Cố tình lấy 0 điểm bài thi đại học để chứng tỏ bản thân “khác người”, những thí sinh này đều nhận cái kết bi đát
Vào ngày thi đại học, Trương Giảo đã viết những câu chống đối trên mỗi bài thi. Cuối cùng, anh ta bị 0 điểm tất cả các môn nhưng không hề cảm thấy hối hận.
Đối với mọi học sinh, kỳ thi đại học là một ngưỡng cửa vô cùng quan trọng, mở ra tiền đề cho công việc, sự nghiệp sau này. Chính vì vậy mà nhiều người không tiếc tiền của để đầu tư cho việc học, ôn luyện ngày đêm để giành suất vào trường đại học top đầu.
Ở Trung Quốc, kỳ thi đại học (Gaokao) lại càng khắc nghiệt hơn. Nhiều em vừa truyền nước vừa ôn bài hoặc thuê hẳn nhà riêng để học tập, tránh bị các yếu tố xung quanh xao nhãng. Nữ sinh thậm chí phải uống thuốc tránh thai để hoãn kỳ kinh nguyệt, tránh rơi vào ngày thi. Song song với những học sinh cần mẫn học tập thì lại không ít trường hợp thờ ơ hoặc ghét bỏ kỳ thi đại học.
Tại đất nước tỷ dân, từng có không ít trường hợp đi ngược lại với đám đông, cố tình bị điểm 0 để chứng tỏ bản thân khác biệt và thậm chí là để kêu gọi… bãi bỏ kỳ thi đại học. Nhìn chung, tất cả thí sinh này sau đó đều nhận phải cái kết đắng. Có người may mắn tỉnh ngộ, nhưng có người phải trả giá đắt.
Tưởng Đa Đa
14 năm trước, nữ sinh Tưởng Đa Đa (Hà Nam, Trung Quốc) vốn có thành tích học tập tốt, tuy nhiên tính cách lại nổi loạn. Trường cấp 3 mà cô theo học quản lý học sinh rất nghiêm ngặt, giáo viên chỉ quan tâm đến kết quả học tập. Điều này khiến Đa Đa chán nản và tìm đến các quyển tiểu thuyết để xua tan áp lực tâm lý. Dần dần, cô bị ám ảnh bởi viết lách.
Đa Đa viết hàng chục mẩu truyện ngắn và xao nhãng việc học tập. Trong một khoảng thời gian ngắn, nữ sinh này đã viết tới 46 quyển sách, một số được xuất bản trên tạp chí nhưng kết quả học tập ngày càng sụt giảm. Khi giáo viên khuyên Đa Đa nên tập trung vào việc học nhiều hơn thì cô gái lại “chỉ trích” giáo viên về những khuyết điểm của nền giáo dục Trung Quốc. Không được giáo viên đồng tình, Đa Đa quyết định viết những suy nghĩ lên bài thi đại học của mình.
Tưởng Đa Đa ngày ấy.
Video đang HOT
Vào ngày thi đại học năm 2006, Đa Đa đã viết một bài luận 8000 chữ trên 4 trang giấy thi với những ý kiến phê bình sự yếu kém trong cách thức giảng dạy, chỉ trích những nhược điểm của kỳ thi tuyển sinh đại học,… Cô còn cố tình dùng 2 màu mực để vi phạm quy chế thi, ngoài ra ký tên bằng bút danh thay vì tên thực.
Kết quả, Đa Đa bị điểm 0, bị cấm thi đại học vĩnh viễn và còn bị mọi người chê cười, chỉ trích. Quá áp lực, Đa Đa còn từng nghĩ đến chuyện tự tử. Giờ đây ở độ tuổi 30, cô nữ sinh ngông cuồng năm nào thực sự hối hận về việc làm của mình khi ấy.
Cô hiện tại đã kết hôn, sinh con và theo nghề nông của bố mẹ. Những cuốn sách năm xưa chẳng thể xuất bản và Đa Đa hiện đang sống một cuộc đời nghèo khó, khốn khổ. Câu chuyện của Tưởng Đa Đa được nhiều người lấy làm ví dụ tiêu cực nhằm khuyên khủ các học sinh không lặp lại sai lầm tương tự.
Bố mẹ Tưởng Đa Đa thất vọng vì quyết định dại dột của con gái.
Cát Kiến (SN 1989) sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trong kỳ thi đại học năm 2008, anh chủ đích bị điểm 0 trong bài kiểm tra bài khi điền tên và số bài kiểm tra của mình vào bài thi. Tuy nhiên các giáo viên vẫn cho nam sinh này cơ hội. Cuối cùng anh được 160 điểm. Mặc dù Cát Kiến không thực sự bị điểm 0 nhưng mục đích ban đầu của anh vẫn khiến báo chí chú ý đến và liên tục đăng tin.
Cát Kiến sau đó gặp nhiều biến cố, va vấp khi ra ngoài xã hội. Chính điều này đã khiến anh thực sự suy nghĩ lại về hành vi của mình và nhận ra chỉ có học tập mới có thể thay đổi số phận. Bằng những nỗ lực học tập phi thường, Cát Kiến đã trở lại đúng hướng và dần trở nên tiến bộ. Sau này, anh xuất bản sách về toán học, triết học và cả văn học. Ngoài ra anh còn thành lập một website nổi tiếng với lượng truy cập khủng.
Cát Kiến đã kịp tỉnh ngộ.
Trương Giảo
Trương Giảo là một trong những cái tên tai tiếng nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Nam sinh này sống ở tỉnh Thiểm Tây trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Dù nhà nghèo nhưng Trương học hành rất chăm chỉ. Do đó, thành tích học tập của anh luôn nổi bật ở trong lớp.
Tuy nhiên từ khi vào lớp 3,thành tích của Trường ngày càng thụt lùi so với bạn bè. Tâm lý của nam sinh này vì thế mà trì trệ, chán nản việc học. “Noi gương” những người cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, Trương cũng dần nảy sinh tư tưởng chống đối, muốn xóa sổ kỳ thi này.
Một tấm ảnh cũ của Trương Giảo.
Vào ngày thi đại học, Trương Giảo đã viết những câu chống đối trên mỗi bài thi. Cuối cùng, anh ta bị 0 điểm tất cả các môn nhưng không hề cảm thấy hối hận. Anh ta thậm chí còn vênh váo cho rằng mình có thể trở thành Bill Gates của Trung Quốc và đặt kế hoạch kiếm được 10 triệu tệ trong 10 năm.
Tuy nhiên Trương Giảo sau đó không trở thành triệu phú như ảo tưởng mà bắt đầu tha hóa, rơi vào con đường phạm tội. Anh ta đã làm một loạt giấy tờ giả để chiếm đoạt tài sản. Kết quả, Trương bị pháp luật trừng trị và ngồi tù để trả giá cho sai lầm của mình. Có thể nói trong những trường hợp cố tình bị điểm 0 trong kỳ thi đại học, Cát Kiến chính là người lãnh trái đắng nhất.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Trường càng nổi, "chọi" càng gắt
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm học 2020 - 2021 được dự báo sẽ căng thẳng như thi đại học. Tuy nhiên, cơ hội cho các thí sinh cũng được "mở" do nhiều thí sinh không đăng ký dự thi.
Kỳ thi vào lớp 10 hệ không chuyên tại Hà Nội được tổ chức vào ngày 17, 18/7. Ảnh minh họa: Q.A
Nhiều thí sinh không đăng ký dự thi
Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 đang bước vào giai đoạn "nóng", bởi hiện tại mới chỉ có các trường THPT chuyên các trường đại học đóng tại địa bàn Hà Nội tổ chức thi. Sự căng thẳng ở các trường chuyên năm nay tiếp tục tái diễn khi tỷ lệ "chọi" vào các lớp chuyên của trường THPT chuyên là khá lớn. Nhiều lớp chuyên có tỷ lệ "chọi" rất cao, trường chỉ có vài trăm chỉ tiêu, nhưng có hàng nghìn học sinh có học lực khá - giỏi đăng ký dự thi.
Trong khi đó, đối với các trường THPT công lập, trường THPT chuyên tại Hà Nội sẽ được tổ chức thi vào cuối tuần này. Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố số lượng học sinh đăng kí vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT. Trong đó, tổng số học sinh đăng ký dự thi (kể cả tuyển thẳng) là 88.928 thí sinh, nhưng tổng chỉ tiêu chỉ là 64.200 thí sinh. Có 88.928 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 và 85.835 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Tại một số trường THPT công lập nổi tiếng, tỷ lệ "chọi" cũng khá cao. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi sau đó, thí sinh được thay đổi nguyện vọng đăng ký.
Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho thấy, giữa chỉ tiêu và số lượng học sinh đăng kí nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 tại phần lớn các trường công lập đều diễn ra tình trạng thí sinh nhiều nhưng chỉ tiêu chỉ chiếm một phần nhỏ. Bởi thế, không ít ý kiến cho rằng, kỳ thi này luôn được đánh giá là căng thẳng, thậm chí là "căng" hơn cả thi vào đại học. Nhiều phụ huynh, học sinh lo đến mất ăn, mất ngủ trong suốt vài tháng qua. Không lo sao được bởi chênh lệch quá lớn giữa chỉ tiêu các trường công lập và tổng số học sinh tốt nghiệp THCS.
Lo lắng cho chuyện thi cử của con, chị Lê Ngọc Bích (Cầu Giấy, Hà Nội) có con dự thi vào lớp 10 năm nay cho biết: "Xem bảng công bố thí sinh dự thi vào trường con dự thi, quả thực tôi rất lo lắng. Trường nổi tiếng trong quận có tỷ lệ "chọi" cao, ở kì thi tới, con sẽ phải đạt điểm cao, nếu không sẽ khó lòng để thi đỗ vì quá nhiều em dự tuyển. Tuy năm nay số môn thi vào lớp 10 đã giảm so với năm ngoái, song tính chất của kỳ thi cũng cho thấy để có được suất học trường công lập nổi tiếng trong quận sẽ không đơn giản vì tỷ số dự thi 3 học sinh nhưng chỉ chọn 1 em đỗ".
Cơ hội nào cho các thí sinh năm nay?
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 của Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/7. Thí sinh sẽ phải hoàn thành bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút. Nhà trường, gia đình cũng như các học sinh đều lo lăng và mong "giành" được một suất vào lớp 10 công lập. Tỷ lệ tuyên sinh vào các trường THPT công lâp của Hà Nội chỉ khoảng 62%. Sô học sinh còn lại sẽ được phân luông học tại các trường nghê, trường ngoài công lập...
Chia sẻ về cơ hội của các thí sinh trong kỳ thi vào lớp 10, thầy Vũ Khắc Ngọc - Giáo viên THPT tại Hà Nội cho biết: "Kỳ thi vào lớp 10 THPT những năm qua cho thấy, áp lực thường chỉ ở các trường tốp đầu, trường chuyên, còn vào trường công lập khác không quá khó. Thậm chí, mỗi kỳ tuyển sinh còn xảy ra tình trạng nhiều trường công lập tuyển không đủ chỉ tiêu cho dù tuyển đến 2,3 đợt. Tâm lý của phụ huynh luôn muốn con vào trường tốt nhất có thể nhưng trường tốt bao giờ điểm cũng rất cao, đây là áp lực chính của kỳ thi".
Trước băn khoăn về việc thành phố Hà Nội có hơn 104.000 học sinh lớp 9 xét tốt nghiệp, nhưng tỷ lệ chỉ tiêu được tuyển vào các trường THPT công lập chỉ chiếm 62%, vậy thì số thí sinh còn lại học ở đâu, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT) Hà Nội Phạm Quốc Toản cho biết: "Toàn thành phố có gần 89.000 học sinh lớp 9 đăng ký dự thi vào lớp 10. Như vậy còn khoảng 15.000 học sinh không đăng ký dự thi, nhiều hơn 5.000 học sinh so với năm học trước. Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiến hành rà soát, thống kê về nguyện vọng học tập của những học sinh này. Theo đó, các em đã đăng ký dự tuyển vào các trường ngoài công lập, vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; số còn lại đăng ký theo học ở các trường trung cấp nghề".
Về cơ hội trúng tuyển của các thí sinh năm nay, ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, với tỷ lệ 62% số học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển vào trường THPT công lập, trong khi có gần 89.000 học sinh dự thi thì có 65.000 học sinh đỗ. Như vậy là tỷ lệ đỗ rất lớn, phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng.
Theo kế hoạch tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội, thời điểm này các trường THPT ngoài công lập bắt đầu nhận đơn đăng ký của học sinh. Học sinh có nguyện vọng dự tuyển nộp đơn trực tiếp tại trường, thời hạn đăng ký đến ngày 31/7. Sau khi nhà trường có kết quả xét tuyển, học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học từ ngày 1/8 đến ngày 15/8. Năm học 2020 - 2021, các trường THPT ngoài công lập tuyển sinh vào lớp 10 theo hai phương án xét tuyển, là nhà trường xét tuyển căn cứ vào kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức; hoặc nhà trường có thể xét tuyển học bạ cấp THCS của học sinh.
Chất lượng trường chuyên có phải chỉ ở thành tích thi quốc tế? Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng của trường chuyên với gần trăm nghìn học sinh trên cả nước không thể chỉ đong đếm vào bằng một số học sinh dự thi và giành giải quốc gia, quốc tế. Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Không chấp nhận chất lượng trường chuyên là giải thưởng...