Cơ thể của con người sẽ trải qua những cảm giác như thế nào khi đi sâu vào lòng đất?
Càng đi sâu vào lòng đất, nhiệt độ và áp suất bên ngoài môi trường sẽ càng tăng lên và theo đó cơ thể con người sẽ trải qua những cảm giác khác hoàn toàn so với khi chúng ta ở trên mặt đất.
Khi đi bộ ở độ cao quá lớn có thể dẫn đến chứng say độ cao, nhưng điều gì xảy ra với những người quyết định dấn thân sâu vào bên trong Trái Đất?
Trong quá khứ, các thợ mỏ và kỹ sư cầu đường là những người thường xuyên phải đi bộ vào bên trong lòng đất, cơ thể của họ đã phải đối mặt với áp suất khí quyển gấp đôi áp suất trên bề mặt, và thiệt hại mà nó gây ra cho cơ thể đôi khi rất nghiêm trọng, thậm chí còn gây tử vong. Vậy khi đi sâu vào Trái Đất sẽ có cảm giác như thế nào?
Dù đã là thế kỷ 21 nhưng vẫn còn quá nhiều điều bí ẩn mà con người luôn mơ ước có thể khám phá.
Mỏ kim loại đất hiếm lớn nhất được biết đến ở châu Âu đã được phát hiện bởi một công ty khai thác mỏ ở Thụy Điển, gần mỏ quặng sắt Kiruna, là mỏ lớn nhất thuộc loại này. Viết cho NPR, phóng viên phụ trách các vấn đề quốc tế Jackie Northam đã giải thích cảm giác như thế nào khi thực hiện hành trình kéo dài 30 phút vào căn cứ của mỏ quặng sắt.
“Da của bạn trở nên khô hơn rõ rệt, tai bạn ù đi và thật khó để thoát khỏi cảm giác bị cô lập khi đi trên con đường tối tăm, bạn sẽ chỉ được dẫn hướng bởi tấm phản quang trên những bức tường đá xám được gia cố của đường hầm. Cuối cùng, khi bạn chạm tới đáy, ở độ sâu hơn 4.000 foot (1.219 mét) bên dưới bề mặt Trái Đất, bạn sẽ khám phá ra một khu phức hợp gồm các văn phòng được chiếu sáng rực rỡ, một quán ăn tự phục vụ và thậm chí cả một tiệm rửa xe”.
Các triệu chứng nghe có vẻ quen thuộc với bất kỳ ai đã từng đi máy bay, ngoại trừ việc đi máy bay sẽ đưa bạn lên rất cao trên bầu trời, trong khi điều này lại hướng bạn đi thẳng xuống đất.
Trong một bài báo năm 2008, các nhà khoa học mô tả mức độ sâu nhất bên dưới bề mặt Trái Đất, nơi con người có thể đặt chân đến:
Sâu nhất trong số đó là mỏ vàng Mponeng, trước đây gọi là mỏ vàng Western Deep, nằm ở Johannesburg, Nam Phi. Theo Kỷ lục Guinness Thế giới, “Vào năm 2012, độ sâu khai thác đã đạt tới 3,9 km bên dưới bề mặt, và những lần mở rộng sau đó đã dẫn đến việc đào xuống dưới mốc 4 km”.
Ở độ sâu này, những người khai thác đang phải chiến đấu với nhiệt độ tăng nhanh theo độ sâu. Các bức tường đá có nhiệt độ lên tới 60°C và độ ẩm có thể vượt quá 95 phần trăm, nhưng các biện pháp giảm thiểu như bùn đá và hệ thống thông gió đã được sử dụng để hạ nhiệt độ này xuống mức có thể chấp nhận được.
Những người xây cầu phải làm việc trong điều kiện không khí có áp suất cao để có thể đào các trầm tích ra ngoài mà không bị nước tràn vào.
Tuy nhiên nhiệt độ chỉ là một phần, một trong những thách thức lớn nhất mà con người gặp phải đi đi sâu vào lòng đất chính là áp suất cao.
Trên thực thế, đã có nhiều cái chết xảy ra trong quá trình xây dựng cầu Brooklyn ở New York, Mỹ, nhiều nạn nhân trong số đó đã mắc phải bệnh caisson hay còn gọi bới một cái tên khác là bệnh giải nén ( CKD). Có thể nhiều người sẽ nghĩ căn bệnh này chỉ xảy ra với những người thợ lặn, nhưng thực ra những trường hợp đầu tiên được chẩn đoán mắc căn bệnh này là ở những người thợ mỏ và thợ xây cầu.
Theo thông tin từ History, những cái chết bởi căn bệnh này ban đầu xảy ra ở những người thợ mỏ đô thị và công nhân xây dựng làm việc dưới lòng đất trong nhiều dự án khai quật ở thành phố New York. Khi những người công nhân đào sâu hơn, cơ thể họ sẽ trải qua các triệu chứng tồi tệ hơn bao gồm tê liệt cơ bắp, nói lắp, đau khớp và co thắt dạ dày.
Các triệu chứng suy nhược lần đầu tiên được gọi là bệnh caisson vì những người mắc phải nó đang đào bên trong những căn phòng cùng tên chìm sâu bên dưới sông Đông ( East River – một lạch nước mặn ở thành phố New York, Mỹ. Tuy có tên là “River” nhưng đây không phải là con sông theo đúng nghĩa, mà là lạch nước biển nối Vịnh Thượng New York ở phía Nam và Long Island Sound ở phía Bắc). Chúng là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng cây cầu vì trầm tích được đào ra khỏi các ống hút cho đến khi trục rỗng cuối cùng được lấp đầy bằng bê tông
Chấn thương do khí áp gây ra do di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp trong một khoảng thời gian ngắn. Vì lý do này, nó còn được gọi là bệnh giảm áp và ngày nay nó thường ảnh hưởng đến thợ lặn, phi công, phi hành gia và những người làm việc trong môi trường khí nén.
Di chuyển từ khu vực có áp suất cao, chẳng hạn như nơi có độ sâu nhất của mỏ, đến khu vực có áp suất thấp, chẳng hạn như bề mặt, có thể tạo ra bong bóng khí nitơ trong cơ thể. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khi sự thay đổi áp suất và giải phóng khí vào cơ thể diễn ra quá nhanh, nó có thể rất đau đớn và đôi khi gây tử vong.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh giải nén (CKD) bao gồm đau khớp, hủy xương, da có màu hồng cẩm thạch, đột quỵ, tê liệt, khó thở và thuyên tắc khí động mạch… Tin tốt là nếu tình trạng này được chẩn đoán sớm, nó có thể được điều trị bằng cách sử dụng buồng giảm áp. Điều này tái tạo một cách hiệu quả chuyển động chậm từ trạng thái áp suất này sang trạng thái áp suất khác.
Bí ẩn loài cây có thể hút vàng từ dưới lòng đất
Các nhà khoa học ngạc nhiên khi phát hiện loài cây này có khả năng hút vàng từ dưới lòng đất.
Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện cây bạch đàn ( Eucalyptus marginata) mọc ở trên một mỏ vàng, có khả năng hút vàng, một kim loại quý hiếm. Cụ thể, rễ của cây bạch đàn đâm sâu xuống đất vài chục mét và chúng có thể chạm được đến những hạt vàng cực nhỏ và vận chuyển chúng lên trên lá.
Trên thực tế, rễ của loài cây này có thể sâu tới 40 mét vào lòng đất để tìm kiếm nguồn nước. Trong quá trình này, rễ cây cũng có thể thu thập được một số thứ khác, chẳng hạn như vàng.
Nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp lấy mẫu thực vật để tìm kiếm khoáng chất. Họ phát hiện ra rằng lá cây bạch đàn có chứa vàng.
Các nhà nghiên cứu phát hiện cây bạch đàn có thể cung cấp manh mối về các mỏ vàng ở sâu bên dưới lòng đất. Ảnh: NatGeo
Trước đó, một nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO) công bố trên tạp chí Nature Communications vào năm 2013 về việc dùng phương pháp lấy mẫu thực vật để tìm kiếm khoáng chất. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện ra những cây có lá chứa vàng tại Úc.
Người ta thường cho rằng việc tìm thấy vàng trong các mẫu thực vật là do ô nhiễm bề mặt, không phải do cây hấp thụ vàng từ môi trường. Thế nhưng, nghiên cứu này lại cho thấy vàng có thể đi theo rễ cây bạch đàn lên trên bề mặt.
Để kiểm chứng, các nhà nghiên cứu đã tới Freddo Gold Prospect ở phía bắc Kalgoorlie, Tây Úc. Kết quả, các chuyên gia phát hiện ra rằng bên trên mỏ vàng nằm sâu ở dưới lòng đất là những cây bạch đàn lớn. Lá, cành cây và vỏ của chúng có chúa hàm lượng Au (ký hiệu hóa học của vàng) đặc biệt cao.
Những phát hiện trên cũng được phản ánh lại ở trong một thí nghiệm nhà kính. Cụ thể, các chuyên gia tiến hành trồng các cây con ở trong chậu cát trộn vàng. Quan sát từ kính hiển vi điện tử cho thấy lá của những cây này cũng chứa các hạt vàng giống như họ hàng của chúng ở môi trường tự nhiên.
Lượng vàng thu được đương nhiên có thể không phải là những cục vàng như những người thợ săn kho báu mơ ước. Tuy nhiên, phát hiện vàng trên cây bạch đàn được coi là mở ra một phương pháp mới để tìm kiếm các mỏ vàng theo cách ít gây hại cho môi trường hơn.
Minh chứng vào năm 2019, công ty Marmota đã tìm được vàng ở Nam Úc nhờ phương pháp sử dụng cây nhằm phát hiện khoáng chất ở dưới lòng đất. Công ty này đã phát hiện ra mạch vàng dày 6 mét, chứa 3,4 gram vàng mỗi tấn tại độ sâu khoảng 44 mét. Đây là một phát hiện đáng chú ý vì mỏ này nằm cách xa ít nhất 450 mét so với các mỏ vàng khác đã biết.
Trên thế giới hiện có hơn 700 loài cây bạch đàn. Bạch đàn là loài cây gỗ lớn, vỏ mềm, lá cây màu xanh và có hình lưỡi liềm. Đây là loài cây dễ trồng vì nó có thể thích nghi được với những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Cây bạch đàn được khai thác nhiều để lấy gỗ và dầu. Ngoài ra, loài cây này còn có nhiều công dụng cho sức khỏe như giảm đau, giảm căng thẳng, khả năng chống viêm, bảo vệ da...
Giải mã bí ẩn cận tử - khoa học nói gì? - Kỳ 3: Cận tử, từ đường hầm đến hiện tượng thoát xác Một tài xế xe tải (55 tuổi) phải chịu phẫu thuật bắc cầu mạch vành cấp cứu. Sau ca mổ, bệnh nhân đã kể lại với TS Bruce Greyson câu chuyện trải nghiệm cận tử rất kỳ lạ. Tuần báo The Observer (Anh) ngày 8-4-1979 đăng ảnh bìa minh họa hiện tượng thoát xác trong trải nghiệm cận kề cái chết - Ảnh:...