Cô hồn thời Covid-19, vàng mã nhộn nhịp lên chợ online
Ở thời đại mọi thứ đều đưa lên mạng, người mua chỉ cần ngồi một chỗ bấm điện thoại hay thao tác bàn phím, vàng mã được đưa tới tận nhà.
Quan niệm “Trần sao âm vậy” nên nhiều người dân đốt tiền giấy, vàng mã (nhà lầu, xe hơi, điện thoại, vàng bạc,…) cho người thân đã khuất với mong muốn ông bà tổ tiên có đầy đủ đồ dùng ở “ thế giới bên kia”, đặc biệt là dịp tháng 7 âm lịch.
Khảo sát trên các trang thương mại điện tử, nhiều sản phẩm vàng mã được rao bán. Người mua có thể tìm thấy từ sản phẩm tiền giấy, quần áo vàng mã, tới các đồ cúng lễ cô hồn như bỏng ngô, bánh kẹo,… Tuỳ số lượng sản phẩm mà mức giá khác nhau, dao động từ 15.000-20.000 đồng.
Không chỉ các trang thương mại điện tử, mà trên các cộng đồng kinh doanh facebook cũng khá nhộn nhịp. Đại diện một người bán cho hay, tháng cô hồn, nhu cầu mua sắm những đồ cúng lễ cũng tăng qua thống kê lượng kiếm và đặt hàng.
“Mọi người đặt sớm sẽ tránh khỏi nguy cơ bị hết hàng, nhỡ việc nhé. Vàng tiền giấy đẹp, đủ chứ không làm thiếu lõi và in mờ như hàng rẻ tiền đâu ạ. Nhà em gốc ở phố Hàng Mã, chất lượng vàng mã thì mọi người yên tâm, mà giá cả thì rất OK ạ, vì em lấy công làm lãi”, chị Tuyết, một người bán vàng mã, quảng cáo.
Đồ cúng cô hồn gồm nhiều loại, với mức giá khác nhau
Không chỉ trên các sàn thương mại điện tử mà facebook cũng nhộn nhịp
Chị Thu Hải (Hà Đông, Hà Nội) cho hay, sau khi thử tìm kiếm trên ứng dụng mua sắm, chị khá bất ngờ vì những sản phẩm như vàng mã được bán trên mạng. “Trước đây, người tiêu dùng thường đi chọn mua đồ cúng lễ ngoài chợ, cửa hàng tạp hoá. Nay, họ có thể dễ dàng mua trên mạng”, chị nói.
Video đang HOT
Mặc dù quảng cáo giá rẻ và tiện dụng tuy nhiên không ít người bày tỏ quan điểm không mua vàng mã.
Chị Nguyễn Thị Nga (Hoàng Liệt, Hà Nội) cho rằng, chị tiết kiệm tiền vàng mã để làm công đức. Việc dùng tiền thật, có giá trị kinh tế để mua những đồng tiền giấy, vàng mã rồi theo ngọn lửa thành tàn tro không có ý nghĩa gì mà còn dẫn đến sự lãng phí, gây hại nhiều đến môi trường và sức khỏe của con người.
"Thủ phủ vàng mã" lớn nhất miền Bắc ế ẩm trước tháng "cô hồn"
Các mặt hàng chất đầy kho, chờ xuất đi để phục vụ rằm tháng 7 Âm lịch sắp tới. Theo các tiểu tương ở phố Hồ (Bắc Ninh), do dịch COVID - 19 , lượng tiêu thu chỉ bằng 1/3 năm ngoái
Phố Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) vốn được mệnh danh là "đại công xưởng vàng mã" hay "thủ phủ vàng mã" lớn nhất cả nước. Trong năm, cứ vào độ rằm tháng 7 Âm lịch - một trong hai "mùa vụ" quan trọng nhất, cả làng đều tấp nập hối hả. Tại đây, mỗi nhà chuyên sản xuất một loại mặt hàng riêng biệt, với mẫu mã đa dạng
Theo quan niệm trần sao âm vậy nên tại làng không thiếu bất cứ mặt hàng nào. Từ biệt thự, xe hơi, điện thoại, ti vi, thậm chí cả máy bay, du thuyền đều được người dân tích cực sản xuất. Hàng hóa được buôn may bán đắt quanh năm, mấy năm gần đây, xu hướng thường ô tô, iphone, ti vi màn hình phẳng... Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của của dịch bệnh nên lượng tiêu thụ giảm đáng kể, các mặt hàng thông dụng như giày, dép, quần áo, mũ vẫn bán chạy
"Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, hàng hóa xuất đi giảm rất nhiều so với tầm này năm ngoái. Các mặt hàng xa xỉ máy bay, du thuyền, ô tô mui trần hay các mặt hàng quan, tướng, chúa có giá tiền triệu hầu như chưa bán được còn các mặt hàng thông dụng như quần áo, mũ, giầy dép vẫn bán chạy như mọi năm", anh Hà Văn Từa, một tiểu thương ở phố Hồ cho biết
Theo anh Từa, kho chứa hàng của gia đình nhà anh đầy đủ các mặt hàng, đủ loại kích cỡ, chúng có giá từ vài nghìn đến tiền triệu, chất đầy cả lối đi, trên trần nhà và cả kho chứa hàng rộng hàng chục mét vuông trên tầng kho tầng 2
Các mặt hàng gia dụng như nồi cơm, bếp điện, tủ lạnh, máy giặt vẫn bán chạy như mọi năm
Tiêu thụ mạnh nhất là các mặt hàng thông dụng như túi xách, giày dép, quần áo, trang sức ...
Gia đình nhà anh Nguyễn Thế Hùng chuyên sản xuất các mặt hàng để mở phủ như quan, chúa, tướng, cho biết: "Năm nay làm giảm một nửa so với năm ngoái, mỗi một hình có giá khoảng hơn 200.000 đồng tùy thuộc vào khách đặt"
Gia đình anh Nguyễn Huy Gia (thôn Đạo Khê) chuyên sản xuất vàng, bạc làm bằng giấy, bìa, anh Gia cho biết: "Lượng tiêu thụ vàng thỏi năm nay giảm rất nhiều so với năm ngoái, năm ngoái tầm này ngày xuất nghìn cây, năm nay 200 - 300 cây là nhiều"
Những chiếc "xe SH" được đóng gói cẩn thận từ nơi sản xuất đến cửa hàng tiêu thụ, giá của chúng là 50.000 đồng/chiếc
Nón quai thao có giá từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy thuộc vào mẫu mã, to nhỏ
Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập và hối hả. Các hộ gia đình khẩn trương vận chuyển sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách
Một số tiểu thương ở vùng khác đánh cả ô tô tải lớn đến lấy hàng
Đặc sản núi "ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng", dân buôn bán vài tạ hốt bạc mỗi ngày Được giới thiệu là "ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng", loại cua sống trong các hốc đá ở những con suối trên núi có giá chỉ 139.000 đồng/kg đang được chị em rao bán rầm rộ trên các chợ online. Theo quan sát, nhưng con cua này nhìn hình dạng khá giống các loại cua khác nhưng to bằng nắm tay,...