‘Có từ điển xào xáo vô tội vạ, sai sót kinh hoàng’
Đáng ra phải là chuẩn mực để người đọc tra cứu, song một số cuốn từ điển ngôn ngữ lại có sai sót, được xào xáo, “chế biến” thành những đầu sách khác nhau rồi đưa ra thị trường.
Mới đây, cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt ( PGS.TS Hà Quang Năng chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) có nhiều chi tiết sai chính tả. Người “nhặt sạn” cuốn từ điển này là ông Hoàng Tuấn Công (tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu). Trong vài năm qua, ông chỉ ra những sai sót của trên dưới 10 cuốn từ điển, một số cuốn trong đó đã bị thu hồi.
Ông Hoàng Tuấn Công đưa ra nhận định về từ điển ngôn ngữ hiện nay.
Một số cuốn từ điển có sai sót.
Sai sót ngô nghê
- Ông nhận định như thế nào về chất lượng sách từ điển hiện nay?
- Nhìn chung rất đáng buồn, đặc biệt là từ điển khổ nhỏ dành cho học sinh.
Năm 2014, dư luận dậy sóng bởi câu chuyện “ từ điển Vũ Chất”, được xuất bản trước 1975 với nhiều sai sót, ngô nghê. Nhiều nhà xuất bản đã liên kết tái bản với chỉ dẫn “dành cho học sinh”. Cuốn từ điển này nhanh chóng bị thu hồi.
Cũng trong dịp này, tôi phát hiện loạt từ điển dành cho học sinh khác, biên soạn theo lối xào xáo vô tội vạ, sai sót kinh hoàng, đến mức phải thu hồi, tiêu huỷ.
Tuy nhiên, các loại từ điển kém chất lượng, vẫn xuất hiện trên thị trường, phát hành công khai trong hệ thống phát hành sách toàn quốc.
Sách của hai nhóm này biên soạn phần lớn là loại từ điển “bỏ túi”, khổ nhỏ, hướng nhóm độc giả đông đảo là “học sinh, sinh viên”, giá cả rất vừa túi tiền (từ 30.000 đến 50.000 đồng/cuốn).
Video đang HOT
Trước 2017, nhóm tác giả này thường thay tên đổi họ. Có cuốn ngoài bìa ghi tác giả là “Kỳ Duyên – Đăng Khoa, Hội Ngôn ngữ học” nhưng bìa trong lại là “Ngọc Hằng – Kỳ Duyên”…
Hầu hết từ điển mà tôi điểm mặt chỉ tên đều sai sót nghiêm trọng và lặp đi lặp lại. Ví dụ những cái sai mà chúng ta có thể tìm thấy trong các cuốn sách từ điển khổ nhỏ, như: “Bói toán: Bói theo phương pháp toán học”; “giao phối (đt): Kết hôn”; “giao cấu: Nói về giống đực giống cái lấy nhau”.
Đáng chú ý, những lỗi này và nhiều lỗi nghiêm trọng khác mà chúng tôi từng nêu có trong 5 cuốn do hai “nhóm” tác giả mà chúng tôi nêu, được phát hành từ năm 2012 đến 2016. Việc sao đi chép lại khiến cái sai cứ thế được nhân lên.
Ngoài bìa sách, thường ghi những thông tin gây nhầm lẫn cho người mua, như “Ngôn ngữ Việt Nam”, “Ngôn ngữ học Việt Nam”, “Hội Ngôn ngữ học”, “Trung tâm Từ điển học”, thực tế chỉ có Trung tâm Từ điển học – Vietlex do GS Hoàng Phê sáng lập ...
Thậm chí, thay vì thông tin “Ngôn ngữ Việt Nam” lập lờ như ngoài bìa sách, có đơn vị ghi hẳn là “Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Khoa học – Xã hội – Nhân văn). Có thể nói đây là sự mạo danh, đánh lừa độc giả.
Dù từ điển nhiều sai sót, chúng tôi đã chỉ ra rất cụ thể, phần lớn loại sách này không bị thu hồi, mà vẫn được phát hành bình thường đến nay.
Tác giả Hoàng Tuấn Công. Ảnh: Fb nhân vật.
Cần cẩn trọng hơn trong biên soạn và xuất bản từ điển
- Từ điển lẽ ra là công cụ chuẩn mực giúp bạn đọc tra cứu, nhưng lại để sai sót, một số cuốn sai nghiêm trọng như trên. Ông nghĩ sao về trách nhiệm của người biên soạn?
- Phần lớn cuốn từ điển có sai sót nghiêm trọng thì tên tuổi của soạn giả chỉ là tên ảo. Nghĩa là người ta lấy bừa một vài bút danh nào đó đặt ngoài bìa sách cho lấy có, còn thực chất kẻ xáo xào, biên soạn là ai, có lẽ chỉ nhà sách mới biết. Bởi vậy, thật khó có thể đặt vấn đề lương tâm trách nhiệm của tác giả ở đây.
Cũng có một số cuốn từ điển gắn với tên tuổi học hàm học vị của ai đó, nhưng do chủ quan, trình độ hạn chế, cộng thêm chút cẩu thả, việc xảy ra sai sót có hệ thống là điều khó tránh khỏi. Tính chất sai sót ở nhiều mục từ cho thấy người biên soạn từ điển không có chuyên môn.
- Các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, có trách nhiệm gì khi đưa đến bạn đọc những cuốn sách sai sót đó?
- Lẽ dĩ nhiên, nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc để xảy ra sai sót đối với ấn phẩm mà họ cấp phép.
Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, nhà xuất bản lại đóng vai trò giống như người phán xử, nghĩa là ra quyết định thu hồi, tiêu huỷ, còn thiệt hại hay tội vạ gì thuộc về tác giả sách, hoặc đơn vị liên kết in ấn phát hành.
- Một số người cho rằng tiếng Việt có nhiều điểm chưa thống nhất, ngôn ngữ lại phong phú. Vì vậy, không ít từ điển có những lỗi sai do quan niệm mỗi vùng miền khác nhau. Ông nghĩ sao về điều này?
- Thực ra, lỗi sai của các cuốn từ điển thường không rơi vào những từ ngữ mang tính chất vùng miền. Theo tôi, đây chỉ là sự đánh tráo khái niệm của những người biên soạn từ điển. Họ lý giải, biện minh cho sự sai sót mà hầu như ai cũng nhìn thấy mà thôi.
- Theo ông, cuốn từ điển tiếng Việt nào khả tín nhất hiện nay?
- Theo tôi, cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, do GS Hoàng Phê chủ biên, và Trung tâm Từ điển học Vietlex (do GS Hoàng Phê sáng lập) kế thừa, phát huy là đáng tin cậy hơn cả.
Trên cơ sở công trình biên soạn của tập thể của Viện Ngôn ngữ, Trung tâm Từ điển học Vietlex đã nhiều lần tái bản có sửa chữa bổ sung hàng chục nghìn từ ngữ mới.
TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ... SAI CHÍNH TẢ: Các tác giả đừng quanh co nữa!
PGS-TS Hoàng Dũng đã nhận xét như thế về phản hồi của chủ biên "Từ điển chính tả tiếng Việt" đối với những lời phê bình, "nhặt sạn" lỗi trong cuốn từ điển này
Hoàng Tuấn Công viết bài phê bình cuốn "Từ điển chính tả tiếng Việt" do PGS-TS Hà Quang Năng (chủ biên) và ThS Hà Thị Quế Hương biên soạn, đăng hai kỳ trên Báo Người Lao Động (https://nld.com.vn/van-nghe/tu-dien-chinh-ta-sai-chinh-ta--20200606202046984.htm; https://nld.com.vn/van-nghe/tu-dien-chinh-ta-sai-chinh-ta-nhieu-loi-nang-den-kho-tin-20200607224718991.htm).
Người chủ biên liền có bài trả lời (https://nld.com.vn/van-nghe/tu-dien-chinh-ta-sai-chinh-ta-chu-bien-sach-noi-do-la-muc-dich-bien-soan--20200608211055253.htm).
Sau đây là mấy nhận xét của tôi về bài trả lời này.
Mục đích biên soạn
Chủ biên: "Mục đích của tôi là chỉ cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc, hiểu và giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ".
Nhận xét: Từ điển chính tả không bao giờ hướng đến mục đích "giúp cho những người biên soạn từ điển dựa vào đó để xây dựng bảng từ". Mục đích ấy lớn quá và từ điển chính tả, do chỉ tập trung vào trường hợp có thể sai chính tả, không thể đáp ứng được. Còn việc "cung cấp những từ ngữ ấy để mọi người đọc, hiểu" thì cũng không ổn: người ta tra từ điển chính tả không phải để hiểu từ, mà chỉ để biết từ ấy viết như thế nào là đúng chính tả. Thế thôi!
Nguyên tắc biên soạn
Chủ biên: "Muốn phán xét phải hiểu nguyên tắc, mục đích biên soạn của chúng tôi. Tôi không coi những cái đó là sai, vì ngay mục đích, nguyên tắc khi biên soạn cuốn sách tôi đã ghi rõ là chúng tôi cung cấp một hệ thống những từ ngữ được dùng trong tiếng Việt hiện nay, trong đó có cả những dạng chuẩn lẫn những dạng chưa chuẩn nhưng vẫn được dùng. Tôi đã tuyên bố rõ trong lời giới thiệu".
Nhận xét: Nguyên tắc biên soạn mà người chủ biên tuyên bố là không đúng. Nếu chủ trương như thế thì người biên soạn phải xác định dạng nào là chuẩn, dạng nào là chưa chuẩn như nhiều tác giả khác đã làm. Nếu không, phải đặt tên sách khác đi, chứ không thể là Từ điển chính tả được.
Xử lý chính tả cụ thể
Chủ biên: "[...] rất nhiều trường hợp có nhiều cách viết khác nhau mà không có cách nào được coi là chuẩn tuyệt đối vì không ai đủ tư cách để đứng ra đánh giá cái này đúng hơn cái kia".
Nhận xét: Quả đúng như chủ biên nói. Nhưng đó không phải là những trường hợp viết sai mà Hoàng Tuấn Công chỉ ra. Ngay chính ví dụ "xét sử" mà người chủ biên dẫn ra, đã cho thấy biện bạch của ông không thuyết phục. Ông nói: "Ví dụ "xét sử", viết S là nằm ở trong mục S, được hiểu là xem xét lại lịch sử.
Ở mục X, tôi vẫn có "xét xử" với nghĩa là xử án". Hãy tưởng tượng có người muốn viết về hoạt động của tòa án nhưng phân vân không biết viết "xét xử" thì "xử" viết S hay X, tra từ điển này thấy ghi "xét sử" thì chắc hẳn yên tâm viết theo từ điển. Nếu tác giả quả có chủ tâm đưa vào từ điển "xét sử" (rất hiếm khi dùng), phân biệt với "xét xử", thì lẽ ra phải cho ngữ cảnh để người đọc không thể nhầm lẫn. Mặt khác, người đọc có thể đặt câu hỏi (rất chính đáng): Tại sao trong trường hợp này, tác giả không ghi ở mục "xét xử" là "cv [cũng viết] xét sử") như cách xử lý của chính cuốn từ điển này đối với rất nhiều từ khác? Tương tự, là trường hợp viết CH hay TR trong "con trai".
Riêng trường hợp "quốc", người chủ biên nói: "Từ "quốc", không nhất thiết phải viết là "q", không có quyển từ điển nào viết con chim quốc mà chỉ có trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan". Nhưng từ điển của ông không dẫn thơ Bà Huyện Thanh Quan; như thế, thì mặc nhiên ông thừa nhận lời phê bình của Hoàng Tuấn Công cho "trứng quốc" (như từ điển của ông ghi) là cách viết sai.
PGS.TS Phạm Văn Tình: Gặp lỗi chính tả như ăn phải hạt sạn Từ điển là cẩm nang hướng dẫn người dùng, đòi hỏi phải chuẩn. Từ điển chính tả tiếng Việt là cẩm nang về cách viết thế nào cho đúng. Cuốn "Từ điển chính tả tiếng Việt" (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) của PGS, TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, có nhiều sai...