Cô sinh viên luật chia sẻ cách làm bánh khúc tuổi thơ ăn một lần là nhớ mãi
“ Xôi lạc bánh khúc đây” là câu rao quen thuộc mỗi đêm trên các con phố Hà Nội. Vào tiết trời lạnh giá như hiện nay, nhất định phải vào bếp học ngay cách làm bánh khúc tuổi thơ khiến bao người thương nhớ.
Cách làm bánh khúc ngon có khó không?
Trao đổi với PV Gia đình và Xã hội, chị Lê Phương Anh ( Sinh viên năm cuối trường đại học Luật) chia sẻ:
“Cũng khá lâu rồi mình không được nghe đến câu rao quen thuộc của những gánh hàng xôi lạc, bánh khúc về đêm trên các con phố Hà Nội. Mỗi khi thời tiết trở lạnh, thứ mình thèm nhất lại là bánh khúc, cái thứ bánh giản dị làm từ nếp, lá khúc, đậu xanh, chút thịt mỡ ngậy. Chỉ nhắc đến đã thấy thèm rồi.
Món bánh khúc làm tại nhà cực ngon của cô sinh viên luật
Mình khá đam mê nấu ăn, phần lớn mình tự học được và cũng có những món ăn được mẹ mình dạy, mẹ mình nấu ăn cực ngon. Nhân dịp đông về, trong lòng lại man mác nhớ về câu rao quen thuộc của những gánh hàng bán bánh khúc nên mình bắt tay vào bếp làm luôn món xôi khúc tuổi thơ này. Cách làm bánh khúc cực đơn giản thôi, không hề khó như nhiều người nghĩ. Ai cũng có thể tham khảo cách làm bánh khúc đơn giản tại nhà.”
Cách làm bánh khúc tại nhà cần nguyên liệu gì?
Gạo nếp: 1kg
Đỗ xanh: 200g
Thịt ba chỉ: 200g
Lá khúc: 300g (nhà em thích nhiều lá nên cho nhiều hơn)
Bột nếp: 500g
Bột gạo tẻ: 100g
Muối, nước mắm, gia vị, dầu ăn, hành khô, hạt tiêu.
Cách làm bánh khúc đơn giản chỉ với 6 bước
Video đang HOT
Bước 1:
- Ngâm đậu xanh khoảng 4-5 tiếng đồng hồ rồi đem hấp với 1 nhúm muối cho chín.
- Gạo nếp vo sạch, ngâm nước ấm 8 tiếng rồi vớt ra rổ để ráo nước (mình thường ngâm gạo qua đêm).
Bước 2:
- Rau khúc rửa sạch, xay nhuyễn
- Lưu ý ở bước này mình chỉ cho một lượng nước vừa đủ để máy chạy được thôi chứ không đổ nhiều nhé, vì khi trộn bột cũng không cần quá nhiều nước.
Bước 3:
- Cho bột nếp trộn với bột gạo tẻ trộn chung với 1 nhúm muối và 2 thìa canh dầu ăn.
Đổ phần rau khúc đã xay nhuyễn vào và trộn đều tay.
Bánh khúc được chế biến tại nhà
- Phần bột nếp cần rất ít nước nên bạn hãy cho từng ít một, ban đầu có thể cảm giác bột rất khô và dính tay nhưng khi trộn một lúc sẽ có một khối bột dẻo mịn.
Bước 4:
- Đỗ sau khi hấp chín thì dùng chày nghiền mịn khi đỗ còn nóng.
Đỗ được nắn thành từng viên tròn
- Phần thịt ba chỉ thái đem thái mỏng, đem ướp với 1 thìa café nước mắm, thìa gia vị, hạt tiêu, hành khô băm nhỏ trong khoảng 30 phút cho thấm vị.
Bước 5:
- Bóc 1 củ hành khô, thái mỏng rồi cho vào dầu phi thơm, sau đó cho thịt vào xào săn lại thì tắt bếp (tip để phần nhân ngậy thơm là cho hành khô vào cùng nhé, rất ngon)
Lăn phần nhân vào gạo nếp
- Đem trộn tất cả đỗ vào chảo thịt cho đều rồi lấy ra nặn tròn làm phần nhân.
Bước 6:
- Ấn dẹt viên bột rồi cho nhân đậu vào giữa, dùng tay viên kín nhân lại cho tròn.
- Lăn phần bánh qua gạo nếp đã để ráo nước.
- Hấp xôi đến khi chín (hấp trong khoảng 30 phút).
Thành phẩm bánh khúc làm tại nhà đã hoàn thiện
Bánh khúc có thể ăn kèm với muối vừng hoặc giò chả. Vào mùa đông lạnh, có món bánh khúc nóng dẻo của gạo nếp, thơm bùi và ngầy ngậy của đỗ xen chút thịt mỡ thì quả là một món ăn ngon khó cưỡng. Món ăn này cũng có thể ăn vào buổi sáng hoặc tầm xế chiều.
Trên đây là bài viết về cách làm bánh khúc ngon tại nhà được chia sẻ bởi bạn Lê Phương Anh đến từ Hà Nội. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công với cách làm bánh khúc tại nhà ngay từ lần đầu tiên.
Bánh khúc phiên bản mới có gì đặc biệt mà người Hà Nội tới tấp đặt mua?
Bánh khúc với đỗ xanh quyện với lá khúc cùng thịt heo đậm vị, bọc bên ngoài là lớp xôi nóng hổi trắng ngần đã trở thành món ăn sáng hay quà chiều quen thuộc của bao người dân Thủ đô.
Vậy bánh khúc mà không có lớp xôi bên ngoài thì có gì đặc biệt mà chị em tới tấp đặt mua?
Là một người thích ăn bánh khúc truyền thống, chị Thư (ở Hà Đông - Hà Nội) khá bất ngờ khi biết đến món bánh khúc không xôi đang được rao bán trên facebook.
Sau khi mua về ăn thử, chị Thư cho biết: "Bóc lớp vỏ chuối ra, ăn bánh khúc mà cứ ngỡ như ăn bánh nếp. Về phần nhân bên trong không có nhiều khác biệt so với xôi khúc truyền thống, nhưng mình thấy bánh khúc không xôi khá lạ và là cách đổi vị khá hay".
Bánh khúc phiên bản không xôi, được gói trong lá chuối khá giống bánh nếp.
Phần nhân của bánh khúc không xôi cũng không khác biệt so với xôi khúc truyền thống, vẫn là đỗ xanh, thịt ba chỉ, hạt tiêu... nhưng lớp vỏ thì là lớp lá khúc xanh rì. Lá khúc sau khi xay nhuyễn sẽ được trộn với bột gạo nếp rồi nhồi cho đến khi dẻo mịn. Sau đó chỉ cần bọc lấy nhân đỗ là đã thành chiếc bánh khúc hoàn chỉnh.
Chị Huyền - một tiểu thương bán bánh online - chia sẻ, thay vì được bọc trong xôi rồi hấp lên, thì bánh khúc không xôi lại được gói trong lá và hấp. Cách làm này khiến cho bánh sẽ không được khô như xôi khúc. Nhiều người đã quen với xôi khúc có thể ăn bánh sẽ không quen, nhưng đổi lại bánh khúc không xôi thơm mùi lá khúc hơn, bánh dẻo và mềm như bánh nếp, khi ăn cảm giác tan chảy trong miệng, nhưng lại không hề bị ngán do có vị thanh mát của rau khúc.
Phần nhân không khác biệt so với xôi khúc, vẫn là đỗ xanh, thịt ba chỉ và hạt tiêu
"Điều đặc biệt của món ăn này đó là dễ bảo quản hơn, nên các thực khách thích vị lá khúc hay mua để tủ lạnh ăn dần. Khi ăn có thể bỏ ra cho hấp 10-15 phút là bánh sẽ mềm, nóng hổi và thơm phức. Mỗi set bánh sẽ gồm 5 chiếc và được hút chân không. Bánh khúc không xôi có thể để trong tủ lạnh khoảng 3 tháng", chị Huyền cho biết.
Thưởng thức bánh khúc không xôi khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt và cay nhẹ của tiêu.
Set bánh khúc được hút chân không có thể để tới 90 ngày.
Anh Quân (ở Long Biên - Hà Nội) cho biết: "Nếu xôi khúc chỉ ăn 1 gói là no, thì bánh khúc không xôi mình có thể ăn tới vài cái một lần mà không bị ngán. Mỗi lần đặt bánh, nhà mình thường đặt 50 cái".
Theo khảo sát trên "chợ mạng", bánh khúc không xôi chưa hấp được rao bán với giá khoảng 70.000 đồng/set (5 chiếc) và khoảng 90.000 đồng/set bánh đã hấp. Giá bánh tương đương với 1 gói xôi khúc bán trên thị trường.
Một khác biệt khác, nếu xôi khúc chỉ để được khoảng 2-3 ngày, thì bánh khúc không xôi để ngăn mát sẽ dùng được trong 5-10 ngày. Đối với loại chưa hấp, hút chân không hạn sử dụng có thể lên đến 90 ngày.
Ăn sáng ở Hà Nội Dù chỉ là một nghề giản dị như bán xôi sớm này đây, nhưng cái cách gói xôi mùa nào lá ấy, bằng lá tươi, mới thấy trong ấy là tâm hồn, là sự khác biệt không lời giữa kinh kỳ với các nơi. Món xôi được gói bằng lá tươi, mùa nào lá ấy là sự khác biệt giữa kinh kỳ với...