Có thể vẫn thi THPT quốc gia nhưng xét giảm môn?
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nếu học sinh đi học trở lại chậm nhất ngày 15.6 thì vẫn có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhưng có thể xét giảm môn thi.
Thí sinh tại Đồng Tháp kiểm tra giấy tờ tùy thân trước khi vào phòng thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 – Đào Ngọc Thạch
Chiều 10.4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, cho biết Thủ tướng đã yêu cầu Bộ xem xét và chuẩn bị phương án thi THPT quốc gia phù hợp với tình hình hiện nay. Bộ đã họp bàn xây dựng các phương án.
Theo ông Độ, Bộ tính toán, nếu trong thời gian tới dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, học sinh có thể đi học trở lại vào ngày 30.5 và chậm nhất là ngày 15.6 thì chương trình học của học sinh đến ngày 15.7 vẫn hoàn thành và kết thúc năm học vào thời điểm đó cùng với việc học trực tuyến, học trên truyền hình trong thời gian nhà trường tạm đóng cửa.
Như vậy, học sinh lớp 12 vẫn có 3 tuần ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu vào ngày 11.8. Tuy nhiên, với tinh thần là sẽ giảm nhẹ nhiều nhất có thể để tổ chức thi theo đúng luật. Theo ông Độ, nếu học sinh đi học trở lại chậm hơn ngày 15.6 thì Bộ sẽ trình Quốc hội để có sự điều chỉnh phù hợp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie (Hà Nội), bình luận: “Nếu học sinh đi học trước (có thể là đến 14.6) thì từ 15.6 đến 15.7 các nhà trường có 1 tháng hoàn thành kế hoạch năm học. Tháng này chỉ lo kiểm tra các môn, thi học kỳ 2… cho đủ đầu điểm, không có thời gian dạy học nữa. Có nghĩa kiến thức, kỹ năng… của học sinh đều trông nhờ vào học online và trên truyền hình”.
Theo ông Khang, nếu vẫn giữ kỳ thi THPT quốc gia ở mốc này, Bộ cần công bố sớm đề thi chỉ gói gọn nội dung kiến thức hết học kỳ 1 của lớp 12 và số môn thi không thể giữ nguyên như năm 2019. Ngoài 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ thì bài thi tổ hợp cần giảm số môn thi, tự chọn theo năng lực và nguyện vọng xét tuyển ĐH của học sinh. Ông Khang cũng cho rằng vấn đề cần bàn thêm ở chỗ “khả năng bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2020″ có thể xảy ra. Nhưng sao phải chờ đến tình huống đóng cửa trường sau 15.6 mới tính đến? Theo vị hiệu trưởng này, Bộ chỉ nên lấy mốc thời gian là 15.5, nghĩa là nếu phải đóng cửa trường sau 15.5 thì nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Xung quanh đề xuất giảm môn thi kỳ thi THPT quốc gia, trao đổi thêm với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ tiếp thu đề nghị về giảm môn thi và sẽ có tính toán phù hợp về nội dung này trong phương án trình Chính phủ vào tuần tới. Về nội dung đề thi, ông Độ cho biết, theo đề tham khảo đã công bố thì Bộ đã giảm tải hết mức có thể nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh, phần nội dung kiến thức của học kỳ 2 sẽ chỉ ở mức nhận biết và thông hiểu; không có yêu cầu về vận dụng và vận dụng cao như ở học kỳ 1.
Tuệ Nguyễn
Bộ GD&ĐT sẽ có các kịch bản về tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2020
Dự kiến đến cuối tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra một số kịch bản về phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia phù hợp các diễn biến của tình hình dịch bệnh trong thực tế.
Trước tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp khiến học sinh chưa thể đến trường, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nếu Bộ GD&ĐT vẫn quyết tổ chức thi THPT quốc gia thì phải tổ chức kỳ thi khác với thông lệ, trong đó quan trọng nhất là đề thi.
Trước đó, trong thư kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội) đã đề xuất bỏ bớt môn thi, chỉ giữ ba môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ.
Thế nhưng, trong tình hình này, phương án xét tốt nghiệp THPT, chuyện xét vào đại học để các trường tự lo vẫn là phương án nên cân nhắc nhất. Bởi, nếu tình hình dịch bệnh vẫn chưa giảm trong thời gian ngắn, HS chưa trở lại trường, kỳ thi cũng trở nên vô nghĩa trong điều kiện thực tế đó.
Việc học trực tuyến tại các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn (ảnh minh họa)
Tại tỉnh miền núi Sơn La, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết học trực tuyến, học qua truyền hình khó đạt hiệu quả như mong muốn.
Được biết, 80% học sinh Sơn La là người dân tộc thiểu số, phần lớn phụ huynh của những học sinh này đang là lao động tại các công ty, nhà máy. Thế nên trong giai đoạn này, khi triển khai học trực tuyến, phụ huynh không có nhà, tất cả phụ thuộc vào tính tự giác trong học tập của học sinh.
Một số học sinh khác do điều kiện khó khăn, không có điện thoại thông minh, không có máy tính, không có ti vi, thậm chí điều kiện điện lưới kém, giáo viên chỉ có thể đến tận nhà giao bài tập.
Đối với những em này, ông Chiến cho rằng không thể học được kiến thức mới mà chỉ ôn tập được kiến thức đã học. Trong bối cảnh này, mong muốn của Sở là xét tốt nghiệp. Vì tổ chức thi cũng hơn 90% học sinh đỗ. Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục thì phải thi.
Vì thế ông Chiến mong muốn Bộ GD&ĐT có giải pháp cho kỳ thi THPT quốc gia 2020. Hơn nữa, với tỉnh miền núi như Sơn La, chỉ khoảng hơn 40% thí sinh dự thi THPT quốc gia có nhu cầu xét tuyển ĐH. Các trường ĐH cũng tự chủ tuyển sinh và rất nhiều trường đã xét tuyển bằng học bạ.
Liên quan đến vấn đề trên, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết rong tuần này, Bộ GD&ĐT sẽ có các cuộc họp về phương án thi THPT quốc gia và phương án tuyển sinh đại học năm 2020, dự kiến đưa ra các kịch bản tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2020 phù hợp với diễn biến của dịch bệnh.
Cụ thể, ngày 7-4, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì các vụ, cục họp về phương án thi THPT quốc gia 2020. Ngày 8-4, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc họp cùng Vụ Giáo dục Đại học họp về phương án tuyển sinh đại học năm 2020.
Sau các cuộc họp, dự kiến đến cuối tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra một số kịch bản về phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia phù hợp các diễn biến của tình hình dịch bệnh trong thực tế.
Để ứng phó với diễn biến của dịch bệnh, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT đã ra quyết định lùi thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sang tháng 8. Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 cấp THPT, tinh giản khoảng 30% nội dung chương trình, cùng với việc đẩy mạnh việc dạy học từ xa qua internet, trên truyền hình.
Hoàng Thanh
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi THPT quốc gia phù hợp Trước tình hình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 ngày 1.4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay. Dù Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi THPT quốc gia năm nay, nhưng nhiều ý kiến...