Cô nữ sinh Bắc Ninh từng được 7 trường đại học lớn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
Nguyễn Thị Ngọc Mai là sinh viên năm 2 Học viện Ngoại giao Việt Nam, chuyên ngành Luật Quốc tế có bảng thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa “khủng”. Cô là cựu học sinh lớp Chuyên Văn trường Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Ninh.
Từ cô học sinh chuyên văn chuyên Bắc Ninh…
Mình bắt đầu “bén duyên” với văn chương kể từ khi vào lớp 1, với những câu văn đến giờ mình vẫn còn nhớ mãi: “Em rất yêu mùi tóc mẹ. Tóc mẹ thơm mùi nắng và ấm vị quê hương. Đó là bởi vì mẹ em thường gội đầu bằng bồ kết và lá bưởi.”
Tình yêu ấy bên trong mình, lớn hơn từng ngày qua những câu chuyện mẹ đọc trước giờ đi ngủ, qua giọng giảng êm ru trên lớp của cô, qua sự “cảm thụ văn học” mà mình viết mỗi ngày… Cô gái nhỏ ngày ấy, là mình, đã yêu văn, say văn, để “Văn chương là mối tình đầu”, để những tháng năm sau đó, khi học cấp 2, cấp 3, mình vẫn tiếp tục theo đuổi “mối tình” này, với đam mê vẹn nguyên như thế!
Văn chương đã giúp mình có cơ hội được hiểu nhiều hơn về đời, về người, về chính mình và giúp mình có cơ hội được sống nhiều cuộc đời hơn. Văn chương cũng cho mình những góc nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, để mình viết trân trọng hiện tại. Và cũng chính văn chương – những con chữ, cũng là cây cầu nối để mình được cộng tác với một số tờ báo từ khi còn học cấp 3 như: Báo Mực tím, Báo Văn học Tuổi trẻ, Báo Bắc Ninh, Báo Thanh tra Chính phủ,… ở chuyên mục Thơ – Tản văn – Xã luận, giúp cho mình có được một khoản nhuận bút ban đầu trong sự nghiệp “duyên bút mực”.
Trong những năm tháng miệt mài bên những con chữ như vậy, mình cũng may mắn giành được một số giải thưởng như: Giải Nhì Học Sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn, Giải Nhì Cuộc thi Viết văn Học trò Toàn quốc, Giải Nhì Học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ văn,… cùng việc làm Quản trị viên cho một số trang/nhóm liên quan đến Học văn và chia sẻ kiến thức về Ngữ văn cho những bạn cùng có cùng niềm đam mê với mình.
Quãng thời gian “cắp sách với trường” ấy đối với mình luôn thật đẹp, đặc biệt và khó quên. Có niềm thương của những áp lực lấp lánh, có cả thanh xuân trong mong ước mong manh. Một phần tuổi trẻ của mình, mình đã gửi lại Văn chương, và “bầu trời Chuyên Bắc Ninh” như thế!
Đến cô sinh viên ngoại giao năm 2…
Học viện Ngoại giao là lựa chọn đầu tiên và duy nhất của mình, là ước mơ của mình kể từ khi mình còn là một cô học sinh lớp 9, lớp 10. Mình vẫn luôn ngưỡng mộ phong thái của những nhà ngoại giao khi xem các bác phát biểu trên truyền hình, cùng hình ảnh của học viện “dù trường thật bé nhưng ước mơ thật to”, với chương trình học của trường và cả sự “Năng động – Sáng tạo – Tầm nhìn” mà sinh viên trường mang lại nữa!
Có đam mê của bản thân, sự ủng hộ của gia đình, thầy cô, cùng một mối duyên khi mình đạt giải Ba Cuộc thi “Luật gia Tương lai” do Bộ Tư pháp phát động, mình càng thêm chắc chắn hơn với lựa chọn ngành học hiện tại của mình: Ngành Luật Quốc tế.
Hơn 2 năm tại Học viện Ngoại giao, nếu nói về kỉ niệm thì có lẽ không thể kể hết, nhưng nếu nói về kỉ niệm đầu tiên mà mình nhớ mãi, thì có lẽ là ngày mà mình được thầy cô và các bạn trong lớp tin tưởng bầu chọn trở thành Lớp trưởng.
Một chút áp lực, một chút hy vọng, một chút tự hào, Học viện Ngoại giao đã mang đến cho mình những người thầy đáng kính, những người bạn tuyệt vời và những kí ức không thể nào phai!
Video đang HOT
Có lẽ mọi người thường nghĩ rằng sinh viên Luật thì sẽ khô khan, chỉ chăm chú bên những bộ luật, thông tư dày cộp,… nhưng việc học tập tại Khoa Luật Quốc tế – Học viện Ngoại giao đã thực sự cho mình một cái nhìn hoàn toàn khác.
Ở Khoa Luật Quốc tế, mình có cơ hội được tham gia các chương trình Truyền thông cho Khoa cũng như những chương trình kết nối giữa sinh viên và cựu sinh viên.
Bên cạnh đó, mình cũng tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để có thể có cơ hội học hỏi từ những bậc “tiền bối” đi trước, bên cạnh đó, mình luôn tin rằng, khi còn “trẻ tuổi, trẻ lòng”, chúng mình hãy cứ trải nghiệm, cứ khám phá, cứ thử,… để hiểu bản thân, để biết mình phù hợp với điều gì, để biết bản thân còn thiếu sót ở điểm nào, từ đó chúng mình sẽ dần dần khắc phục.
Hiện tại, mình đang tham gia một số CLB ở trường như: CLB MC, CLB Guitar, CLB Pháp ngữ, CLB Bạn Yêu Sách,… Ở mỗi CLB, mình đều học hỏi được rất nhiều từ các anh chị cũng như các bạn về sự nhiệt huyết trong hoạt động cũng như sự chuyên nghiệp trong công việc.
Bên cạnh đó, mình cũng luôn cố gắng cân bằng thời gian học tập – ngoại khóa, và cũng để lại một chút thời gian cho “mối tình đầu” Văn chương của bản thân nữa, bằng việc mình vẫn nhận cố vấn cho một số trang thông tin về văn học cũng như mình vẫn giữ cộng tác với một số báo mà mình có cơ hội được làm việc cùng từ cấp 3.
“Gia đình là động lực lớn nhất của mình!”
“Tuổi trẻ này, chúng ta có rất nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để trở về, đó là gia đình!” Đối với mình, hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời chính là được lớn lên trong tình thương yêu của gia đình, với những lời khuyên ân cần của ông bà, niềm tin yêu, che chở của bố mẹ và sự ủng hộ, cổ vũ vô điều kiện đến từ em gái. Đó chính là những nguồn động lực lớn lao nhất để mình cố gắng hơn nữa trên chặng đường phía trước.
Từ những câu hát ru của ông bà đến những câu chuyện bố mẹ kể, và cả những ước mơ hằng đêm tâm sự cùng em gái, mình càng vững tin hơn vào khao khát của bản thân: trở thành một công dân CAN ĐẢM và TỬ TẾ. Mình tin rằng, CAN ĐẢM và TỬ TẾ là “chìa khóa” để mở cửa hạnh phúc, dẫn lối thành công!
The Phiêu Linh project
Mang theo niềm tin và hy vọng ấy, năm 2021 này, mình tiếp tục được cùng những người bạn của mình, đồng hành cùng dự án Phiêu Linh: CAN ĐẢM thực hiện, và thực hiện một cách NHÂN VĂN – VÌ XÃ HỘI, để có thể giúp trẻ em tại Tây Nguyên có thể phần nào thấu hiểu hơn về quê hương nơi mình sinh sống, về vấn đề “Thủy điện hay Rừng?” mà tương lai, các em chính là những người trả lời cho câu hỏi ấy!
Đối với mình, Phiêu Linh… là một cái ôm. Bạn hạnh phúc, và tôi cũng vậy! Mình hy vọng rằng, tiếp nối những thành công lấp lánh tại Sa Pa 2 năm vừa qua, năm nay, dự án Phiêu Linh sẽ có thể “chạm” được đến nhiều mảnh đời hơn, và lan tỏa được đến cộng đồng nhiều hơn!
The Phiêu Linh Project và mình hy vọng rằng, vào thời gian tới, chúng mình sẽ nhận được sự quan tâm, ủng hộ và đồng hành từ bạn. Hãy chờ chúng mình tại Tây Nguyên vào mùa hè này nhé!
Một số thành tích của bản thân
1. Về Học tập:
- Giải Nhì môn Ngữ văn Kỳ thi Học sinh Giỏi Quốc gia;
- Giải Nhì Cuộc thi Viết văn Học trò Toàn quốc;
- Giải Ba Cuộc thi Luật gia Tương lai do Bộ Tư pháp phát động;
- Giải Ba Cuộc thi thơ “Nguyên Xuân”
- Giải Nhì môn Ngữ văn Kỳ thi Học sinh Giỏi cấp Tỉnh, Giải Nhất môn Ngữ văn kỳ thi Học sinh Giỏi cấp huyện nhiều năm liền;
- Cộng tác viên với một số báo: Báo Mực tím, Báo Hoa Học trò, Báo Văn học Tuổi trẻ, Báo Bắc Ninh, Báo Thanh tra Chính phủ,… ở chuyên mục Thơ – Tản văn – Xã luận;
- Được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào nhiều trường đại học hàng đầu như: Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Kiểm Sát, Đại học Luật, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Sân khấu Điện ảnh,…
2. Về Hoạt động Ngoại khóa:
- Đồng tổ chức và kêu gọi ủng hộ, quyên góp quần áo và đồ ăn khô cho các em nhỏ tại Pa Ủ, Lai Châu;
- Trưởng Ban Truyền thông Cuộc thi Âm nhạc và Vũ đạo Art’s Power, Trưởng Mảng Báo chí DAV’s Leaders – Thủ lĩnh Sinh viên Học viện Ngoại giao, Trưởng Ban Truyền thông dự án Phiêu Linh, Phó Ban Truyền thông Social Innovation Launch – Bệ phóng Ý tưởng Kiến tạo Xã hội, Nhóm trưởng một số chiến dịch Truyền thông về Tư vấn Tuyển sinh của Khoa Luật Quốc tế – Học viện Ngoại giao,…;
- Ban Tổ chức nhiều chương trình: Circle Law – Ngày hội Sinh viên, Cựu Sinh viên Khoa Luật Quốc tế, DAV Games – Đại hội Thể thao Học viện Ngoại giao, Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Ngoại giao, FDI Moot – Vietnam National Round 2020, 5 UP Contest, Workshop “Có chắc mơ là đây”…;
- Tham gia MIC – Câu lạc bộ MC, Câu lạc bộ Pháp Ngữ, Câu lạc bộ Guitar, Câu lạc bộ Sách Học viện Ngoại giao, Young Southeast Asian Leaders Initiative in Vietnam, Phụ trách Truyền thông – Nội dung cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Youth , Let’s Do It Hanoi, 9 Organization, Thế hệ xanh, CLB Tình nguyện trẻ,…;
- Sáng lập Blog “Đi,”…
Học viện Ngoại giao tăng gần gấp ba chỉ tiêu
Năm học 2021-2022, Học viện Ngoại giao tuyển 1.350 sinh viên cho 6 ngành đào tạo, tăng gần gấp ba lần so với mức 500 của năm ngoái.
Ảnh minh họa
Ngày 10/3, Học viện Ngoại giao công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. Trong 1.350 tổng chỉ tiêu, ngành Quan hệ Quốc tế lấy 350 em, kế đó là Truyền thông quốc tế 300, Kinh tế quốc tế và Ngôn ngữ Anh mỗi ngành 200, Kinh doanh quốc tế và Luật quốc tế mỗi ngành 150. So với năm ngoái, Học viện Ngoại giao tăng mạnh chỉ tiêu và mở thêm ngành Kinh doanh quốc tế.
Chỉ tiêu cụ thể của từng ngành:
Trường tuyển sinh theo ba phương thức, gồm tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chiếm 5% tổng chỉ tiêu mỗi ngành), xét tuyển thằng theo đề án riêng (25%) và xét tuyển (70%).
Với đề án riêng, Học viện Ngoại giao xét tuyển thẳng thí sinh thuộc ba nhóm. Nhóm 1, thí sinh đạt điểm trung bình tối thiểu 8 tại 3/5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12) và IELTS 7.0, DELF-B2 (hoặc các chứng chỉ tương đương) trở lên.
Tại nhóm 2, thí sinh học trường THPT chuyên hoặc trọng điểm quốc gia, đạt điểm trung bình tối thiểu 8,8 tại 5/5 học kỳ (trừ kỳ II lớp 12). Nếu học sinh có IELTS 6.5 hoặc DEFL-B1 trở lên, điểm trung bình học tập 3/5 kỳ tại bậc THPT tối thiểu 8.
Với nhóm 3, thí sinh thuộc đội tuyển dự thi Khoa học kỹ thuật quốc tế, được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, đồng thời có giấy chứng nhận đạt giải do Bộ xác nhận. Ngoài ra, các em vẫn cần đảm bảo điều kiện đạt điểm trung bình học tập từ 8 trở lên tại 3/5 kỳ học như nhóm 1.
Với phương thức xét tuyển, Học viện Ngoại giao tiếp tục chia ra bốn phương án nhỏ hơn. Thứ nhất, trường xét tuyển kết hợp học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, dự kiến chiếm 30% tổng chỉ tiêu. Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển nếu đạt điểm trung bình học tập 3/5 kỳ tối thiểu 8, có IELTS 6.0 hoặc DEFL B1 trở lên.
Thứ hai, nếu nộp học bạ, thí sinh vẫn cần đảm bảo 3/5 kỳ học đạt điểm trung bình 8 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Là học sinh trường THPT chuyên, trọng điểm quốc gia; thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh trở lên tại các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Tiếng Pháp; dự thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia tại môn phù hợp với tổ hợp xét tuyển của trường. Học viện Ngoại giao dành 8% tổng chỉ tiêu để xét học bạ.
Thứ ba, với những thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài hoặc có thời gian học THPT tại nước ngoài, Học viện Ngoại giao yêu cầu đạt IELTS 7.0, DEFL-B2 trở lên. Phương thức này lấy 2% chỉ tiêu mỗi ngành.
Thứ tư, trường xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, dành 30% tổng chỉ tiêu.
Trường chấp nhận các tổ hợp gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp).
Sau khi trúng tuyển, thí sinh được đăng ký tham gia chương trình đào tạo chất lượng cao. Trừ ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh trúng tuyển các ngành còn lại sẽ được chọn học một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Năm 2020, Học viện Ngoại giao lấy điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 từ 25,6 đến 34,75. Ngôn ngữ Anh là ngành duy nhất nhân đôi môn ngoại ngữ, lấy điểm chuẩn thang 40. Với 34,75 điểm, thí sinh phải đạt trung bình mỗi môn 8,69.
Các ngành còn lại lấy điểm thang 30, cao nhất là tổ hợp A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh) và D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) của nghàn Truyền thông quốc tế với 27 điểm, tức 9 điểm mỗi môn. Điểm chuẩn của các tổ hợp và ngành khác 25,6-26,7.
Điểm chuẩn xét học bạ của Học viện Ngoại giao năm 2020 Học viện Ngoại giao vừa công bố mức điểm chuẩn đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển vào đại học hệ chính quy theo phương thức kết hợp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và Kết quả học tập THPT năm 2020. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn. Năm 2020, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu cho 5 ngành...