Có thể bạn chưa biết: Sữa chua Yakult ở Nhật Bản chỉ dành cho “người giàu” vì giá đắt gấp ba các loại khác
Còn tại Việt Nam mình, giá của sữa chua uống Yakult tương tự sản phẩm của các hãng khác. Quả là một sự thật thú vị đúng không nhỉ?
Nếu hỏi đâu là sản phẩm sữa chua uống phổ biến nhất, hẳn 90/100 người dùng tại Việt Nam đều không chần chừ khẳng định là Yakult Nhật Bản. Thậm chí nhiều người còn gọi “Yakult” thay cho từ “sữa chua uống”, vì Yakult dường như đã trở thành biểu tượng cho dòng sữa chua uống mất rồi.
Điều này cũng tương tự ở Nhật thôi. Nhưng có một sự thật thú vị có thể bạn không biết, Yakult ở Nhật đắt hơn tương đối so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Nếu bạn chưa tin, cùng khảo giá các loại sữa chua phổ biến trong một siêu thị tại Nhật Bản để xem, Yakult đắt nhiều hơn các sữa chua đến từ các thương hiệu khác như thế nào.
Một lốc Yakult 5 hộp có giá gốc 216 JPY (47000), tương đương 9.400 VND/hộp. Mỗi hộp có thể tích 65ml.
Trong khi đó, các dòng sữa chua uống cùng quy cách đóng hộp khác có giá mềm hơn nhiều.
Ví dụ như lốc sữa chua này của hãng NISSIN có giá 181JPY cho lốc tận 10 hộp, tức là chỉ khoảng 4.000VND/hộp.
Dòng sữa chua này cùng có giá rẻ hơn một nửa so với Yakult, khoảng 4.000 VND/hộp, cùng thể tích 65ml.
Loại của thương hiệu Tanpack này có giá 116 JPY (tương đương 25.000 đồng) cho vỉ 3 hộp, tầm 8.300 VND/ hộp mà trọng lượng tới 100g, vừa rẻ hơn, vừa nhiều hơn Yakult 65ml rất nhiều.
Video đang HOT
Sữa chua uống hãng White có giá 136 JPY (30.000 đồng) cho lốc 10 hộp, tức là giá chỉ khoảng 3.000 đồng/ hộp 65ml, rẻ hơn 1/3 so với Yakult.
Thu Hà (25 tuổi, Tokyo, Nhật Bản) cho biết: “Tôi thấy dân văn phòng, lao động cơ bản ít khi uống Yakult vì loại này đắt gấp đôi các dòng sữa chua uống khác. Ai mà uống Yakult thì hẳn phải “chịu chơi” lắm. Tất nhiên Yakult có danh tiếng lâu đời hơn các sản phẩm khác. Nhưng về mặt hương vị, tôi không nhận thấy có quá nhiều khác biệt. Còn nếu so sánh giữa sữa chua Nhật Bản với Việt Nam, thì sữa chua Việt Nam ngọt và béo hơn, nên ngon miệng hơn, nhưng có thể năng lượng, hàm lượng đường cao hơn so với bản Nhật Bản.”
Đọc đến đây, chắc bạn sẽ muốn ra ngay cửa hàng tiện lợi, siêu thị gần nhà mình để mua lấy ít lốc Yakult rồi bởi tại Việt Nam, giá của các Yakult gần như tương tự với các sản phẩm anh em khác.
Yakult 24.000/lốc 4 hộp, 65ml/hộp, tính ra mỗi hộp 6.000 VND.
Sữa chua uống Vinamilk Probi có giá 25.000/lốc 4 hộp, mỗi hộp 65ml.
Sữa chua uống Nutifood có giá tương tự.
Sữa chua uống Betagen Thái Lan cũng rất được yêu thích tại Việt Nam và có giá rẻ hơn những loại nêu trên – 23.000 đồng/lốc, mỗi hộp có thể tích tới 85ml.
Sau một lúc so sánh thị trường có thể nhận ra hai sự thật thú vị về món sữa chua uống:
Thứ nhất, Yakult Nhật Bản đắt hơn Yakult tại Việt Nam. Yakult tại nước mẹ Nhật Bản có giá khoảng 9.500 đồng/hộp, còn bản Việt Nam khoảng 6.000 đồng/hộp.
Thứ hai, các loại sữa chua uống khác của Nhật có giá rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Cùng một thể tích, Nhật Bản có giá khoảng 3.000 đồng/hộp trong khi các dòng sữa chua uống khác của Việt Nam vẫn quanh quẩn mức 6.000 VND/hộp.
Thế nên, nếu bạn là fan của sữa chua uống Yakult, hãy cảm thấy may mắn vì ngày ngày có thể mua uống mà không phải nhìn giá nhé.
Vải thiều Việt bay sang Nhật Bản, giá vải ở Lục Ngạn tăng theo ngày
Sau khi những lô vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên được xuất sang Nhật Bản thành công và nhận được phản hồi tốt của người tiêu dùng, giá bán lên tới trên 500.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ vải thiều ở thủ phủ vải Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng nóng lên từng ngày.
Từ khi vào vụ thu hoạch rộ đến nay, gia đình anh Hoàng Ngọc Thanh ở thôn Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn) lúc nào cũng tất bật thu hái vải từ đêm đến sáng sớm, bận tiếp những cuộc điện thoại từ khắp nơi gọi đến đặt hàng.
"Sản lượng vài thiều nhà tôi năm nay cầm chắc 7 - 8 tấn, hiện đã thu được một nửa, giá vải bình quân ký hợp đồng với doanh nghiệp là 30.000 đồng/kg" - anh Thanh cho biết.
Vườn vải nhà anh Thanh cũng nằm trong vùng được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu đi Nhật Bản với 12 hộ tham gia, đích thân anh Thanh là trưởng nhóm quản lý.
Vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường đón nhận.
.
Ngay sau khi chuyên gia Nhật Bản kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng và công nhận dây chuyền đạt chuẩn, doanh nghiệp bắt tay vào thu mua để xuất khẩu sang Nhật Bản, những nông dân trồng vải như anh Thanh vô cùng vui mừng.
"Quả vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản, lại được thị trường đón nhận, những nông dân như chúng tôi vui mừng lắm, thấy thành quả, nỗ lực của mình đã được đền đáp" - anh Thanh chia sẻ.
Nhưng điều anh Thanh vui hơn là, việc vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản đã giúp thị trường tiêu thụ vải thiều nóng hơn.
"Chỉ trong 3 ngày trở lại đây, giá vải thiều cứ tăng theo ngày, những vườn vải đẹp, giá bán lên tới 38.000 - 42.000 đồng/kg, còn trung bình đạt 32.000 - 35.000 đồng/kg. Dự đoán, chỉ chục ngày nữa, giá vải thiều có thể cán mốc mới, 55.000 - 60.000 đồng/kg" - anh Thanh cho biết.
Quan trọng hơn là, anh và nhiều nông dân trong mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu Nhật Bản không phải chịu cảnh mang vải thiều xuống chợ bán như mọi năm mà các doanh nghiệp đến tận vườn thu mua.
"Vườn vải nhà tôi đã có 5 tạ được thu mua phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản và vào các chuỗi siêu thị lớn" - anh Thanh nói.
Bao bì những sản phẩm vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Được biết, vườn vải phục vụ xuất khẩu Nhật Bản của anh Thanh và những hộ dân trong mã số vùng trồng được ngành chức năng cấp và quản lý canh tác theo quy trình GlobalGAP.
"So với canh tác theo phương pháp cũ, trồng vải theo quy trình GlobalGAP nhọc công hơn nhiều, việc sản xuất phải được ghi chép nhật ký đầy đủ, vườn luôn được dọn rác, cành lá cẩn thận, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để đúng nơi quy định, chỉ được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật do phía Nhật Bản khuyến cáo sử dụng" - anh Thanh chia sẻ.
Trong quá trình chăm sóc vải, nhiều nông dân sốt ruột khi bọ xít xuất hiện ở vườn vải, trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục phía Nhật Bản cung cấp thì bọ xít không chết.
Nhiều nông dân định mua loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn dùng như mọi năm để phun trừ nhưng đã cam kết với chính quyền xã, với Cục Bảo vệ thực vật là tuân thủ nghiêm túc quy trình nên lại kiên nhẫn đợi.
"Mã số vùng trồng của thôn Lâm có 12 hộ tham gia với diện tích trồng vải 15ha. Trồng vải theo quy trình GlobalGAP chúng tôi phải tuân thủ theo đúng quy trình Phòng NNPTNT huyện khuyến cáo, vườn phải được dọn sạch đẹp, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại đã được khuyến cáo.
Một hộp vải thiều 10 quả như thế này có giá gần 120.000 đồng.
Cũng theo anh Thanh, không có chuyện bà con nông dân tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục vì trước khi thu hoạch trái vải đều được kiểm tra kỹ, nếu phát hiện còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị loại ngay lập tức nên ai cũng làm rất cẩn thận, đúng quy trình.
Nhờ được chăm sóc theo quy trình xuất khẩu Nhật Bản nên vườn vải của anh Thanh cũng được nhiều người "chấm" để đặt mua làm quà biếu.
"Vừa có một doanh nghiệp trực tiếp gọi điện cho tôi đặt mua vài tạ để cung ứng cho siêu thị với giá rất cao. Nói chung vụ vải này lúc đầu tưởng khó khăn mà giờ thuận lợi không tưởng" - anh Thanh hồ hởi.
Được biết, vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được thị trường đón nhận. Đại diện AEON Nhật Bản đánh giá, vải thiều tươi Việt Nam thơm, ngon, hạt nhỏ, giá rất cạnh tranh.
Ngay sau khi lô vài thiều đầu tiên sang Nhật, các doanh nghiệp, siêu thị phân phối đã thu mua hết, phản hồi của khách hàng tốt, giá vải thiều tươi Việt Nam tại Nhật Bản lên đến 530.000 - 550.000 đồng/kg.
Vải thiều Việt Nam bán tại Nhật giá khủng 375.000 đồng/kg Hai lô vải đầu tiên của Công ty xuất khẩu Ameii và Công ty Chánh Thu đã được xuất khẩu sang Nhật Bản. Sáng 22-6, trao đổi với PLO, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết từ ngày 19-6 đến nay doanh nghiệp (DN) này đã xuất khẩu được hai lô...