Cơ hội học chương trình hợp tác quốc tế tại ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM
Sau 12 năm đèn sách, mỗi học sinh đều mong muốn được bước chân vào giảng đường đại học. Tuy nhiên, kết quả không tốt tại kỳ thi đại học có thể làm nghẽn lối vào tương lai của nhiều em.
Sau khi tham gia hội nghị quốc tế về hợp tác phát triển giáo dục đại học, ASAIHL 2011, tại New York, Mỹ, TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM), cho biết: “Đại đa số các đại biểu tại hội thảo quốc tế này đều cho rằng ở các nước phát triển, mọi người đều có quyền học ĐH nhưng điều này không đồng nghĩa rằng ai cũng có bằng ĐH. Còn ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, rất khó để tìm được một chỗ trong trường ĐH. Một em học sinh không thi đỗ, không có nghĩa rằng em đó không có khả năng tạo dựng thành công cho mình sau này”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, TS Joseph G. Burke, Hiệu trưởng Trường ĐH Keuka, Mỹ, nhấn mạnh thêm: “Mỗi cá nhân đều có năng lực tiềm ẩn khác nhau và vấn đề là làm thế nào để phát hiện và tạo điều kiện giúp các em thành công sau này”.
TS Joseph G. Burke, Hiệu trưởng Trường ĐH Keuka, đọc diễn văn khai mạc hội nghị ASAIHL 2011.
Để tạo thêm cơ hội cho các bạn học sinh có thể bước vào giảng đường ĐH, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đang triển khai chương trình hợp tác quốc tế đào tạo cử nhân công nghệ thông tin (hợp tác với ĐH AUT, New Zealand) và cử nhân quản lý kinh doanh quốc tế (hợp tác với ĐH Keuka, Mỹ).
Chương trình áp dụng hình thức xét tuyển, trong đó điểm thi ĐH chỉ là một yếu tố. Bên cạnh đó, các yếu tố như: kết quả học tập, thành tích tích lũy ở bậc phổ thông cũng rất quan trọng.
Điểm mạnh của chương trình là sinh viên sẽ học các môn chuyên ngành với giảng viên từ Mỹ, New Zealand. Điều này giúp các em bổ sung kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề độc lập và sáng tạo. Nhà trường cũng hợp tác với Hội đồng Anh để thực hiện khóa luyện thi IELTS cho sinh viên, để các em có thể thi đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế này. Với các em học sinh giỏi, nhà trường dành các suất học bổng toàn phần, bán phần và tạo điều kiện thuận lợi để các em có thể học lên cao hơn nữa.
Điểm mạnh của những chương trình này là sinh viên sẽ được học hoàn toàn tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM trong thời gian 3,5 năm là được cấp bằng cử nhân.
ĐH Keuka được kiểm định bởi Hiệp hội các trường ĐH và CĐ miền trung nước Mỹ – Middles States Commission on Higher Education (CHEMSA). Đây là một trong sáu tổ chức kiểm định được Bộ Giáo dục Mỹ và Hội đồng Kiểm định Giáo dục đại học Mỹ (CHEA) công nhận. Điểm đáng nói là chương trình hợp tác với ĐH Khoa học Tự nhiên cũng được tổ chức này kiểm định và công nhận như là một phân hiệu của ĐH Keuka ở TP HCM. Ngoài ra, chương trình còn được Hiệp hội Quốc tế các Trường đào tạo Kinh doanh (International Assembly for Collegiate Business Education – IACBE) kiểm định. Vì vậy, đây là chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế và bằng cử nhân của chương trình được cộng đồng quốc tế công nhận.
Video đang HOT
Chương trình CNTT-AUT được thiết kế theo chương trình của ĐH AUT (New Zealand), do ĐH AUT cấp bằng. Chương trình hiện đang được Sở Khoa học công nghệ TP.HCM đưa vào kế hoạch cung cấp nguồn nhân lực khoa học dịch vụ cho thành phố theo dự án phát triển về khoa học dịch vụ phối hợp với IBM toàn cầu.
Thông tin chi tiết thí sinh và phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp tại:
Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên: 227 Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TP.HCM
ĐT: 08.3.8303 625, 0903 748 874
Website: www.itec.hcmus.edu.vn
Theo Dân Trí
Tất tần tật chuyện... khi "được" lên đại học
Ở Đại học có rất nhiều điểm thú vị nhưng cũng không kém vất vả đấy nhá!
Học đại học: Đi mấy giờ cũng được?
Chuyện "thú vị" nhất mà các teen ngấp nghé vào đại học ấp ủ trong đầu, là dường như học đại học thì muốn đi mấy giờ cũng được, không sợ đóng cổng, không sợ viết kiểm điểm hay mời phụ huynh.
Thế là dù tiết học bắt đầu lúc 7 giờ, nhưng 8 giờ, thậm chí 9 giờ vẫn còn những nhân vật lò dò vào lớp, tùy theo độ khó dễ của thầy cô. Lý do thì trăm ngàn thứ, từ những chuyện như nhà xa, hư xe, kẹt xe, cho đến chuyện tầm phào... chưa ăn sáng, ngủ quên. Nhưng nghĩ xem, liệu bạn có cảm thấy bất công khi giờ học của bản thân mình bị cắt xén, và kiến thức thì hạn hẹp hơn người khác rất nhiều.
Học đại học: "Thiệt" là thư thái tâm hồn?
Học ở đại học, thật tuyệt là chúng mình khá thoải mái trong quan hệ thầy trò lẫn bè bạn. Bạn hoàn toàn có quyền phản biện lại bài giảng, nêu câu hỏi cho giáo viên, và chọn cho mình những người bạn phù hợp. Nhưng thoải mái đến mức mặc áo mỏng tang, đi dép lẹp xẹp, nói cười ầm ĩ, thậm chí là...đem người yêu vào học chung thì cần xem lại nhé. Bạn thoải mái không có nghĩa là ảnh hưởng đến sự thoải mái của người khác.
Học ở giảng đường đại học nghĩa là bạn đã bước vào tuổi trưởng thành, vì vậy hãy cư xử như mình thật sự là một người lớn thông minh nhé!
Học đại học: Chẳng ai kiểm soát?
Rất nhiều teen hứng thú với việc học đại học sẽ không còn bị quản lý kiểm soát nữa, nhất là những nhân vật thích tự do, ham bay nhảy.
Nhưng sự thật là không thường xuyên chứ không phải là không có giáo viên chủ nhiệm. Các thầy cô rất bận rộn nên đương nhiên sẽ tin tưởng và không theo sát bạn được như phổ thông, mà chuyển hết tín nhiệm vào thành phần ban cán sự, bí thư của lớp. Thế nên họ vẫn nắm rất rõ bạn đã làm gì, gây ra những chuyện gì, và kết thúc thường không vui đâu nhé!
Học đại học: Chỉ cần học môn chuyên ngành?
Tương tự như hồi học phổ thông, teen lên đến đại học vẫn còn nặng suy nghĩ môn chính môn phụ, và tự ra một chân lý: "chỉ cần chú tâm vào môn chuyên ngành của mình", những môn như chính trị hay xã hội không quan trọng lắm thì chỉ cần...học chơi, cùng lắm là đi xin xỏ năn nỉ thầy cô cứu vớt.
Mọi chuyện không dễ dàng đến vậy đâu, chưa kể ai sẽ cứu vớt cho cái phần kiến thức thiếu trước hụt sau của bạn sau này. Và chuyện những anh chị bị chậm tốt nghiệp vì những môn phụ không phải là không có đâu nhé!
Học đại học: Lười thì cúp một bữa?
Đại học không còn chuyện họp phụ huynh, không cần đơn xin phép, chỉ cần ...cảm thấy lười lười là đủ tiêu chuẩn để cúp một buổi đi chơi? Nên có chuyện thỉnh thoảng lại nghe rủ rê nhau đi karaoke đi, cúp một bữa có là gì.
Ở những môn chuyên ngành quan trọng thì đỡ, còn một số môn khoa học cơ bản thì đúng là bi kịch, cúp học nhiều, những bạn đi học thì hoặc ngủ gục hoặc nói chuyện riêng. Lớp học cả trăm sinh viên mà đi chưa đến 20 người, thầy cô không muốn gượng ép nên không cần điểm danh, sinh viên không điểm danh lại càng cúp tợn. Nhưng bạn sẽ thi cử thế nào với mớ kiến thức chắp vá, xây càng lên cao thì càng nhận ra nền móng ngôi nhà lung lay thiếu hụt?
Học đại học: Thi đề mở
Bỏ qua cái thời cấp ba với những đề thi phải học vã mồ hôi, không thì cũng loay hoay với... mớ tài liệu đầy túi quần túi áo. Học ở đại học thi đề mở, khỏe thế không biết!
Bạn đang nghĩ đơn giản quá rồi. Thi đề mở đang là một xu hướng chung, nhưng chẳng có ai đặt ra một kỳ thi với những câu hỏi được liệt kê từ sách, và cứ chép lại, càng sạch sẽ, chữ càng đẹp thì điểm càng cao cả! Bạn được sử dụng tài liệu tham khảo, nhưng lại bắt buộc phải có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề, có đủ cái nhìn tổng quát lẫn những kiến thức chuyên sâu. Vì thế, theo một cách nào đó, thi đề mở thật sự rất "khoai"!
Học đại học: Được thi hai lần?
Đúng là ở đại học bạn được thi lại lần hai, với thời gian khoảng nửa tháng chuẩn bị để củng cố lại kiến thức.
Nhưng đừng coi thường, không có chuyện đề lần hai sẽ dễ hơn, hay thầy cô chấm vớt cho qua cửa đâu nhé. Cũng đừng nghĩ rằng thi lần hai sẽ bỏ bớt được một lượng kiến thức đã thi lần một rồi cho nhẹ, vì vẫn có những đề thi mà 40 % kiến thức nằm trong đề lần một. Và nếu không qua được lần hai, chuyện đóng tiền học lại là hiển nhiên, chưa kể nếu không trả nợ môn học kịp thời, chuyện trễ tốt nghiệp sẽ là ác mộng thật sự đấy!
Học đại học: Kiểu gì cũng được ra trường?
Liệu có cái trường đại học nào mở ra với phương châm "vào bao nhiêu ra bấy nhiêu" như vậy không? Giáo dục không có nghĩa là đào tạo ồ ạt như thế, nên nhiều khi nghe những lời đùa của các thế hệ anh chị, rằng kiểu gì cũng được ra trường để... có ghế ngồi cho những lứa sinh viên sau, teen cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng học hành.
Sự thật những đồn thổi cũng chỉ là đồn thổi, học tàn tàn thì cứ học mãi cho đến khi đủ tiêu chuẩn để được ra trường, thậm chí không hiếm người còn bị đình chỉ một năm, tệ nhất là đuổi học vì thành tích quá í ẹ đấy.
Theo PLXH
Bí quyết tránh thi lại cho SV "Sinh viên thi lại mới là sinh viên" - dường như câu này đã quá quen thuộc với những bạn đang ngồi trên giảng đường đại học. Tuy vậy, vẫn có một vài sinh viên chưa bao giờ bị điểm dưới trung bình ở tất cả các học phần. ảnh minh họa Lên đại học, mỗi người tự chọn một phương pháp riêng...