Cô học trò xứ Nghệ vươn lên từ nghèo khổ để học giỏi
Đang được mọi người giúp đỡ, Ngọc gửi gắm tới các bạn học sinh: “Dù trong hoàn cảnh nào các bạn cũng cần nỗ lực vươn lên và bước đi với ước mơ của mình”.
Trần Thị Hồng Ngọc (sinh năm 2000), quê ở Nghi Lộc, Nghệ An sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, côi cút. Từ lúc lọt lòng, Ngọc đã thiếu vắng tình thương của cha. Bà Hạt – mẹ của Ngọc là một người phụ nữ tàn tật từ tuổi thanh niên.
Trong một lần lao động công ích ở địa phương, bà Hạt bị thân cây đập gãy cánh tay trái, tai họa giáng xuống bất ngờ trong lúc gia cảnh nghèo đói không có tiền chạy chữa, không có ruộng đất, cũng không có thể kham nổi những công việc nặng nhọc, bà xin nhận làm văn thư cho xã để kiếm thêm thu nhập.
Ngọc sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình, nên em luôn cố gắng chăm chỉ học hành. Và kết quả học tập của Ngọc luôn là niềm hãnh diện của người mẹ nghèo. 12 năm học phổ thông năm nào Ngọc cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Cứ vào dịp nghỉ hè, ngày lễ tết được nghỉ dài, Ngọc xin đi làm thuê từ rửa bát, gặt lúa thuê, bưng bê phục vụ quán hàng…để kiếm tiền về đỡ đần cho mẹ. Hai mẹ con Ngọc đã nương tựa vào nhau để sống trong cảnh nghèo khó như vậy.
Nhưng oái ăm thay, ba năm trước, thấy sức khỏe giảm sút, bà Hạt đi bệnh viện kiểm tra thì mới phát hiện mắc bệnh ung thư tuyến giáp.Vì vậy mà cuộc sống hai mẹ con lại càng chật vật hơn.
12 năm học phổ thông năm nào Ngọc cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi (Ảnh: Thùy Linh)
Video đang HOT
Ngọc nhớ lại: “Ngày mẹ phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo cũng là những tháng em ôn tập chuẩn bị thi vào cấp 3. Lúc đó không ít lần em định nghỉ học để kiếm việc nào đó để lo cho mẹ. Nhưng khi đó được thầy cô khuyên bảo, mẹ cũng cố gắng cho học đến hết lớp 12 có tấm bằng tốt nghiệp rồi tính tiếp”.
Bước vào kỳ thi đại học năm 2019, với số điểm 3 môn xét tuyển khối C đạt 26,5 điểm (chưa cộng điểm ưu tiên), Hồng Ngọc đăng ký xét tuyển vào ngành Báo chí trường Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, và em đã trúng tuyển.
Khi nhà trường gửi giấy báo nhập học về, ngày 22/8 là hạn cuối nhập học nhưng lúc đó em chỉ xin mẹ được đóng khung tờ giấy báo nhập học xem nó như một kỷ niệm đẹp của thời học sinh, góp vào trong kho tàng những phần thưởng của mình bởi Ngọc hiểu ngoài tiền học thì chi phí học tập ở Thủ đô rất đắt đỏ.
Theo đó quyết định của nhà trường là Ngọc được nhận học bổng tương đương học phí của 4 năm đại học để em có cơ hội đến với giảng đường đại học, được tiếp thu kiến thức ở chuyên ngành Báo chí mà em đặt nhiều mơ ước. May mắn thay, Ngọc kể, sau khi biết đến hoàn cảnh của em, chiều 21/8, thầy Nguyễn Quang Liệu, Trưởng phòng Chính trị Công tác sinh viên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia đã trực tiếp về Nghệ An để thông báo quyết định của nhà trường và đón em ra Hà Nội để nhập học.
Cùng với suất học bổng trên, em còn được Nhà trường hỗ trợ miễn phí về chỗ ở trong suốt thời gian học đại học và ưu tiên xét các học bổng sinh viên nghèo vượt khó theo quy định.
Đến nay khi đã trở thành tân sinh viên của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Ngọc vẫn luôn cố gắng từng ngày để học tập, trau dồi kiến thức.
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Ngọc quyết tâm: “Em sẽ cố gắng học ở trường, tập viết báo, xin làm cộng tác viên để được tiếp cận với môi trường báo chí.
Và từ học kỳ 2, khi sinh viên được tự đăng ký tín chỉ, em sẽ bố trí thời gian rảnh để đi làm thêm trang trải bản thân và giúp đỡ mẹ phần nào”.
Là một người đang được mọi người giúp đỡ, Ngọc gửi gắm tới các bạn học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn rằng: “Dù trong hoàn cảnh nào các bạn cũng cần nỗ lực vươn lên và bước đi với ước mơ của mình”.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Không để con công nhân bỏ học
Hơn 8,5 tỉ đồng học bổng và quà đã được trao cho con công nhân ngành cao su trong 7 năm qua nhằm tiếp thêm động lực cho các em đến lớp
Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên là con công nhân (CN) cao su vượt khó, học giỏi năm học 2018-2019 do Công đoàn (CĐ) Cao su Việt Nam và Hội Khuyến học 28/10 (Tập đoàn Cao su Việt Nam) tổ chức sáng 29-9 tại TP HCM diễn ra trong không khí xúc động xen lẫn tự hào của các em được khen thưởng cũng như cha mẹ, người thân.
Vượt khó, học giỏi
Là một trong số 500 em được khen thưởng năm nay, Đỗ Thành Tài là tấm gương sáng về tinh thần nỗ lực học tập.
Tài là con của chị Trần Thị Thành, nhân viên phục vụ và anh Đỗ Văn Bình, nhân viên lái xe của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Em liên tục là học sinh giỏi 12 năm liền, trong suốt những năm học phổ thông, Tài đã đoạt huy chương bạc kỳ thi Olympic 30-4, giải khuyến khích Anh văn cấp quốc gia... Với những thành tích đó, mới đây, em đã được tuyển thẳng và nhận học bổng toàn phần vào Trường Đại học FPT (trị giá 290 triệu đồng). Là con một nhưng Tài không ỷ lại mà rất tự lập. Thương mẹ bệnh nên em luôn cố gắng vươn lên trong học tập và phụ giúp ba mẹ việc nhà. "Em có được thành tích hôm nay là nhờ sự động viên, hỗ trợ của các cô, chú trong ngành cao su. Em hứa nỗ lực hết sức mình trong những năm đại học để không phụ lòng mọi người" - Tài chia sẻ.
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (bên trái) trao thưởng cho con công nhân
Em Đặng Ngọc Đức, tân sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM, cũng là một điển hình vượt khó. Nhìn vào thành tích học tập của Đức, ít ai biết rằng khoảng thời gian lớp 12, em đã phải trải qua một cú sốc lớn khi cha em (làm việc tại Công ty Cao su TNHH MTV Cao su Phú Riềng) bị tai nạn tưởng chừng không qua khỏi. Mẹ phải nghỉ việc chăm sóc cha, chị gái lại đi học xa, Đức phải nỗ lực rất lớn để vừa có thể học tập thật tốt vừa đỡ đần cho mẹ. Thành quả của tinh thần vượt khó ấy là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, em xếp loại giỏi và đỗ đại học với số điểm cao. "Trúng tuyển ngành học mình yêu thích và sức khỏe của cha ổn định là hạnh phúc nhất với em và cả gia đình" - Đức chia sẻ.
Nuôi dưỡng ước mơ
Tài và Đức chỉ là 2 trong số rất nhiều học sinh, sinh viên đạt thành tích tốt trong năm học vừa qua. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các em luôn là niềm tự hào của cha mẹ và của cả ngành cao su Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc Thuận, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - dù có khó khăn thì tập đoàn cũng sẽ luôn dành sự chăm lo cho thế hệ mai sau của mình. Việc thành lập Hội Khuyến học 28/10 cũng không ngoài mục tiêu đó. Sau hơn 7 năm hoạt động, Hội Khuyến học đã nhận được hơn 22,6 tỉ đồng, qua đó đã trích gần 8,5 tỉ đồng để khen thưởng cho hơn 2.800 học sinh, sinh viên học giỏi, vượt khó trong ngành. Không dừng lại ở đó, tập đoàn và CĐ Cao su Việt Nam còn hỗ trợ kinh phí hơn 5 tỉ đồng trang bị nội thất và trang thiết bị cho ký túc xá ngành Cao su Việt Nam tại khu B, ký túc xá ĐHQG TP HCM gồm 16 tầng, 369 phòng với sức chứa gần 3.000 sinh viên; thành lập Ban Liên lạc học sinh, sinh viên ngành Cao su Việt Nam để kịp thời quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ. "Với tất cả nỗ lực ấy, chúng tôi mong muốn tạo được động lực, vun đắp, bồi dưỡng nhân tài cho ngành và xã hội, không để bất kỳ một cháu nào trong ngành phải bỏ học" - ông Thuận nói.
Những suất học bổng nghĩa tình có ý nghĩa đặc biệt với gia đình CN khó khăn, đặc biệt là CN ngành cao su. Với sự tiếp sức kịp thời của tổ chức Công đoàn và Hội Khuyến học, các cháu có thêm động lực đến lớp và gặt hái kết quả cao trong học tập".
Chị Trần Thị Thành, mẹ học sinh Đỗ Thành Tài
Bài và ảnh: THANH NGA
Theo nguoilaodong
Tặng học bổng cho học sinh nghèo xã vùng sâu Thanh Sơn Ngày 28-9, tại Trường THCS-THPT Tây Sơn xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Công đoàn Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Định Quán tổ chức trao học bổng và tặng quà cho học sinh nghèo, học giỏi trong chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Định Quán năm 2019. Hiệu trưởng Trường Chính trị Đồng Nai Lê Thị Cát...