Cổ phiếu bất động sản: Không phải rẻ là ngon
Khi đầu tư cổ phiếu thì nhà đầu tư cần phải tìm hiểu tình hình tài chính, năng lực của doanh nghiệp. Nếu mua cổ phiếu chỉ vì thấy giá rẻ quá mà chẳng may rơi đúng vào doanh nghiệp tình hình tài chính xấu thì gom cổ phiếu đó không khác gì… hốt rác.
Khó khăn chỉ là ngắn hạn
Tại Hội thảo về cổ phiếu bất động sản với chủ đề “Chiến lược đầu tư thời COVID-19″ được tổ chức mới đây, ông Lê Nhị Năng, Vụ trưởng Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TPHCM cho biết, trong năm 2020, đại dịch COVID-19 là thách thức chung với nền kinh tế và thị trường bất động sản. Hầu hết doanh nghiệp bất động sản đều đang đối diện với khó khăn khi các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn, nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư…
Về lâu dài, cổ phiếu bất động sản vẫn là nhóm được các nhà đầu tư quan tâm và có tiềm năng tốt để đầu tư.
Những khó khăn của thị trường đã phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 giảm 26%, lợi nhuận giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, 20 doanh nghiệp báo lỗ, 35 doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên, ông Năng vẫn lạc quan khi cho rằng khó khăn của thị trường chỉ là ngắn hạn. Bởi hiện nay, số lượng công ty niêm yết có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD đã có 30 doanh nghiệp trên cả hai sàn, chủ yếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng và bất động sản. Riêng cổ phiếu bất động sản tính chung trên toàn thị trường thì giá trị vốn hóa lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23%.
Về lâu dài, nhu cầu mua bất động sản để ở và đầu tư vẫn còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm. Do đó, cổ phiếu bất động sản vẫn là nhóm được các nhà đầu tư quan tâm và có tiềm năng tốt để đầu tư.
“Đây là nhóm cổ phiếu có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh song vẫn có cổ phiếu giảm sâu. Vì thế, các nhà đầu tư cần sàng lọc, đãi cát tìm vàng, lựa chọn những cổ phiếu tốt để xuống tiền”, ông Năng nói.
Đồng quan điểm, ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cũng đồng quan điểm khi nói, trong số nhiều kênh đầu tư thì cần phải ưu tiên lựa chọn bất động sản, chứng khoán. Thực tế là cho dù kinh tế chịu tác động rất nhiều từ dịch COVID-19 nhưng theo số liệu thống kê trong năm 2020, số tài khoản cá nhân tăng rất mạnh, tính thanh khoản của thị trường khá cao, chỉ số VN-Index từ “đáy” vào tháng 3 đã bật tăng tốt.
Làm sao tránh cổ phiếu rác?
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, thời gian khó khăn của thị trường đã qua và sắp tới mở ra cơ hội trung và dài hạn cho nhà đầu tư chứng khoán, trong đó có cổ phiếu của nhóm ngành bất động sản. Đối với chứng khoán, dù đã phân tích và chọn lựa mã tiềm năng nhưng không phải cứ đổ tiền ra mua là có lợi nhuận. Bởi thị trường luôn có những phiên tăng giảm đan xen. Do đó, chọn cổ phiếu chiếm tỷ lệ thành công 50%-50% còn lại phải do nhà đầu tư biết tính toán thời điểm nào đề giải ngân hoặc chốt lời.
Video đang HOT
“Khi chọn cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như định hướng phát triển của doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết mà mình định đầu tư như thế nào, các sản phẩm mà họ sắp tung ra có phù hợp với đa số nhu cầu của người tiêu dùng không, doanh nghiệp đó có quỹ đất để liên tục phát triển dự án hay không, lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp tốt không, chi phí tài chính không quá cao…”, ông Phương tư vấn.
Để chọn lựa đầu tư dài hạn đối với cổ phiếu bất động sản, nhà đầu tư cần soi của để dành của doanh nghiệp.
Tương tự, ông Lại Đức Dương, Trưởng bộ phận phân tích ngành bất động sản Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định, có nhiều cơ hội cho nhà đầu tư cổ phiếu bất động sản hiện nay. Đặc biệt là cơ hội đầu tư ngắn hạn, tuy nhiên trước khi ra tiền hãy tập trung vào một số yếu tố quan trọng hàng đầu như quỹ đất sạch, pháp lý dự án… của doanh nghiệp đó. Thực tế có những cổ phiếu chỉ số tốt, định giá rẻ nhưng giá tăng hay không có thể đánh giá qua yếu tố doanh nghiệp có khai thác quỹ đất hay không.
Để chọn lựa đầu tư dài hạn đối với cổ phiếu bất động sản, nhà đầu tư cần soi của để dành của doanh nghiệp. Công ty nào có quỹ đất càng lớn, pháp lý càng rõ ràng thì doanh nghiệp đó rất tốt để đầu tư. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chỉ đưa những dự án nào có tính pháp lý đầy đủ lên báo cáo tài chính, dự án nào còn vướng thì sẽ không cập nhật. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư chỉ nhìn được một phần của bức tranh chứ chưa nhìn thấy tổng thể.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Tổng giám đốc Netland cũng nói, khi đầu tư cổ phiếu thì nhà đầu tư cần phải tìm hiểu tình hình tài chính, năng lực của doanh nghiệp. Nếu mua cổ phiếu chỉ vì thấy giá rẻ quá mà chẳng may rơi đúng vào doanh nghiệp tình hình tài chính xấu thì gom cổ phiếu đó không khác gì… hốt rác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Khang, Tổng giám đốc Công ty LDG cho rằng, với nhà đầu tư lướt sóng thì mới cần quan tâm đến những yếu tố liên quan đến định hướng phát triển của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh… Còn nhà đầu tư với xu hướng trung, dài hạn thì cứ thấy mã cổ phiếu nào dưới mệnh giá (tức là giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu) thì nên mua.
Còn ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh, Phó Tổng giám đốc Thủ Đức House phân tích, cho dù lướt sóng hay dài hạn thì rõ ràng chiến thắng không bao giờ dành cho số đông.
“Ai cũng biết đầu tư là để kiếm lợi nhuận cao hơn so với lãi suất tiền gửi nên cũng xác định rủi ro sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải cân nhắc xem năng lực tài chính của mình ra sao, tiền nhàn rỗi hay là vốn đi vay… rồi mới tiến hành đầu tư. Nếu không xác định được các bước cơ bản kể tên thì tốt nhất nên chọn kênh đầu tư khác để khỏi nhức đầu”, ông Chinh nói.
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam, viễn cảnh của ngành bất động sản cho trong thời gian tới rất là tốt, Chính phủ đang tháo gỡ chính sách cho các doanh nghiệp bất động sản, lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức hấp dẫn. Còn ở góc độ chỉ số tài chính, nhóm cổ phiếu bất động sản được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn mỗi đồng cổ tức nhận được. Theo đó, trung bình ngành trong nước có chỉ số P/E của các ngành bất động sản thấp hơn so với toàn thị trường. Cụ thể, chỉ số P/E của ngành bất động sản, TTM (11.1)/2020F (16.4)/2021F (9.8); chỉ số P/B, TTM (2.0)/2020F (3.3)/2021F (2.6).
Đầu tư cổ phiếu bất động sản cần sàng lọc "đãi cát tìm vàng"
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh, nhưng cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm sâu trong thời gian qua. Do đó, các nhà đầu tư cần sàng lọc, đãi cát tìm vàng, lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư.
Thông tin được các chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản (BĐS) nhận định trong Hội thảo thường niên cổ phiếu bất động sản lần thứ 4: "Chiến lược đầu tư thời Covid 19", do Tạp chí Thương Gia và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 18/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng - Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo
DN bất động sản niêm yết giảm doanh thu và lợi nhuận
Theo ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh - sau 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng, trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đến nay, thị trường cổ phiếu có gần 750 doanh nghiệp (DN) niêm yết và 905 DN đăng ký giao dịch với giá trị vốn hóa gần 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương 71% GDP, tăng hơn 3 lần trong vòng 5 năm qua và đã vượt kế hoạch của Chính phủ đề ra là 70% vào năm 2020.
Đáng chú ý, số lượng công ty niêm yết có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD đến nay đã có 30 DN trên cả 2 sàn HOSE và HNX, chủ yếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng, BĐS. Riêng giá trị vốn hóa cổ phiếu BĐS tính chung trên toàn thị trường lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23%. Đây là một trong những nhóm ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diễn biến chỉ số VN- Index.
Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả cùng hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động, tài chính
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản. Theo đó, đa số các DN BĐS niêm yết đang đối diện với khó khăn khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 giảm 26%, lợi nhuận giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, 20 DN báo lỗ, 35 DN suy giảm lợi nhuận. Nguyên nhân chính, do các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn khiến nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư...
Ngoài ra, các DN BĐS cũng đang đối diện khó khăn trong việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, do quy định chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các DN BĐS đã phát hành khoảng 45.600 tỷ đồng trái phiếu, tăng 292% so với cùng kỳ, chiếm 29,1% tổng khối lượng trái phiếu phát hành trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, ngay sau khi Nghị định 81 về phát hành trái phiếu DN chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020. Quy định chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, bao gồm: Dư nợ trái phiếu sắp phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu; khoảng cách giữa 2 đợt phát hành khác nhau ít nhất 6 tháng; mỗi đợt phát hành phải được thực hiện trong vòng 3 tháng... thì thị trường trái phiếu đã hạ nhiệt.
Các chuyên gia kinh tế, tài chính, BĐS thảo luận về giá trị và tiềm năng đầu tư cổ phiếu BĐS nhìn từ chiến lược của các doanh nghiệp
Tiềm năng đầu tư cổ phiếu BĐS công nghiệp
Ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam - nhìn nhận, giữa bối cảnh, tình hình thị trường hiện tại thì cổ phiếu BĐS nhà ở cần tìm hướng đi mới. Xét đến các yếu tố thuận lợi, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh nhất ASEAN. Cùng với việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị BĐS và đẩy nhanh sự liên kết các đô thị.
Ở góc độ kết quả kinh doanh, doanh thu của năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng, chỉ riêng thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng. Mặc dù, doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận của các DN BĐS vẫn có mức tăng trưởng ổn định.
Theo ông Trương Hiền Phương, cổ phiếu BĐS công nghiệp sẽ là điểm sáng thời gian tới, do có nhiều thuận lợi để lạc quan như: nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh nhất ASEAN; các DN FDI Nhật Bản, Hàn Quốc cam kết tăng cường đầu tư vào Việt Nam; làn sóng dịch chuyển sản xuất từ doanh nghiệp FDI điện tử, công nghệ ở Trung Quốc sang Đông Nam Á và BĐS khu công nghiệp sẽ là điểm đến của làn sóng này...
Giá trị vốn hoá cổ phiếu bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng
"Tỷ lệ hấp thụ ở các khu kinh tế trọng điểm rất tích cực và giá thuê mới cũng tăng tốt. Cụ thể, tính đến quý 3/2020, đất công nghiệp cho thuê tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An tăng 20-30% so với năm trước" - ông Trương Hiền Phương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam - cho hay, một điểm sáng của thị trường Việt Nam chính là BĐS công nghiệp mà lâu nay chúng ta chỉ nói đến một phần nào đó của phân khúc này mà không khắc hoạ được đầy đủ một bức tranh tổng thể.
Hiện nay, việc đầu tư quy mô lớn vào các BĐS công nghiệp ở Việt Nam không chỉ là xây dựng khu công nghiệp lớn mà còn là xây dựng các chuỗi hậu cần logistics khép kín, trong đó gồm chuỗi cung ứng (supply chain), khu công nghiệp, hậu cần kho bãi... Đặc biệt khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi.
Mặt khác, khi cán cân của nền kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ Trung Quốc đến các nước lân cận, thì Việt Nam được xem là một điểm sáng khi cơ sở hạ tầng đang từng bước được thay đổi, cùng với các thể chế chính sách đang mở rộng cánh cửa mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài... Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất lớn tham gia vào thị trường Việt Nam khi mà hệ thống vận chuyển, hệ thống chuỗi cung ứng, hệ thống cảng biển nước sâu đang chờ sẵn và cơ sở hạ tầng đang từng bước được thay đổi. "Đây cũng chính là điểm sáng của thị trường Việt Nam và nếu chúng ta làm đúng trong vòng 5 - 10 năm tới thì chúng ta sẽ được xem là một Trung Quốc 1" - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhấn mạnh.
Mặc dù thị trường BĐS đang đối diện với nhiều khó khăn, song giới phân tích cho rằng, nhóm cổ phiếu BĐS đang có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều cổ phiếu tăng mạnh, nhưng cũng có nhiều cổ phiếu đã giảm sâu trong thời gian qua. Do đó, các nhà đầu tư cần sàng lọc, đãi cát tìm vàng, lựa chọn những cổ phiếu tốt để đầu tư.
D2D và những động lực tăng trưởng mới Đại hội đồng cổ đông Công ty CP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HoSE: D2D) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cùng với sự kiện này, D2D đang triển khai nhiều dự án mới, chuẩn bị cho giai đoạn "cất cánh". Trong tháng 11/2020, D2D sẽ...