Cơ sở mầm non bị tố hành hạ trẻ đối mặt với hình thức xử lý nào?
Liên quan tới việc cô giáo của cơ sở Mầm non Sơn Ca ở tỉnh Quảng Bình bị tố hành hạ bé trai 15 tháng tuổi, nhiều độc giả đặt câu hỏi, việc cơ sở Sơn Ca hoạt động trông giữ trẻ khi chưa được cấp phép sẽ bị xử lý thế nào?
Như đã thông tin, ngày 5.10, chị Hằng – mẹ bé C.H.P.L (15 tháng tuổi) đã chia sẻ trên Facebook cá nhân việc con trai chị bị cô giáo nhóm lớp Mầm non tư thục Sơn Ca (ở TP.Đồng Hới, Quảng Bình) trói tay chân, nhét giẻ vào mồm.
Ngay sau khi nắm được thông tin, ngày 6.10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp đến cơ sở Mầm non Sơn Ca nắm tình hình.
Bà Trần Thị Hương – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình – cho biết, sau khi kiểm tra, chiều 6.10, sở đã có văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Theo báo cáo, cơ sở Mầm non Sơn Ca hoạt động trái phép, chưa có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền. Giám đốc Sở GD-ĐT đã yêu cầu cơ sở này dừng mọi hoạt động trái phép.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật cơ sở Mầm non Sơn Ca và các giáo viên vi phạm.
Chị Hằng chia sẻ trên Facebook hình ảnh cậu con trai 15 tháng tuổi bị trói tay chân và tố các cô giáo ở cơ sở Sơn Ca là những người có hành vi nêu trên với con trai chị.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh) cho biết: Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục: “Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục mầm non”.Liên quan tới sự việc trên, nhiều độc giả đặt câu hỏi, việc cơ sở Mầm non Sơn Ca hoạt động trông giữ trẻ khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập sẽ bị xử lý thế nào? Nếu cơ quan điều tra xác định giáo viên cơ sở Sơn Ca có hành vi “hành hạ” với bé C.H.P.L thì sẽ bị xử lý ra sao?
“Theo quy định nêu trên, hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non không có giấy phép thành lập của cấp có thẩm quyền như cơ sở Sơn Ca có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 6, Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP, cơ sở giáo dục không có giấy phép còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Trả lại kinh phí đã thu cho người học và buộc giải thể cơ sở giáo dục” , luật sư Trần Tuấn Anh nói.
Về nghi vấn cô giáo của cơ sở Sơn Ca có hành vi trói tay chân, nhét giẻ vào mồm cháu P.L, luật sư Trần Tuấn Anh đánh giá, nếu cơ quan điều tra xác định các cô giáo có hành vi hành hạ cháu P.L, hành vi này diễn ra một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại) và có căn cứ xác định, hành vi nêu trên khiến sức khỏe, tinh thần của cháu P.L bị ảnh hưởng thì cô giáo có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Hành hạ người khác” theo Điều 110 Bộ luật Hình sự. Mức phạt cao nhất ở tội danh này là 3 năm tù.
Trường hợp thứ hai, nếu sau khi cơ quan công an điều tra làm rõ hành vi của nhóm cô giáo nói trên mới chỉ diễn ra một lần và cháu bé chưa bị ảnh hưởng về tinh thần hay sức khỏe thì sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự, các cô giáo có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em với mức phạt từ 5-10 triệu đồng.
Điều 110 Bộ luật Hình sự quy định Tội hành hạ người khác: 1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật. b) Đối với nhiều người. Khoản 2, Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em: 2. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em. b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em. c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần. đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Theo Dân Việt
Nhóm người "lạ mặt" bắt phóng viên xóa hình ảnh vụ bé 14 tháng tuổi bị bạo hành
Tối 6/10, trong quá trình PV Dân trí đang tác nghiệp liên quan đến vụ cháu bé 14 tháng tuổi bị bạo hành dã man tại cơ sở Mầm non Sơn Ca, một nhóm đối tượng "lạ mặt" đã yêu cầu PV không được chụp hình và xoá hết những hình ảnh vừa chụp trước cổng cơ sở này
Khoảng 20 giờ tối ngày 6/10, sau khi nhận được tin báo của người dân về việc chủ cơ sở trông nuôi dạy trẻ Mầm non Sơn Ca mời các bậc phụ huynh đến cơ sở gặp mặt để xin lỗi và "trần tình" về sự việc 3 cô nuôi bạo hành cháu Cù Hoàng Phi L., PV Dân trí đã có mặt trước cổng cơ sở này để nắm thông tin.
Thời điểm đó có rất đông người dân hiếu kỳ đến xem. PV liền lấy máy ảnh ra ghi lại hình ảnh thì một người đàn ông khoảng 27 - 30 tuổi xuất hiện và nói chụp ảnh để làm gì, không được chụp.
Cơ sở Mầm non Sơn Ca, nơi cháu Cù Hoàng Phi L. bị bạo hành dã man
Sau đó, PV không chụp ảnh nữa mà chỉ đứng đó hỏi ý kiến một số phụ huynh đang ở phía ngoài thì có một thanh niên khác, thở nồng nặc mùi rượu tiến lại, kéo PV ra ngoài và nói: "Chú đừng có chụp hình vì vụ việc công an đang điều tra". Nhưng sau khi PV hỏi anh là phụ huynh có con học tại đây phải không thì người này trả lời cụt ngủn "ừ", và cũng bảo không được chụp ảnh.
Một lúc sau, khi thấy nhóm người "lạ mặt" này không còn ở hiện trường, PV đã lấy máy ra tiếp tục chụp thì nghe tiếng phía trong cơ sở Mầm non Sơn Ca phát ra giọng một người phụ nữ: "Làm gì mà chụp hình đó, ai cho mà chụp, đang họp phụ huynh thì chụp để làm gì?".
Tiếp đó, một nhóm thanh niên 4 người (1 người trước đó đã lôi PV ra nói chuyện), nồng nặc mùi rượu, xăm trổ đầy mình bảo PV ra ngoài nói đó là "người nhà" và yêu cầu PV xoá hết những ảnh vừa chụp và một số hình ảnh liên quan mà PV đã chụp trước đó.
Khi PV đã xoá hết hình ảnh thì điểm nuôi dạy trẻ này cũng liền đóng cửa lại và nhóm đối tượng này cũng lên xe chạy về hướng Nam theo đường Hữu Nghị.
Hình ảnh cháu L., bị trói tay, chân ra phía sau gây phẫn nộ dư luận (Ảnh chụp từ clip)
Ngay trong đêm, PV Dân trí đã liên lạc qua điện thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài báo cáo việc phóng viên vừa bị một nhóm đối tượng "lạ mặt" gồm 5 người, xăm trổ đầy mình bắt xoá hết những hình ảnh vừa ghi lại được trước cổng cơ sở Mầm non Sơn Ca, nơi cháu Cù Hoàng Phi L. bị bạo hành dã man.
Sau khi nghe phóng viên tường trình, ông Hoài cam kết sẽ bảo vệ sự an toàn cho phóng viên, đồng thời chỉ đạo công an xác minh, điều tra làm rõ hành vi cản trở phóng viên tác nghiệp của nhóm người "lạ mặt" nói trên. "Riêng vụ 3 cô nuôi bạo hành cháu Cù Hoàng Phi L., tôi sẽ kiên quyết xử lý nghiêm vụ việc này. Một hành vi không thể chấp nhận được", ông Hoài khẳng định.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin 3 cô nuôi bạo hành cháu bé 14 tháng tuổi ở cơ sở Mầm non Sơn Ca, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo Sở GD&ĐT tỉnh này đóng cửa ngay cơ sở này để điều tra, làm rõ vụ việc.
Liên quan đến vụ việc, theo một nguồn tin riêng của PV Dân trí, cuối giờ chiều 6/10, gia đình cháu Cù Hoàng Phi L. đã đưa cháu lên khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Người nhà cháu L. cho biết, trước khi đưa lên thăm khám, cháu L. có biểu hiện bị sốt, quấy khóc về đêm và hoảng loạn khi gặp người lạ.
Nhóm PV
Theo Dantri
Vụ cô giáo mầm non "hỗn chiến": Hai cô giáo xin nghỉ việc Hiệu trưởng trường mầm non Mầm Xanh (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết hai cô giáo liên quan trong vụ "cô giáo mầm non hỗn chiến" đã có đơn xin nghỉ việc. Như báo điện tử Dân trí đã đưa tin, tại trường mầm non Mầm Xanh vừa qua đã xảy ra vụ xô xát giữa các giáo...