Cơ hội học tiếp cho học sinh tốt nghiệp THCS
Bên cạnh việc tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào học bậc cao đẳng (CĐ), nhiều trường tập trung hướng vào đối tượng học sinh (HS) tốt nghiệp THCS cho chương trình ‘đầu vào trung cấp (TC), đầu ra CĐ’.
Học sinh tốt nghiệp THCS học các môn văn hóa tại Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM – ẢNH: HUYỀN TRANG
Tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM, nhìn nhận: “Càng ngày việc tuyển sinh đối với các trường CĐ, TC càng khó khăn do bậc ĐH mỗi năm lại thêm các hình thức xét tuyển nhằm tạo cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
Nhiều thí sinh làm hàng chục bộ hồ sơ học bạ để nộp khiến việc trượt ĐH gần như không thể. Các trường khối giáo dục nghề nghiệp không còn cách nào khác là phải năng động, thay đổi các phương pháp tiếp cận người học và thay đổi đối tượng xét tuyển để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu mỗi năm”.
Theo tiến sĩ Khiêm, từ vài năm nay, bên cạnh việc tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT vào học bậc CĐ, trường đã tập trung hướng vào đối tượng HS tốt nghiệp THCS cho chương trình “đầu vào TC, đầu ra CĐ”. Đây cũng chính là nội dung trong Chỉ thị 24 của Chính phủ, về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, trong đó có việc đề xuất thí điểm đào tạo trình độ CĐ cho HS tốt nghiệp THCS…
Video đang HOT
Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng, cũng cho biết năm 2020, 100% chỉ tiêu TC đều là HS tốt nghiệp THCS, không chỉ vậy, thí sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển bậc CĐ tại trường cũng lên tới 5.000. “Chúng tôi cũng thông tin cho các em tốt nghiệp THCS về việc học xong TC có thể học tiếp 1,5 – 2 năm để lấy bằng CĐ ngay tại trường và được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp”, tiến sĩ Lộc cho hay.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.6 (TP.HCM), cho biết năm vừa qua có khoảng hơn 800 HS tốt nghiệp THCS từ 10 trường THCS đã chọn TC, chiếm khoảng 20%.
“Trong số đó, đa số các em có học lực trung bình khá, một số ít là học giỏi. Nhiều em đăng ký ngay mà không cần thi vào lớp 10. Cũng có những em đã thi đậu rồi nhưng lại thay đổi quyết định, không học THPT nữa mà sang học nghề. Sở dĩ số lượng các em sau lớp 9 học nghề ngày càng nhiều là vì chúng tôi đã hướng nghiệp, phân luồng rất quyết liệt. Phòng Giáo dục đã phối hợp một số trường CĐ, TC đưa các em đến tham quan, tìm hiểu ngành nghề. Tôi thấy gần đây phụ huynh đã thay đổi rất nhiều, sẵn sàng cho con em đi học TC, CĐ để sớm có nghề nghiệp và thu nhập”, ông Uyên nhìn nhận.
Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều trường CĐ, TC gần như cam kết HS, sinh viên tốt nghiệp sẽ có ngay việc làm bằng cách gắn kết với nhà tuyển dụng, đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc chia sẻ: “Trường phối hợp với hàng ngàn doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu của họ, đồng thời mời tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy và cung cấp nhân lực cho họ ngay từ khi sinh viên thực tập. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp về kỹ thuật luôn cao, quan trọng là đào tạo có đáp ứng được yêu cầu hay không. Mỗi năm trường lại rà soát tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, nếu em nào chưa có công việc, trường lập tức liên hệ, mời đến trường để giới thiệu cho doanh nghiệp”.
Học sinh tốt nghiệp THCS sẽ học nghề và văn hoá ngay tại trường nghề?
Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép các trường cao đẳng, trung cấp giảng dạy các môn văn hoá THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề trình độ trung cấp ngay tại trường mình.
Học sinh tốt nghiệp THCS tại một trường nghề - MỸ QUYÊN
Tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề
Công văn này có nội dung dành cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp. Theo đó, công văn đề nghị: "Cho phép các trường cao đẳng, trung cấp đã được sở GD-ĐT các địa phương đồng ý cho giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp, được tiếp tục giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh. Đối với các trường cao đẳng, trung cấp khác nếu có đủ điều kiện thì đăng ký với sở GD-ĐT tại địa phương để được tổ chức giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp của mình".
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cũng đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trung tâm Giáo dục thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp, CĐ để giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh đối với các trường không có đủ điều kiện tổ chức dạy văn hóa THPT cho học sinh tại trường.
Trước đó, việc thực hiện dạy các môn văn hoá cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề được áp dụng theo theo Thông tư 16 của Bộ GD-ĐT và mới đây nhất là văn bản Hướng dẫn tổ chức dạy Chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 31.7.2020. Theo đó, các trường nghề và Trung tâm GDTX có thể phối hợp với nhau để tổ chức dạy văn hoá và nghề.
Đại diện của Tổng cục Giáo dục nghề nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH cho biết: "Lâu nay nhiều trường CĐ, trung cấp có đào tạo học sinh tốt nghiệp THCS phải tổ chức dạy các môn văn hoá ở một nơi khác (các trung tâm GDTX), khiến học sinh phải di chuyển 2 nơi khá bất tiện. Một số trường phối hợp với Trung tâm GDTX để mời giáo viên về giảng dạy. Trước nhu cầu học sinh tốt nghiệp THCS học nghề ngày càng nhiều, Bộ LĐ-TB-XH có công văn trên gửi Bộ GD-ĐT là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em có thể vừa học nghề vừa học văn hoá THPT tại trường, sau 3 năm là có cả bằng trung cấp lẫn bằng tốt nghiệp THPT nếu muốn".
Các trường CĐ, trung cấp muốn chủ động hơn
Chia sẻ về việc này, tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM, cho biết: "Lâu nay trường vẫn thực hiện việc đào tạo các môn văn hoá cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề theo thông tư 16 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, trong 2 năm, các em sẽ học các môn chuyên ngành, đồng thời học 4 môn văn hóa theo quy định gồm toán, văn, lý, hóa. Chỉ cần hoàn thành 4 môn này và có bằng trung cấp là các em đã có thể liên thông lên bậc cao hơn. Em nào muốn dự thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký học 7 môn văn hóa. Trước đây khi chưa chuyển về Bộ LĐ-TB-XH thì trường có biên chế cho giáo viên THPT nhưng nay không còn, trường chủ động liên kết với Trung tâm GDTX để dạy văn hoá ngay tại trường hoặc ở tại trung tâm".
Theo tiến sĩ Khiêm, tâm lý của phụ huynh cho con mình học nghề nhưng vẫn muốn con có bẳng tốt nghiệp THPT, nên có đến 80% học sinh tốt nghiệp THCS học nghề tại trường đăng ký học 7 môn văn hoá để có thể thi lấy bằng THPT. "Vì vậy, việc Bộ LĐ-TB-XH gửi công văn trên cho Bộ GD-ĐT là rất tốt nhưng hiện tại các trường đều đã chủ động phối hợp với các trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc Bộ LD-TB-XH mà không vấp phải khó khăn gì, chương trình đào tạo của họ cũng đã được Bộ GD-ĐT cho phép. Như vậy các trường nghề không cần phải tuyển thêm giáo viên cũng như không phải đáp ứng thêm nhiều điều kiện khác", tiến sĩ Khiêm nhận định.
Trong khi đó, thạc sĩ Vũ Văn Đông, Trưởng phòng Đào tạo trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, cho rằng thời gian qua trường cũng phối hợp với Trung tâm GDTX để dạy 4 môn văn hoá theo quy định của Bộ GD-ĐT cho học sinh tốt nghiệp THCS học nghề ở ngay tại trường. "Tuy nhiên, các em nào muốn thi tốt nghiệp THPT thì phải đến Trung tâm GDTX để học và học theo tiến độ bên đó chứ trường không chủ động được. Trên thực tế đa số phụ huynh muốn con em mình học 7 môn để thi tốt nghiệp THPT.Các trường CĐ, trung cấp rất muốn được chủ động trong việc tổ chức dạy các môn văn hoá THPT và vấn đề này cũng đã được Bộ LĐ-TB-XH đề nghị nhiều nhưng Bộ GD-ĐT chưa trả lời".
Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Việt Giao, cho rằng các trường nghề muốn được dạy các môn văn hoá thì đăng ký với Sở GD-ĐT địa phương là không khả thi, vì không có thông tư nào hướng dẫn. Các sở GD-ĐT chỉ thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể. "Vì thế, theo tôi, Bộ LĐ-TB-XH không cần gửi công văn sang Bộ GD-ĐT, mà nên xây dựng một chương trình văn hoá THPT phù hợp, mang tính thống nhất với các chương trình văn hoá tại trường THPT và Trung tâm GDTX phù hợp với đối tượng học nghề. Sau đó ban hành thông tư hướng dẫn. Có như vậy hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới có thể chủ động hơn trong việc này", thạc sĩ Trần Phương chia sẻ.
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM dự kiến mở 7 ngành học mới Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Theo đó, trường tăng chỉ tiêu so với năm 2020 và dự kiến mở thêm 7 ngành học mới. Thầy trò Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành - MỸ QUYÊN Tiến sĩ Phạm Đức Khiêm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ...