Coi chừng nhiễm sởi khi mang thai
Vì phần lớn chỉ nghe nhắc nhiều đến trẻ em mắc bệnh sởi, nên nhiều người nghĩ rằng bệnh sởi không đáng ngại với người lớn. Tuy nhiên, theo bác sĩ, phụ nữ mang thai nhiễm sởi sẽ bị sẩy thai.
Người mang thai cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để được khỏe mạnh - Ảnh: Shutterstock
Trong những ngày cuối tháng 4, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM luôn có trên dưới hơn 20 bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong khi trước đó chỉ độ trên dưới 10 người lớn bị bệnh này nằm viện điều trị nội trú. Tính từ đầu năm đến nay, ở bệnh viện này tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân mắc sởi, trong đó chiếm khoảng 1/3 là người lớn. Có ngày có 91 bệnh nhân sởi nằm viện tại đây, nhưng có đến 43 ca người lớn. Bệnh xảy ra nhiều trên người lớn là một trong những yếu tố khác thường của diễn biến bệnh sởi năm nay.
Người mang thai cần đề phòng
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, mặc dù đến nay tại TP chưa có trường hợp tử vong do bệnh sởi, nhưng số mắc vẫn chưa dừng lại, bệnh này lại dễ lây lan. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (nơi tiếp nhận điều trị cho trẻ mắc sởi), cho rằng mặc dù sởi không gây tử vong nhiều như bệnh tay chân miệng, nhưng nó là bệnh rất dễ lây lan, và lây lan nhanh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi), lây qua tiếp xúc gần với người đang bệnh, lây do dính phải dịch tiết mũi họng từ người bệnh.
Nguy cơ lây bệnh xảy ra trước và sau khi phát ban sởi khoảng 4 – 5 ngày. Nếu trong nhà có người mắc sởi thì nguy cơ lây bệnh cho người khác trong gia đình là rất cao (trên dưới 80%) – nếu như các thành viên của gia đình đó chưa có miễn dịch. Với người lớn và trẻ em không có miễn dịch, không tiêm ngừa trước đó, thì nguy cơ bị lây nhiễm sởi ở trẻ em và người lớn là như nhau. Theo bác sĩ Khanh, đáng ngại là chị em phụ nữ đang mang thai, nếu họ bị lây nhiễm bệnh sởi thì có thể dẫn đến sẩy thai. Còn với người lớn nói chung thì biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra thường gặp nhất là viêm não, viêm cơ tim (với trẻ em lại khác, biến chứng gặp nhiều là viêm phổi). “Nhưng lưu ý, phụ nữ đang mang thai thì không được tiêm ngừa sởi”, bác sĩ Khanh cho biết.
Ngoài ra, trong thời điểm nắng nóng và chuyển mùa ở một số địa phương như hiện nay, rất dễ khiến người ta bị cảm mạo, cảm nắng, sốt ho, sổ mũi. Bác sĩ khuyến cáo, chị em đang mang thai, nhất là mấy tháng đầu thai kỳ cần lưu ý tránh để mắc bệnh cảm cúm; nếu bị cảm cúm, sổ mũi, ho, đau đầu thì không tự ý dùng thuốc chống lại các triệu chứng, biến chứng đó, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc sử dụng. Vì phần lớn các thuốc trị cảm cúm, và trị những triệu chứng trên thường ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chị em mang thai thời điểm này cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại bệnh do thời tiết gây ra, để không ảnh hưởng lên thai nhi.
Video đang HOT
Thanh Tùng
Theo TNO
Chữa cảm nắng, cảm nóng với hoa tầm xuân
Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.
Tầm xuân thuộc loài cây nhỏ họ quế hoa. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em...
Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.
Hoa
Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3 - 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.
- Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau
- Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.
Lá
- Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.
- Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.
Rễ
- Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15 - 30g sắc uống.
- Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.
- Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.
- Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.
- Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.
Quả
- Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.
- Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.
- Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hoà thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.
- Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.
Theo VNE
Mở rộng cẩm nang chăm sóc cho "tam giác mật" khỏe mạnh Khi chuyện chăm sóc "vùng kín" trở thành vấn đề mở, chúng ta mới khám phá ra một sự thật đáng buồn là khá nhiều chị em chưa thực sự biết cách chăm sóc khu vực này. Trước đây, việc đề cập các vấn đề liên quan đến "vùng kín" bị cho là phản cảm và vô duyên. Chị em dù có chuyện...