Có phải bị hen suyễn do tập thể dục?
Gần đây khi tập thể dục, tôi thấy khó thở, mệt mỏi, tức ngực,nhất là khi thay đổi thời tiết, nghỉ một lúc thì hết, rồi mới tập tiếp được. Mong bác sĩ tư vấn về tình trạng này.
Trần Kim Hà (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Để có chẩn đoán chính xác thì bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Tuy nhiên theo thư bạn mô tả thì có thể đó là tình trạng hen suyễn do tập thể dục.
Đây là một loại hen suyễn được kích hoạt bởi việc luyện tập thể dục trong một thời gian dài, hoặc gắng sức. Thậm chí ngay cả những người không bị mắc hen suyễn, cũng có thể phát triển các triệu chứng hen trong lúc tập thể dục.
Hen suyễn do tập thể dục thường gây ra hẹp đường thở từ 5-20 phút sau khi bắt đầu tập thể dục. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài phút và đạt đỉnh, hoặc xấu đi sau khi ngừng tập. Những biểu hiện phổ biến nhất của các cơn hen suyễn do tập thể dục gồm: Ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực, mệt mỏi bất thường khi tập thể dục…
Khi gặp các triệu chứng này thì bạn nên ngừng tập, thư giãn, thở nhẹ cho đến khi nhịp thở trở lại bình thường, không còn các dấu hiệu trên thì mới tập tiếp. Trường hợp bị hen suyễn khi tập thể dục thì có thể sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi tập để ngăn ngừa những triệu chứng hen suyễn khó chịu này. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải xin ý kiến và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Nếu muốn khoẻ mạnh hơn khi giao mùa hè - thu tới, đừng quên 4 nên và 2 tránh dưới đây!
Để khoẻ mạnh hơn khi thời gian giao mùa hè - thu tới, bạn cần chú ý tới các vấn đề chăm sóc sức khoẻ về dinh dưỡng, thể chất,...
Với sự thay đổi thời tiết thất thường, sáng mưa chiều nắng, khi lại nhiều sương mù giao mùa hè - thu chưa kết thúc như hiện tại thường khiến cơ thể chúng ta không kịp thích nghi dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh do suy giảm hệ miễn dịch, bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, hen suyễn,...hoặc dị ứng mùa.
Video đang HOT
Việc chăm sóc sức khoẻ khi giao mùa hè - thu diễn ra cần đặc biệt lưu ý, nhất là đối với nhóm có sức đề kháng chưa phát triển toàn diện như trẻ nhỏ, suy giảm hệ miễn dịch như người cao tuổi hay phụ nữ mang thai.
1. Nên làm gì để chăm sóc sức khoẻ khi giao mùa hè - thu?
Cần bổ sung thật nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Thực tế là, chăm sóc sức khoẻ bao gồm chăm sóc về cả thể chất và dinh dưỡng nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các bữa ăn lành mạnh và khoa học là vô cùng cần thiết để có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng (Ảnh: Internet)
Không nên bỏ bữa, cần ăn đầy đủ và đa dạng nhiều loại thực phẩm. Với trẻ nhỏ, đa dạng màu sắc thực phẩm cũng giúp giảm việc trẻ kén ăn, thúc đẩy ngon miệng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên nạp thêm vitamin C cho cơ thể để hỗ trợ sức đề kháng bằng nước cam, nước chanh,... Nếu muốn bổ sung thông qua thực phẩm chức năng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
Bụi, nấm mốc,.. là những dị nguyên hàng đầu khiến bạn bị dị ứng hay các bệnh về hô hấp trong giao mùa hè - thu. Nhất là những người có tiền sử bệnh dị ứng lại càng cần chú ý hơn trong giai đoạn này. Khi độ ẩm trong không khí cao, nấm mốc có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, theo luồng gió bí trong nhà xâm nhập vào cơ thể thông qua hít thở.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng do nấm mốc hay mạt bụi (Ảnh: Internet)
Do vậy, để chăm sóc sức khoẻ khi giao mùa hè - thu hiệu quả cần giặt giũ chăn, gối, thảm trong nhà, hút bụi, mở cửa sổ, vệ sinh máy lọc, màng lọc của các thiết bị làm sạch không khí trong nhà.
Duy trì thói quen tập luyện thể dục
Bất kể là vào mùa nào không chỉ là giao mùa hè - thu, duy trì thói quen tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, một tuần 3 lần sẽ giúp bạn có sức khoẻ dẻo dai hơn và nâng cao sức đề kháng cũng như sức bền của cơ thể chống lại bệnh tật.
Cần duy trì thói quen tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần (Ảnh: Internet)
Không chỉ vâỵ, tập thể dục đều đặn cũng giúp bạn tránh xa được nguy cơ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress do công việc hay kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính, nhất là tim mạch và xương khớp thì nên tham khảo bài tập từ các chuyên gia thể chất tránh tập luyện sai cách gây "tác dụng ngược" với sức khoẻ.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều kiên tiên quyết giúp bạn loại bỏ nguy cơ khi chẳng may tiếp xúc với virus, vi khuẩn từ các bề mặt hay tiếp xúc với người khác. Khi thời tiết giao mùa, đường hô hấp rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy bạn cần súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Súc miệng bằng nước muối 0,9% để làm sạch (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nếu như chẳng may bị dính mưa cần lau khô người, thay áo quần, tắm lại bằng nước ấm, uống trà gừng ấm để giữ nhiệt, phòng ngừa bị cảm lạnh.
Vệ sinh cá nhân còn bao gồm việc rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người, có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
2. Không nên làm gì để có một giai đoạn giao mùa hè - thu khoẻ mạnh?
Không nên thức khuya
Thức khuya không chỉ khiến trí tuệ bị sa sút, lão hoá nhanh và còn khiến tinh thần bạn mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Nhất là vào thời điểm giao mùa hè - thu, cơ thể đã rất dễ bị mệt mỏi thì càng cần có một giấc ngủ chất lượng.
Thức khuya gây nóng gan, lão hoá sớm và sa sút trí nhớ (Ảnh: Internet)
Điều này không có nghĩa là bạn nên ngủ quá nhiều. Thời tiết se se lạnh buổi sáng có thể khiến bạn khó thức dậy hơn, nhưng đừng cố ngủ nướng. Hãy rèn cho mình một chu kì sinh hoạt đều đặn, đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ.
Tập thể dục vào lúc sáng sớm
Sự chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi. Do vậy, bạn không nên tập thể dục vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn, bạn dẽ rất dễ bị cảm lạnh và ảnh hưởng tới chức năng phổi.
Đồng thời, hãy mặc nhiều lớp áo mỏng để có thể giữ ấm khi cần và bỏ bớt ra khi bạn đã vận động đủ để làm ấm cơ thể.
Nhìn chung, để chăm sóc sức khoẻ thời điểm giao mùa, bạn nên chú ý tới sự thay đổi thời tiết và độ ẩm để điều chỉnh sinh hoạt cho phù hợp.
12 năm theo đuổi gym bất chấp bệnh hen suyễn Chứng kiến một học viên thở hổn hển và ngồi bệt sau buổi tập, Nguyễn Cảnh Hội thấy lại hình ảnh mình khi mới đến với gym. Từ nhỏ, Hội đã đam mê thể hình, ước to cao, vạm vỡ song bẩm sinh bị hen suyễn nên hình thể còi cọc, yếu ớt. Căn bệnh khiến anh thường xuyên bị khó thở, thở...