Cơ sở giáo dục đại học công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được Chính phủ trình Quốc hội sáng nay 30/5.
Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Ảnh: Quochoi.vn)
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Quốc hội một số nội dung cơ bản về dự án Luật này.
Ngoài những đánh giá tích cực qua 5 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng thì Luật đã bộc lộ những hạn chế.
Theo đó, Luật GDĐH năm 2012 mới đặt nền móng cho tự chủ đại học nhưng chưa quy định rõ về quyền tự chủ, trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ dẫn đến tự chủ đại học chưa đạt hiệu quả cao trong thực tế.
Về quản trị đại học, Hội đồng trường là thiết chế quản trị đại học quan trọng nhưng thành phần, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường chưa được quy định rõ ràng nên trên thực tế hoạt động của Hội đồng trường còn mang tính hình thức, chưa có thực quyền trong quyết định những vấn đề quan trọng của nhà trường.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, về tài chính – tài sản, một số quy định không hoàn toàn phù hợp với chủ trương thực hiện tự chủ đại học. Mức học phí chưa được tính theo cơ chế giá dịch vụ, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành, các bậc đào tạo và chất lượng của từng cơ sở đào tạo; Chưa quy định quyền liên doanh, liên kết, hình thành doanh nghiệp để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của cơ sở GDĐH.
Cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ sở GDĐH còn mang tính bình quân giữa các trường đại học công lập, chưa gắn với chất lượng và kết quả đầu ra nên chưa phát huy được tính cạnh tranh giữa các cơ sở GDĐH…
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 02 điều mới; bãi bỏ 01 điều và 01 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 05 điều; thay thế cụm từ tại 01 điều; đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, Dự thảo Luật cơ bản đã khắc phục được các bất cập hiện nay về tổ chức và quản lý đào tạo. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
Video đang HOT
Về mở ngành, theo báo cáo thẩm tra, đa số ý kiến tán thành nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 33 Dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đê nghi cân nhăc quy định cứng việc bảo đảm số lượng giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu đối với mở ngành đào tạo; đề nghị quy định rõ hơn về “giảng viên cơ hữu”, “giảng viên thỉnh giảng” và “báo cáo viên”, bảo đảm theo theo thông lê thê giơi.
Đối với thời gian đào tạo, nhiều ý kiến thành viên Ủy ban tán thành việc rút ngắn thời gian học để thống nhất và tương thích với Khung trình độ Quốc gia song đề nghị giải trình, làm rõ việc giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định thời gian đào tạo cụ thể đối với mỗi trình độ của GDĐH theo từng lĩnh vực, hình thức tổ chức đào tạo, bảo đảm tôn trọng tính tự chủ của cơ sở GDĐH.
Về tài chính, tài sản, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban cơ bản nhất trí với nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến cơ chế tài chính GDĐH như thể hiện trong Dự thảo Luật và có ý kiến về một số nội dung cụ thể về giá dịch vụ đào tạo, cơ sở GDĐH công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Các ý kiến cũng tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ và cho phép cơ sở GDĐH được tự chủ quyết định mức giá dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo Luật và do đó đề nghị cân nhắc sử dụng khái niệm học phí như quy định trong dư thao Luât sưa đôi, bô sung một số điều của Luât Giao duc.
Đồng thời, đề nghị nghiên cứu quy định rõ nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cần thiết làm căn cứ để xây dựng khung giá, mức giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện. Ngoài ra, cần quy định cơ chế giám sát, công khai, minh bach trong tai chinh đai hoc để kiểm soát việc thu phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo; quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với GDĐH khi tăng mức học phí.
Về quy định cơ sở GDĐH công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, nhiêu y kiên đê nghi lam ro quy định: “cơ sơ giáo dục đại học công lập tư bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động” tại khoản 2 Điều 66 vì tai chinh chỉ la môt nôi dung trong tư chu của cơ sơ GDĐH. Cân thiêt phải tông kêt môt cach toan diên trươc khi luât hoa cơ chê “công lâp tư chu tai chinh”; làm rõ sư khac biêt giưa trương đại học công lập tư chu tai chinh hoan toan va trương đại học tư thuc.
Bên cạnh đó, cân lam ro trach nhiêm cua Nha nươc đôi vơi hê thông GDĐH va cac cơ sơ GDĐH gồm cả loại hình công lâp và ngoai công lâp.
Theo Thoibaonganhang.vn
Đại học công lập có thể được quyết định học phí
Cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày tờ trình dự án luật Giáo dục đại học (sửa đổi) sáng 13/3. Ảnh: QH
Ngày 13/3, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo có bốn điểm mới so với luật hiện hành, bao gồm: mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học; đổi mới quản trị đại học; đổi mới quản lý đào tạo và đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học.
Nội dung tờ trình được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày cho thấy dự luật đã chuyển học phí của cơ sở giáo dục đại học sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá và Luật phí và lệ phí. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của Chính phủ, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố cho từng năm học, khóa học cùng với thông báo tuyển sinh.
Ban soạn thảo dự luật đề xuất để các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư), hoặc tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, có văn bản thông qua chủ trương của hội đồng trường. Các cơ sở này được quyết định dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách để đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Các trường cũng được quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.
Báo cáo thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết đa số ý kiến Thường trực Ủy ban tán thành việc cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định mức phí dịch vụ đào tạo. Ủy ban nhấn mạnh, đi đôi với cơ chế học phí cần quy định cơ chế kiểm soát việc thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo.
"Ngoài ra, cần quy định chính sách hỗ trợ người học để có thể tiếp cận với giáo dục bậc cao khi tăng mức học phí cũng như bổ sung văn bản hướng dẫn chi tiết về giá và mức giá dịch vụ đào tạo", ông Bình nói.
Đại học được tự chủ mở ngành
Dự luật cho phép các cơ sở giáo dục đại học được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng, như: được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định. Riêng các ngành thuộc nhóm sức khỏe, khoa học giáo dục đào tạo giáo viên, an ninh quốc phòng phải được Bộ trưởng Giáo dục ra quyết định cho phép mở ngành.
Chỉ tiêu tuyển sinh cũng được dự luật quy định rõ là phải xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất... Cơ sở giáo dục đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đề xuất nói trên được Thường trực Ủy ban Văn hoá gáo dục đồng tình với đề nghị cần quy định rõ cơ chế giám sát, bảo đảm chất lượng để cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ tuyển sinh, mở ngành theo khả năng đào tạo và nhu cầu thị trường thay vì xác định chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch tuyển sinh.
Hội đồng trường đại học công lập có 30% thành viên ngoài trường
Công tác quản trị đại học theo dự án luật được đổi mới theo hướng quy định rõ cơ chế quản trị trong trường đại học công lập tự chủ, trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (not for profit).
Đối với trường đại học công lập tự chủ, Hội đồng trường có tối thiểu 30% thành viên là nhà khoa học, quản lý, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội... ở ngoài trường. Những trường này phải có tối thiểu 25% là các giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo tiêu biểu ở các khoa, bộ môn... Các trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đào tạo nhân lực phục vụ an ninh quốc phòng theo chỉ tiêu nhà nước giao nên hội đồng trường do Thủ tướng quy định.
Đối với trường tư thục, dự luật bổ sung quy định về bộ máy quản lý theo tiêu chí chủ sở hữu, bổ sung quy định cụ thể về đại hội đồng cổ đông và ban kiểm soát là những thiết chế quản trị đại học hiện đại, vận dụng theo cơ chế quản trị doanh nghiệp.
Đối với các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, quy định cơ chế quản trị gần giống trường công lập tự chủ, phân biệt rõ với cơ chế quản trị của trường đại học tư thục khác.
Chất lượng đào tạo phải tiệm cận chuẩn quốc tế
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, dự thảo nhằm đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế. Một số khái niệm tương đồng với quốc tế và các chuẩn cho giáo dục đại học như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở đã được xây dựng làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống.
"Dự thảo luật quy định không thực hiện liên kết đào tạo đối với các ngành đào tạo bác sĩ để đảm bảo chất lượng các ngành này", Bộ trưởng Giáo dục cho hay.
Hệ thống bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được quy định rõ theo xu hướng quốc tế. Các cơ sở giáo dục đại học có quyền thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát văn bằng cho người học và quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định.
Dự luật cũng đề xuất việc phân loại, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học xây dựng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các quy định về kiểm định chất lượng được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học, trong đó tổ chức kiểm định chất lượng phải độc lập với các cơ sở giáo dục đại học.
Luật Giáo dục đại học hiện hành được thông qua năm 2012, qua 5 năm thực hiện đã bộc lộ một số bất cập. Dự án luật sửa đổi, bổ sung nếu đủ điều kiện sẽ được trình tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5-6 tới để xin ý kiến.
Theo VNE
Gỡ 'nút thắt' về tài chính cho giáo dục đại học Chuẩn bị trình Quốc hội dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chính phủ nêu yêu cầu các nội dung sửa đổi, bổ sung phải giải quyết được những vấn đề "nút thắt" nhất trong đổi mới giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình dự...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam vì bảo vệ Goo Hara khỏi yêu râu xanh nguy hiểm nhất showbiz mà bị netizen mắng chửi suốt 5 năm
Sao châu á
13:30:56 12/04/2025
Lộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXH
Sao việt
13:21:19 12/04/2025
Cây cảnh trồng hàng rào đẹp, phong thủy tốt lành lại chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
Làm đẹp
13:03:37 12/04/2025
Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff
Thế giới
13:01:16 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
Hậu trường phim
12:18:24 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 2 tiếng đã thống trị MXH, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười ngất
Phim châu á
11:32:30 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025
"Cam thường" tóm gọn Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải diện áo dài dạo phố, thái độ sau loạt drama gây chú ý
Sao thể thao
11:19:11 12/04/2025
Chân giò không luộc nữa, đem hấp mắm nhĩ giữ độ ngọt tự nhiên, thơm nức mũi
Ẩm thực
11:16:13 12/04/2025