường sở hữu T-155 Firtina. Hiện, động cơ cho T-155 do một quốc gia giấu tên sản xuất đang được thử nghiệm.
Phiên bản hiện đại hóa Frtna 2 sẽ được đưa vào trang bị cho Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ vào 1/2021. Nguồn: defence.pk
Các quốc gia khác tỏ ra quan tâm hạn chế tới pháo tự hành của Thổ Nhĩ Kỳ. Ví dụ, Ba Lan đã giải quyết vấn đề sử dụng khung gầm của T-155 hoặc K9 trong dự thảo ACS AHS Krab của mình. K9 Thunder chính hãng của Hàn Quốc đã được ưa chuộng ở mức độ nhất định trên thị trường vũ khí và được cung cấp cho các quốc gia khác nhau. Có thể, phiên bản Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể lặp lại thành công này, khách hàng tiềm năng vẫn thích bản gốc của Hàn Quốc.
Lần đầu tiên T-155 Frtna được triển khai trong Chiến dịch Mặt trời của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2007 đến tháng 1/2008 để chống lại các chiến binh PKK ở miền bắc Iraq. Kể từ năm 2012, pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả ACS T-155, thường xuyên được sử dụng ở biên giới với Syria và ở miền Bắc nước này, và sau đó, trong cả các cuộc tấn công Jarabulus (2016) và Afrin (2018). Tháng 4/2016, những sai sót của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trả giá - một nhóm vũ trang địa phương Syria dùng tên lửa chống tăng tiêu diệt 3 chiếc Frtna.
Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được trang bị T-155 Firtina 2 trong năm 2021
Theo trang savunmasanayist.com, dẫn tin liên quan đến tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu tại Đại hội đồng Đại hội đồng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, tổ hợp pháo tự hành T-155 phiên bản hiện đại hóa Firtina 2 đầu tiên sẽ bắt đầu được đưa vào biên chế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu năm 2021. Theo vị Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, lô đầu tiên sẽ được đưa vào Lực lượng Mặt đất của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2021, sẽ gồm ba chiếc hiện đại hóa mới trong tổng số 140 xe các lực lượng vũ trang nước này dự định mua. Các kỹ sư súng pháo Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa pháo tự hành T-155 có tính đến kinh nghiệm chiến đấu ở Syria.
Frtna 2 có thiết kế khá hiện đại với tính năng cao và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nguồn: millisavunma.com
Chiếc xe hiện đại hóa có tên gọi Firtina-2 bắt đầu được sản xuất vào năm 2017 và so với phiên bản cơ bản, nhận được một hệ thống điều khiển hỏa lực mới, các thiết bị truyền hình và ảnh nhiệt cho chỉ huy và xạ thủ. Các phương tiện mới sẽ được trang bị các mô-đun vũ khí điều khiển từ xa, giảm đáng kể nguy cơ bị trúng đạn hoặc mảnh đạn của thành viên kíp xe bắn súng máy. Thay vì súng máy 12,7mm Browning M2 Firtina-2 có khả năng mang súng máy 12,7mm, 7,62mm và súng phóng lựu 40mm.
Phương tiện liên lạc của T-155 tương thích với các thiết bị khác của NATO, nhờ đó, kíp xe có thể nhận được chỉ định mục tiêu của bên thứ ba hoặc chuyển dữ liệu cần thiết đến các xe khác. Ngoài ra, một máy điều hòa không khí đã được lắp đặt trên pháo tự hành để hoạt động trong điều kiện khí hậu nóng, nhưng được đặt ở phía trước tháp pháo - vị trí kém tối ưu mà theo các chuyên gia, làm tăng tính dễ bị tổn thương của nó.
Bất chấp những vấn đề trên thị trường quốc tế và sự thiếu hụt đầu ra xuất khẩu, pháo tự hành T-155 Frtna 2 có thể được coi là một mẫu khá tốt trong phân khúc của nó - một thiết kế khá hiện đại với tính năng cao và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các cuộc xung đột vũ trang gần đây cho thấy, hiệu quả và khả năng sống sót của vũ khí-thiết bị không chỉ phụ thuộc vào tính năng mà còn phụ thuộc vào người sử dụng và chiến thuật sử dụng./.
Hàng nghìn người biểu tình, Thủ tướng Armenia khẳng định không từ chức Tuyên bố trên của Thủ tướng Pashinyan được đưa ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với sức ép phải từ chức sau khi cùng lãnh đạo các nước Nga và Azerbaijan ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (Ảnh: AP) Ngày 5/12, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố ông không...