Cổ phiếu ngành hàng không “giảm đau”, đồng loạt tăng trần
Hàng loạt chính sách hỗ trợ đang được tính toán cho ngành hàng không nên dù vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành tăng mạnh.
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến hàng loạt ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng. Ngành “đau” nhất vì COVID-19 có lẽ là ngành hàng không khi có tới 98% tàu bay bị ngừng hoạt động. Theo dự tính của Cục hàng không Việt Nam, số tiền thiệt hại ngành hàng không phải gánh chịu vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 có thể lên tới 65.000 tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại ở mức 30.000 tỷ như dự tính trước đó. Con số dự tính trên suy cho cùng cũng là một ước lượng để chúng ta có thể hình dung ra mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên ngành hàng không nhưng thực tế thiệt hại đến đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong và cả ngoài nước.
Để giảm đau cho ngành hàng không, hàng loạt biện pháp hỗ trợ đã được Bộ GTVT đề nghị Chính phủ như: miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 23/01 đến hết năm 2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng tuyên bố hết dịch. Nếu cân đối ngân sách gặp khó thì thực hiện chính sách giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Đồng thời, cho phép các hãng được giãn thời gian nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách. Bộ GTVT cũng đề nghị giãn, tạm hoãn nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ 23/01 đến hết năm 2020 đối với các hãng, tùy theo thời điểm khi công bố hết dịch.
Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ, khoanh nợ gốc, cơ cấu dứt điểm các khoản nợ, kéo dài thời gian vay nợ của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả trong thời gian dịch; được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển tiếp nhóm nợ, tiếp tục cho các doanh nghiệp vay vốn lưu động.
Tất cả các giải pháp hỗ trợ trên tất nhiên là sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành hàng không, cảng hàng không và các đơn vị phụ trợ ngành hàng không “bớt đau”. Vì thế, dù các hãng hàng không vẫn đang trong công cuộc dừng/giảm bay để đồng hành cùng Chính phủ chống dịch bệnh nhưng các cổ phiếu ngành hàng không đã ngay lập tức nhận được dòng tiền bắt đáy của nhà đầu tư. Cụ thể: Trong phiên hôm nay, nhóm hàng không thu hút dòng tiền khá tốt với HVN, VJC, ACV, NCS, SAS, SCS…tăng điểm, thậm chí bộ đôi HVN, VJC còn tăng trần.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, nhiều cổ phiếu ngành hàng không đã hồi phục mạnh thậm chí cá biệt có mã cổ phiếu ACV đã về mức giá trước “khủng hoảng Covid-19″.
*Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines: Là một trong những doanh nghiệp/hãng hàng không đi đầu trong việc hỗ trợ Chính phủ trong công tác phòng/chống dịch bệnh, Vietnam Airlines có đến 2000 nhân viên phải cách ly, 100 máy bay nằm không. Hãng cho biết, doanh thu giảm 50.000 tỷ và hiện toàn bộ người lao động bị giảm lương. Hãng nhận định “chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn”. Nhưng, đổi lại, sau hàng loạt chia sẻ của lãnh đạo công ty, những nỗ lực của Bộ, ban ngành trong việc tìm giải pháp giúp ngành hàng không thì cổ phiếu HVN của công ty đã bật tăng mạnh mẽ. Phiên giao dịch ngày 10/4, cổ phiếu HVN thậm chí tăng trần đưa giá cổ phiếu lên ngưỡng 22.050 đồng tương ứng hồi phục hơn 22% so với đáy. Trước đó, tác động của dịch bệnh khiến cổ phiếu HVN giảm 33%.
Video đang HOT
Cổ phiếu HVN đã “giảm đau”
Cổ phiếu VJC của Vietjet Air: Vietjet Air cũng là hãng hàng không rất tích cực trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chống dịch. Không chỉ xung phong bay những chuyến bay chở người Việt từ các vùng tâm dịch về nước, Vietjet còn giúp đỡ rất nhiều quốc gia đưa công dân của họ về nước.
Nỗ lực của Vietjet không chỉ dừng lại ở đó. Khi cổ phiếu VJC chịu áp lực bán mạnh vì tác động của dịch bệnh Covid-19, cá nhân lãnh đạo VJC là giám đốc điều hành Lưu Đức Khánh đã chi gần 20 tỷ đồng mua cổ phiếu để giúp cân đối hơn cung-cầu cổ phiếu. Mới đây nhất, Vietjet công bố sẽ khai thác trở lại các đường bay nội địa từ 16/4/2020 khi kết thúc thời gian cách ly xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Cùng với công bố này, Vietjet đã công bố hàng loạt chính sách giá vé để phù hợp với bối cảnh ngành hàng không hiện tại.
Nỗ lực của VJC ngay lập tức cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực của giới đầu tư. Dòng tiền đổ mạnh gom cổ phiếu VJC đã giúp cổ phiếu hồi phục 15% so với đáy. Trước đó, tác động của dịch Covid-19 khiến cổ phiếu VJC mất 26% giá trị.
Cổ phiếu VJC “giảm đau”
Phương Chi
Cổ phiếu hàng không giảm tăng trưởng do áp lực cạnh tranh và nCoV?
Triển vọng tăng trưởng của các mã chứng khoán trong lĩnh vực hàng không sẽ bị giới hạn do áp lực cạnh tranh gia tăng khi các hãng mới gia nhập thị trường và ảnh hưởng từ dịch cúm corona.
Thành viên mới Bamboo Airways mở đường bay thẳng Hà Nội-Praha từ ngày 29/3/2020. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Báo cáo phân tích từ Công ty chứng khoán SSI về xu hướng tăng trưởng của các mã chứng khoán thuộc nhóm hàng không cho thấy quy mô đội tàu bay nội địa của Việt Nam đạt tới 196 máy bay vào cuối năm 2019. Sang đến năm 2020, áp lực cạnh tranh trong ngành này tiếp tục gia tăng do các công ty mới gia nhập thị trường cộng thêm sự tăng trưởng về quy mô đội tàu bay của các doanh nghiệp hiện tại.
Vốn hóa cổ phiếu ngành vượt tăng trưởng của VN-Index tới 6,69%
Theo diễn biến của thị trường chứng khoán trong năm 2019, vốn hóa thị trường ngành hàng không có mức tăng 14% và cao hơn tăng trưởng VN-Index là 6,69%. Theo đó, cổ phiếu có mức tăng trưởng tốt nhất trong ngành là VJC (Vietjet) tăng 20% và mã tăng thấp nhất là HVN (Vietnam Airlines) với 6%.
Năm 2019, số lượng khách nội địa trong lĩnh vực hàng không cũng tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu du lịch trong nước phát triển. Theo báo cáo từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, khách du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt, tăng 6,5%/năm kéo theo tổng số lượng chuyến bay nội địa tăng 10%/năm, đạt 325.000 chuyến bay.
[Thách thức lớn với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% do virus nCoV]
Bên cạnh đó, quy mô của đội tàu bay của các công ty tăng lên như HVN đạt 100 máy bay, tăng 22 máy bay mới (bao gồm B787-10, A350-900 và A321neo); Vietjet cũng có đội bay lên tới 71 chiếc, tăng 9 máy bay (bao gồm A321 và A321neo). Riêng Bamboo gia nhập thị trường hồi đầu năm đóng góp 25 máy bay (bao gồm A321, A321neo và B787-9).
Chuyên gia phân tích của SSI chỉ ra một số mặt thuận lợi khác trong nhóm ngành vào năm 2019 như chi phí nhiên liệu đã giảm 7%/năm (giá nhiên liệu máy bay A1 trung bình 79,10 USD/ thùng) nhờ vào việc giá dầu thô giảm với tỷ lệ tương đương. Một điểm nhấn khác, đó là lỗ giá vốn do biến động tỷ giá đã không còn là vấn đề như trước đó. Trên thị trường, VND chỉ tăng nhẹ 0,06% so với USD vào cuối năm.
"Con số này đã thấp hơn so với các dự báo từ giới chuyên gia khi cho rằng VND có thể mất khoảng 2% giá trị so với USD. Và, điều này đã giúp cải thiện lợi nhuận của ngành trong năm qua," ông Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư của SSI cho biết.
Tăng trưởng sẽ kém tích cực trong năm 2020?
Vào thời điểm năm 2019, ba hãng hàng không mới công bố quyết định gia nhập là Bamboo, Kite Air và Viettravel. Theo đó, Bamboo triển khai vào năm 2019 và các công ty còn lại dự kiến bắt đầu vào năm 2020.
Với việc này, theo SSI, mô hình "nhị quyền" (HVN-VJC) trước đó đã thay đổi với sự góp mặt của các thành viên mới giúp thị trường nội địa nhanh chóng trở nên cạnh tranh đồng thời làm giảm thị phần, lợi suất của mỗi công ty trong ngành.
Cụ thể, Bamboo Airways đã giành thị phần nội địa từ cả HVN và VJC. Theo đó, nhóm các hãng thuộc Vietnam Airlines (HVN-JPA-VASCO) đã mất 1,2% thị phần xuống còn 54,8% (từ 56% vào cuối năm 2018), VJC mất 2,8% thị phần (từ 44% vào cuối năm 2018 xuống còn 41,2 %) trong 9 tháng của năm 2019.
Điều này dẫn tới lợi nhuận của các mã cổ phiếu cũng giảm sút theo. Cụ thể, lợi nhuận gộp của công ty mẹ VJC (không bao gồm bán quyền mua máy bay) giảm 10%/ năm và lợi nhuận gộp của HVN cũng giảm 1,5%/năm.
Dự báo xu hướng tăng trưởng của ngành trong năm 2020, ông Hoàng Việt Phương chỉ ra cả hai hãng Kite Air và Viettravel Airlines đều có kế hoạch bắt đầu chuyến bay thương mại đầu tiên từ giữa đến cuối năm 2020 và hiện họ đang chờ phê duyệt cuối cùng về Chứng chỉ khai thác máy bay (AOC).
"Trong trường hợp AOC được phê duyệt, tổng số hãng hàng không tại Việt Nam sẽ tăng từ 5 đến 7 hãng. Theo kế hoạch, 2 công ty mới sẽ bắt đầu khai thác các tuyến bay ngắn đến các thành phố nhỏ hơn so với việc tập trung vào các tuyến chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do không còn chỗ trống tại các điểm đến đó. Trong đó, Viettravel ban đầu sẽ tập trung vào phục vụ khách du lịch hiện tại của chính mình (khoảng 1 triệu khách/ năm và tăng 15% mỗi năm) bay đến các điểm du lịch ở Việt Nam và các nơi khác ở châu Á," ông Phương chia sẻ.
Về phần tăng trưởng quy mô đội bay, Vietnam Airlines đã có kế hoạch tăng đội bay lên 107 chiếc vào năm 2020 và 135 chiếc vào năm 2025; VietJet tăng lên 96 máy bay vào 2020 và 200 máy bay vào năm 2025. Như vậy, trong trường hợp kế hoạch trên được phê duyệt, kể từ năm 2020 hai công ty này sẽ đưa vào sử dụng 8 máy bay vào năm 2020 và 38 máy bay cho đến năm 2025.
Với những yếu tố trên, các chuyên gia của SSI dự báo áp lực cạnh tranh sẽ tăng thêm vào năm 2020 dẫn đến giảm sản lượng hành khách và hệ số tải cho mỗi máy bay. Mặt khác, các chuyên gia này ước tính giá nhiên liệu trung bình năm 2020 sẽ giảm khoảng 3%/năm (dựa trên giả định giá dầu thô Brent khoảng 62 USD/ thùng) nhờ đó phần nào sẽ giảm áp lực chi phí cho hàng không.
Cùng với yếu tố bất lợi về dịch bệnh virus corona chủng mới (2019-nCoV) tiếp tục lan rộng, báo cáo của SSI chỉ ra tất cả các hãng hàng không tại Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố này khi nhu cầu đi du lịch giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc.../.
Theo Hạnh Nguyễn (Vietnam )
Bộ GTVT đề xuất chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không Từ 1/4 đến nay, lượng hành khách vận chuyển hàng không chỉ bằng 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch. Hầu hết, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không, không được đưa vào khai thác. Những chuyến bay đầy ắp hàng hóa của Vietnam Airlines Lượng khách chỉ còn...