Cổ phiếu tập đoàn bất động sản Evergrande ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Hongkong
Cổ phiếu của của tập đoàn Evergrande đã bị ngưng giao dịch trên sàn chứng Hongkong, chỉ vài ngày sau khi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc này lần thứ hai không thể thực hiện nghĩa vụ chi trả khoản lãi trái phiếu đúng hạn.
Tòa nhà trụ sở của Evergrande tại Thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cùng bị ngưng giao dịch còn có cổ phiếu của công ty Dịch vụ bất động sản Evergrande (EPSG), một công ty con của Evergrande. Nhà điều hành sàn chứng khoán Hongkong thông báo quyết định ngừng giao dịch với hai cổ phiếu trên đây trong sáng ngày 4/10, chính thức có hiệu lực từ 9 giờ sáng cùng ngày (giờ địa phương).
Tuy nhiên, giới điều hành không nói rõ lý do ngưng giao dịch này. Evergrande cũng không phản hồi trước yêu cầu của giới báo chí, đề nghị cho biết phản ứng trước thông tin này. Chốt phiên giao dịch cuối cùng ngày 1/10, giá cổ phiếu của Evergrande được giao dịch ở mức giá 2,95 đôla Hongkong/cổ phiếu (38 xu/cổ phiếu).
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc, Evergrande đang lún sâu trong núi nợ lên đến 305 tỉ USD, tương đương với 2% tổng GDP của Trung Quốc. Đã từng xuất hiện nhiều quan ngại rằng khủng hoảng Evergrande có thể ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chính Trung Quốc và tác động đến thị trường toàn cầu. Lo ngại được giải tỏa phần nào khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cam kết bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư mua nhà của Evergrande.
Cổ phiếu của nhiều tập đoàn bất động sản lớn khác tại Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Hongkong ngay lập tức chịu tác động mạnh. Giá cổ phiếu của tập đoàn bất động sản Quảng Châu R&F rớt 7%, của Sunac China Holdings và Country Garden giảm lần lượt 8% và 4% trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 4/10.
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu, Evergrande hiện được đưa vào diện cần phải tiến hành một đợt tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Evergrande đã mất tới 82% giá trị. Cổ phiếu của EPSG giảm giá 43%. Trong khi vay nợ, phát hành trái phiếu, Evergrande ưu tiên tiếp cận các nhà đầu tư nội trước nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Nhưng rắc rối hiện nay lại đến từ khối nhà đầu tư nước ngoài. Evergrande đã hai lần không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi suất trái phiếu đúng hạn cho nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư toàn cầu đang nắm giữ trái phiếu bằng đồng USD của Evergrande đã không thể nhận được khoản chi trả lãi suất đáo hạn ngày 23/9. Khoản tiền này trị giá khoảng 83,5 triệu USD, ứng với lượng trái phiếu phát hành 2,93 tỉ USD. Kế đến là khoản lãi suất trái phiếu 45,2 triệu USD đáo hạn trong tuần trước.
Evergrande cũng sẽ phải đối diện với khoản trả lãi suất trái phiếu bằng đồng USD trị giá 162,38 triệu USD trong tháng tới. Tính tổng cộng, Evergrande đang phải gánh khoản nợ khoảng 20 tỉ USD trái phiếu phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài. Evergrande có 1 tháng (gọi là vùng xám) để thanh toán khoản lãi thay vì trả đúng ngày. Về mặt kỹ thuật, công ty sẽ chỉ bị tuyên bố vỡ nợ khi chậm thanh toán 30 ngày.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Evergrande, tập đoàn này có khoản nợ ngắn hạn phải trả lên đến 240 tỉ nhân dân tệ (37 tỉ USD) tính tới thời điểm tháng 6/2022, trong đó có tiền vay ngân hàng, tiền trả cho nhà đầu tư trong nước và trả lãi trái phiếu cho trái chủ là nhà đầu tư nước ngoài.
Bom nợ Evergrande và nỗi lo tiềm ẩn ở Việt Nam
Với khoản nợ khổng lồ hơn 300 tỷ USD, sự kiện Evergrande đang được các nhà đầu tư quan tâm: Liệu rằng vụ Evergrande sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam?
Ảnh hưởng gián tiếp
Phân tích nguy cơ sụp đổ của Evergrande, tại Talkshow "Nhìn từ vụ Evergrande đến tương lai thị trường bất động sản Việt Nam", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng, Evergrande có sụp đổ không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bất động sản Việt Nam mà có thể chỉ ảnh hưởng gián tiếp.
Trong trường hợp các nhà thầu của Evergrande, nếu đồng thời là nhà thầu cho các dự án ở Việt Nam, khi "bom nợ" Evergrande bị vỡ, thì không còn tiền để trả cho các nhà thầu. Khi đó, các nhà thầu cũng không còn tiền để cung cấp nguyên vật liệu cho Việt Nam và đây cũng là ảnh hưởng gián tiếp chứ không trực tiếp. Theo ông Hiếu, Evergrande đứng trước nguy cơ phá sản là bài học rất lớn cho các nhà kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong việc phát hành trái phiếu.
Đồng quan điểm, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế - tài chính, nhận định thị trường bất động sản Việt Nam sẽ không hề chịu tác động trước "quả bom nợ" Evergrande.
Quan điểm của các chuyên gia về bất động sản Việt Nam từ vụ Evergrande
Theo ông Hiển, cả hai nước đều có những sự "chống lưng" và những sự lo ngại về thị trường bất động sản bởi đây là một ngành tăng nóng. Việc này sẽ tạo ra sự bất hợp lý khi giá quá cao tạo ra thị trường ảo. Cách thức phát triển của các công ty bất động sản hai nước đều chủ yếu dựa trên vốn vay từ ngân hàng và vay từ trái phiếu.
Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 phát hành trái phiếu ở các công ty bất động sản rất lớn. Một điểm tương đồng với Trung Quốc nữa là Việt Nam bán nhà hình thành từ tương lai trong khi không có những quỹ đầu tư tài chính bền vững, có nguồn vốn lớn và lâu dài.
Ngoài ra, theo ông Hiển, Việt Nam không có những công ty bất động sản huy động trái phiếu quốc tế nhiều như các công ty Trung Quốc. Về huy động nội địa phải tách ra hai khoản, là huy động từ ngân hàng thương mại và huy động từ nhà đầu tư. Khi ngân hàng cho vay phải đảm bảo và Chính phủ phải giải quyết việc đó.
Theo quan sát GDP Việt Nam giai đoạn 2016-2021, tăng trưởng tín dụng thấp hơn GDP, tức là Việt Nam đã phát triển rất mạnh việc sản xuất và xuất khẩu, do đó hoạt động của nền kinh tế không còn thâm dụng vốn trong việc đầu tư bất động sản trong các năm trước. Do đó, mặc dù có những mối lo ngại về nợ của các công ty bất động sản Việt Nam, nhưng vẫn trong sự giám sát của NHNN.
Bài học từ Evergrande
Theo các chuyên gia, câu chuyện sụp đổ của Evergrande là bài học cho Việt Nam. TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đã bị rút ngắn lại, trước đây là 40% nhưng nay chỉ còn 37%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kéo tỷ lệ này xuống để các ngân hàng không dùng quá nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đây là một điều cần quan tâm. Thời gian sắp tới sẽ có lộ trình kéo xuống 30%.
Đề xuất sửa luật tháo gỡ ách tắc lớn trên thị trường bất động sản
Về vấn đề pháp lý, Việt Nam giống Trung Quốc ở điểm là cho phép các nhà kinh doanh bất động sản huy động vốn bởi người dân. Họ huy động bằng cách gọi mời các nhà đầu tư đóng tiền mặt. Hiện tại, ở Trung Quốc có hàng triệu người đang đóng cọc theo kiểu vậy và với hy vọng khi dự án hoàn thành, Evergrande sẽ giao hàng đúng tiến độ và sẽ trả tiền lại cho người dân. Do đó, rất nhiều người dân ở Trung Quốc rất lo lắng và Việt Nam cũng tương tự vậy.
"Chính vì thế, Luật sửa đổi mới đây đưa ra các quy định phải có bảo lãnh của ngân hàng. Nếu công ty bất động sản ko trả tiền cho người dân thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh sẽ trả cho người dân. Tôi không biết hiện bao nhiêu ngân hàng bảo lãnh cho các công ty bất động sản, bao nhiêu bảo lãnh được tranh chấp?" ông Hiếu băn khoăn.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo: "Bất động sản ở Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc. Các doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn từ người dân theo hình thức bán bất động sản hình thành trong tương lai và khách hàng đóng tiền theo tiến độ xây dựng. Nếu doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, các chủ nợ và khách hàng đã bỏ tiền vào dự án. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần rút ra bài học từ vụ việc này", ông Hiếu nói.
Ông Hiếu kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,... phải tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra tất cả trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản, ngăn chặn kịp thời những doanh nghiệp không có thực lực, không đủ năng lực tài chính phát hành trái phiếu. Nếu Việt Nam có một vài doanh nghiệp rơi vào tình trạng như Evergrande có thể sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền rất nguy hiểm cho cả thị trường.
'Quả bom nổ chậm' nguy hiểm hơn cả khủng hoảng Evergrande của ngành bất động sản Trung Quốc Giới phân tích cho rằng các vấn đề kinh tế của Trung Quốc còn lớn hơn nhiều cuộc khủng hoảng liên quan tới tập đoàn bất động sản Evergrande. Logo thành phố Evergrande ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images Theo tờ Foreign Policy, tuần trước, các thị trường hoảng loạn vì ngành bất động sản Trung Quốc và tập đoàn Evergrande...