Có nên đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt?
Mùa du lịch là mùa nhiều chị em nghĩ đến đình chỉ chu kỳ đèn đỏ để có thể thoải mái tắm biển, chơi thoả thích.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp gặp rắc rối lớn.
Ảnh minh hoạ.
Rong kinh sau khi đình chỉ chu kỳ kinh nguyệt
Chị Trần Thị Hằng trú tại Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội nhăn nhó vì chu kỳ kinh nguyệt của chị đã kéo dài 2 tuần nay. Đây là một điều bất thường vì từ khi bắt đầu dậy thì, chị Hằng chưa bao giờ bị như thế. Khi sinh con, sản dịch cũng không nhiều như vậy.
Chị Hằng cho biết cách đây 1 tháng gia đình chị tổ chức đi du lịch ở Đà Nẵng 5 ngày. Vì áng trước dịp nghỉ mát đó trùng vào chu kỳ kinh nguyệt của mình nên chị Hằng tìm cách đình chỉ chu kỳ cho chậm hơn.
Chị lên mạng tìm kiếm, người ta chia sẻ việc dùng thuốc tránh thai để làm chậm ngày đèn đỏ lại. Chị Hằng đã ra hiệu thuốc mua thuốc, được nhân viên nhà thuốc bán cho một vì thuốc đình chỉ kinh nguyệt tạm thời.
Theo như lời hướng dẫn chị uống đều đặn hàng ngày đúng giờ đến khi chị muốn chu kỳ bắt đầu thì dừng thuốc. Về nhà, chị đều đặn uống thuốc như hướng dẫn. Sau hơn 2 tuần, chị Hằng ngưng sử dụng thuốc. Kết quả, sau 3 ngày chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và đến nay đã hơn 2 tuần vẫn bị rong kinh.
Sốt ruột, chị Hằng đã tìm đến bác sĩ sản khoa để khám. Bác sĩ cho biết bị chị rối loạn nội tiết, rong kinh do lạm dụng thuốc tránh thai.
Trường hợp của Nguyễn Thị Loan trú tại Định Công, Hà Nội cũng tương tự. Loan chưa lập gia đình, chưa từng quan hệ tình dục nhưng vì muốn trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp nghỉ mát ở công ty nên cô đã uống thuốc tránh thai từ 2 tuần. Mỗi ngày Loan uống 2 viên để mong chắc chắn ngày đó không đến.
Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ Loan bắt đầu thấy lo lắng khi chu kỳ đèn đỏ hơn 1 tháng chưa thấy trở lại. Da mặt thì sạm hơn và nhờn nhờn rất khó chịu. Loan kể khi sử dụng thuốc tránh thai cô thấy người mệt, chóng mặt nhưng nghĩ do tác dụng của thuốc nên cô vẫn kiên trì uống. Bác sĩ khám cho biết Loan bị rối loạn nội tiết tố vì lạm dụng thuốc tránh thai để đình chỉ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Có nên đình chỉ kinh nguyệt?
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung cho biết mùa hè nhiều chị em gặp rắc rối ở ‘cô bé’ vì là mùa nghỉ lễ, đi bơi nhiều. Với chị em việc đến ngày đèn đỏ không chỉ khiến họ gặp rắc rối khi đi vui chơi, không được bơi lội mà không ít chị em hay bị đau bụng trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế họ nghĩ ra cách đình chỉ tạm thời chu kỳ kinh nguyệt.
Việc đình chỉ kinh nguyệt, bác sĩ Dung cho biết, trong trường hợp bất khả kháng, chị em có thể tạm đình chỉ bằng cách sử dụng thuốc tránh thai nhưng chỉ cần uống thuốc tránh thai trước 3 ngày của chu kỳ. Không nên uống quá lâu, quá nhiều.
Tác dụng hay gặp khi đình chỉ kinh nguyệt bằng thuốc như rong huyết, giảm khẩu vị, buồn nôn, nhức đầu, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục, viêm âm đạo, xuất tiết ở âm đạo, viêm đường tiết niệu, thay đổi về lượng kinh, đau ngực, có vấn đề ở da.
Có những chị em bị rong kinh, viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn nội tiết vì sử dụng thuốc tránh thai đình chỉ kinh nguyệt không đúng cách.
Với phụ nữ, bác sĩ Dung khuyến cáo nếu chưa bao giờ dùng viên thuốc tránh thai, bạn cần biết mình có đủ tiêu chuẩn sức khỏe để dùng hay không (vì thuốc chống chỉ định dùng khi bị bệnh nghẽn tắc tĩnh mạch, bệnh mạch máu não hay mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, nhức đầu, nghi ngờ ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường).
Với những người đang dùng thuốc tránh thai cũng cần xem xét kỹ có bị những khó chịu nặng do kinh nguyệt gây ra đến mức phải đình chỉ kinh nguyệt tạm thời hoặc lâu dài hay không (như hội chứng tiền kinh, đau bụng kinh nặng hay bị lạc nội mạc tử cung). Còn tốt nhất nên để chu kỳ phụ nữ được tự nhiên.
Theo Phương Thuý/Infonet.vn
Chớ coi thường 5 dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt
Với nhiều người, những dấu hiệu thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt thường không nhận được nhiều chú ý và bị bỏ qua.
Tuy vậy, theo các chuyên gia y khoa, những dấu hiệu này đều có khả năng báo hiệu những rắc rối lớn về sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia càng sớm càng tốt.
Dưới đây là 5 thời điểm chu kỳ kinh nguyệt của bạn cảnh báo những vấn đề sức khỏe không nên bỏ qua:
Chảy nhiều máu
Cần tới sự trợ giúp của những loại băng vệ sinh 'siêu thấm' hay phải thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ của bạn.
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, chuyên viên Y khoa tại Đại học Yale (Mỹ) cho biết, nếu tần suất thay băng lên đến mỗi giờ một lần thì đã đến lúc bạn nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Theo Tiến sĩ Minkin, những rắc rối không chỉ nằm ở rối loạn chức năng phần phụ mà nghiêm trọng hơn, các triệu chứng này còn dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều.
Đây là điều nguy hiểm bởi mất máu gây ra các hiện tượng đi kèm như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí choáng váng. Các chuyên gia y tế sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm về nồng độ máu để xác định liệu có cần bổ sung thêm sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày hay không.
Thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)
Cơn đau nghiêm trọng
Một trong những dấu hiệu mà bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia ngay đó là khi gặp những cơn đau bất thường và nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc.
Tiến sĩ Minkin cho hay, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt là hoạt chất prostaglandin. Thông thường, các loại thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt đều có khả năng ngăn chặn việc sản sinh loại chất này.
Do vậy, nếu những cơn đau không thuyên giảm khi bạn dùng thuốc, hãy chú ý bởi prostaglandin không phải thủ phạm cho những cơn đau này. Bạn có thể đang hứng chịu những rắc rối từ hiện tượng lạc nội mạc tử cung. Bệnh đòi hỏi điều trị bằng những loại thuốc đặc trị với hàm lượng cao hoặc thậm chí cần đến phẫu thuật.
Sốt nhẹ
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm với những cơn sốt cũng là hiện tượng bạn không nên bỏ qua. Theo Tiến sĩ Minkin, dấu hiệu này có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố gây ra bởi vi khuẩn tích tụ trong băng vệ sinh.
Tuy vậy, chúng cũng có thể là hệ quả của việc tổn thương nhóm cơ vùng chậu. Những dấu hiệu đi kèm thường là đau vùng bụng dưới, vùng cơ xương hông và chậu. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tới một vài loại kháng sinh để đẩy lùi những cơn đau này.
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm sốt có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngừng chảy máu trong kỳ 'đèn đỏ'
Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc tránh thai bởi loại thuốc này có khả năng cản trở và xáo trộn hoóc-môn trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào liên quan tới hoóc-môn mà chu kỳ đột nhiên ngừng lại thì cần phải hết sức chú ý.
Một vài xét nghiệm chuyên khoa sẽ cho bạn biết liệu có vật thể lạ nào xuất hiện trong tử cung gây cản trở quá trình này không. Đây có thể là một khối u ở giai đoạn đầu và có thể dẫn tới chứng loạn sản khi những tế bào này không được điều trị kịp thời. Đi kèm với dấu hiệu này còn có thể là hiện tượng chảy máu sau khi quan hệ.
Chu kỳ đột ngột biến mất
Chu kỳ kinh nguyệt mất tích không dấu vết có thể là dấu hiệu cho sự mang thai hoặc một tình trạng căng thẳng tột độ của cơ thể. Tiến sĩ Minkin cho biết, trong trường hợp này, các bác sĩ cũng không thể nói trước điều gì mà cần tiến hành một số biện pháp kiểm tra trước khi đưa ra kết luận.
Một vài dấu hiệu bên ngoài như nhũ hoa tiết dịch hay tóc mọc khác thường có thể cho biết bạn sắp trở thành mẹ. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm thực sự lại xác định được rõ mức độ thay đổi hoóc-môn cũng như những biến đổi cơ thể và trong nhiều trường hợp cho kết quả trái ngược hẳn với dự đoán bên ngoài.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Hồng Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Đa nang buồng trứng gây biến chứng gì cho sức khỏe? Đa nang buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm, gây ra tình trạng không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn ở nữ giới gây vô sinh hiếm muội. Ngoài ra, người bệnh đa nang buồng trứng còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dấu hiệu đăc trưng cua bệnh Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt...