Có nên bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất tủ lạnh dùng dần?
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người có thói quen bóc sẵn thật nhiều tỏi rồi cất trong tủ lạnh dùng dần, cách làm này có thực sự an toàn và hiệu quả?
Tỏi gần như được sử dụng hằng ngày, thậm chí là trong mọi bữa ăn. Nó được dùng để khử mùi, làm cân bằng hoặc tăng thêm hương vị cho món ăn, là nguyên liệu quan trọng của nhiều loại nước chấm. Nhiều người cũng có ý thức dùng tỏi thường xuyên để tăng sức đề kháng. Để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc nấu nướng, nhiều người chọn cách bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất tủ lạnh dùng dần, mỗi khi cần chỉ cần lấy ra vài tép cho nhanh gọn.
Có nên bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất trong tủ lạnh dùng dần hay không? (Ảnh: Storables)
Có nên bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất tủ lạnh dùng dần?
Mặc dù việc bóc vỏ tỏi sẵn giúp tiết kiệm thời gian nhưng trên thực tế, cách này tiềm ẩn một số nguy cơ về chất lượng và an toàn thực phẩm, vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Nếu muốn tối ưu về hương vị, chất lượng và độ an toàn, tốt nhất là bạn dùng đến đâu bóc vỏ đến đó, cất những củ tỏi chưa dùng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu bạn quyết định bóc vỏ sẵn, hãy bảo quản đúng cách và sử dụng trong thời gian ngắn.
Việc bóc sẵn vỏ tỏi cất trong tủ lạnh dùng dần có một số điểm bất lợi sau:
- Giảm chất lượng tỏi: Tỏi tươi chứa nhiều hợp chất hữu ích như allicin, một chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch. Khi bạn bóc sẵn vỏ tỏi, phần bên trong tiếp xúc trực tiếp với không khí và bị mất đi một số chất quan trọng, giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của tỏi.
- Ảnh hưởng đến hương vị: Tỏi sau khi bóc vỏ sẽ có xu hướng mất đi độ tươi và hương vị đặc trưng. Nếu cất trong tủ lạnh quá lâu, tỏi sẽ không còn mùi thơm nồng đậm, khiến món ăn mất đi sự hấp dẫn.
Video đang HOT
- Nguy cơ nhiễm khuẩn: Tỏi tươi có tính kháng khuẩn tự nhiên, nhưng khi đã bị bóc vỏ, khả năng bảo vệ tự nhiên này giảm đi. Nếu không bảo quản đúng cách, nó dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc. Tủ lạnh không phải lúc nào cũng giữ cho tỏi hoàn toàn tươi ngon, đặc biệt là nếu không được bảo quản trong hộp kín. Tỏi nhiễm khuẩn có thể gây một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc Botulism – độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tỏi đã bóc vỏ được bảo quản trong môi trường thiếu ôxy (như trong hộp kín), vi khuẩn này có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tủ lạnh có thể làm chậm quá trình này chứ không thể loại trừ.
Cách bóc vỏ sẵn cần được bảo quản thế nào?
Nếu bạn quyết định bóc sẵn vỏ tỏi cất trong tủ lạnh dùng dần, hãy bảo quản tỏi theo cách sau để giữ được độ tươi ngon và an toàn khi sử dụng.
Cách bảo quản tỏi bóc vỏ an toàn. (Ảnh: Spice Cravings)
- Nếu cất tủ lạnh, cần lưu trữ trong hộp kín: Sau khi bóc vỏ tỏi, bạn nên cho tỏi vào một hộp đựng kín hoặc túi zip rồi mới cất vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn từ không gian tủ lạnh xâm nhập, tránh mất mùi và làm các thực phẩm khác nhiễm mùi.
- Bảo quản trong dầu ăn: Một cách để bảo quản tỏi đã bóc vỏ lâu dài là ngâm trong dầu ăn và cất vào tủ lạnh. Biện pháp này giúp tỏi giữ được hương vị và hạn chế sự tiếp xúc với không khí.
- Không bảo quản quá lâu: Tỏi bóc vỏ nên được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, tối đa là một tuần. Nếu bảo quản quá lâu, dù là trong tủ lạnh, tỏi sẽ không còn tươi ngon và dễ bị hỏng.
- Kiểm tra trước khi lấy dùng: Nếu bóc sẵn vỏ tỏi rồi cất tủ lạnh dùng dần, trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra xem tỏi có dấu hiệu bị hư hỏng hay không. Nếu tỏi có mùi lạ hoặc xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, hãy thẳng tay loại bỏ chứ không nên sử dụng.
5 thực phẩm mất chất dinh dưỡng khi để trong tủ lạnh
Nhiều người cho đủ loại thực phẩm vào tủ lạnh, thậm chí cả đồ ăn thừa nhưng đó là thói quen sai lầm.
Nhu cầu kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm đôi khi khiến chúng ta bảo quản đồ ăn theo thói quen mà không cân nhắc xem có thực sự cần thiết hay không. Theo Lavanguardia, chuyên gia công nghệ thực phẩm Amparo Gamero (Đại học Oberta de Catalunya, Tây Ban Nha) chia sẻ 5 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh:
Bánh mì
Bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thấp thực tế có thể dẫn đến mất dinh dưỡng khi kết cấu, hương vị giảm sút. "Để bánh mì cắt lát trong tủ lạnh có thể phản tác dụng vì làm tăng độ ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển", chuyên gia Gamero giải thích. Phương pháp tốt nhất là bảo quản bánh mì ở nhiệt độ phòng, trong túi giấy để giữ được độ tươi mới.
Không phải mọi loại thực phẩm đều nên bảo quản trong tủ lạnh. Ảnh minh họa: LV
Chocolate
Nhiệt độ quá thấp có thể làm thay đổi độ mịn và độ kem của chocolate. Bảo quản trong tủ lạnh có thể khiến chocolate nhạt màu và khi ăn vào, có cảm giác hơi sạn và giống đất. Chuyên gia Gamero khuyên bạn nên bảo quản chocolate ở nơi mát mẻ, từ 15 đến 20 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp và giữ trong bao bì gốc hoặc hộp kín để tránh mùi hôi, chất gây ô nhiễm.
Tỏi
Nên tránh làm lạnh tép tỏi vì chúng có thể nảy mầm sau vài ngày. Tỏi nảy mầm có vị đắng. "Tủ đựng thức ăn thông thường là nơi tốt để bảo quản tỏi, nhiệt độ lý tưởng khoảng 15 độ. Tỏi cần để cách xa khoai tây vì có thể thúc đẩy quá trình nảy mầm của khoai tây", chuyên gia Gamero giải thích.
Chuối
Đôi khi, chuối được bán vẫn còn xanh. Làm lạnh quá sớm có thể khiến chuối trở nên cứng và vô vị vì nhiệt độ thấp làm chậm đáng kể quá trình chín. Ngoài ra, vỏ chuối dễ chuyển sang màu nâu, trông không bắt mắt ngay cả khi bên trong vẫn ngon và ăn được.
Để ăn chuối ở độ chín mong muốn, tốt hơn là để ở môi trường mát mẻ nhưng không lạnh. Ngoài ra, tránh đặt chuối gần táo trong bát đựng trái cây vì táo chín giải phóng nhiều khí ethylene hơn, có thể đẩy nhanh quá trình chín của chuối.
Cà phê
Trong tủ lạnh, cả cà phê nguyên chất và cà phê xay đều hấp thụ độ ẩm và mất đi hương vị. Nơi tốt nhất để bảo quản cà phê là trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Để ngăn ngừa lây nhiễm chéo vi khuẩn, tốt nhất bạn nên tách riêng thực phẩm sống với thực phẩm đã nấu chín và bảo quản trong hộp đựng. Thực phẩm ít cần lạnh hơn, chẳng hạn như thực phẩm đã nấu chín, có thể để ở ngăn trên cùng, trong khi đồ uống, nước sốt hoặc mứt được bảo quản ở cánh cửa tủ.
Trái cây và rau có thể được bảo quản ở các ngăn kéo phía dưới, nơi chúng được bảo vệ khỏi cái lạnh trực tiếp.
Các sản phẩm tươi sống như thịt, cá nên cất ở ngăn dưới cùng, bên dưới rau. Ngoài ra, các gia đình cần giữ cho tủ lạnh sạch sẽ bằng cách vệ sinh kỹ lưỡng 1 lần mỗi tháng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông Lá mơ lông không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuốc trong y học cổ truyền, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông. Tác dụng của cây mơ lông với sức khỏe Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết,...