Có hay không giáo viên bị bớt lương dạy hai buổi/ngày?
Theo phản ánh của giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội), người nhiều mỗi tháng bị tính thiếu hơn một triệu đồng, người ít cũng mất năm bảy trăm nghìn.
Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, nơi giáo viên phản ánh bị tính sai phần lương dạy hai buổi.
Trong đơn gửi Báo, nhóm giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình cho hay, mặc dù việc tính lương dạy hai buổi/ngày có hướng dẫn cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, nhưng không hiểu do cố tình hay sai sót, nhà trường đã tính phần lương này cho giáo viên với đơn giá thấp hơn nhiều.
Theo phản ánh của giáo viên, người nhiều mỗi tháng bị tính thiếu hơn một triệu đồng, người ít cũng mất năm bảy trăm nghìn.
Trao đổi với PV, thầy giáo Nguyễn Văn Tuyến, giáo viên năng khiếu nhà trường cho biết, thầy đi làm 2 buổi/ngày, nhưng thu nhập quá thấp, so với đồng nghiệp các trường lân cận thấy phần thu nhập từ lương dạy 2 buổi/ngày quá ít ỏi, thầy cùng một vài giáo viên trong tổ có lên gặp hiệu trưởng nhà trường đề xuất nâng thêm lương dạy 2 buổi/ngày.
Cô hiệu trưởng nhà trường cho biết, không thể nâng thêm được. Tìm hiểu một số quy định, các thầy cô giáo mới phát hiện nhiều năm qua, phần lương này của giáo viên đã bị bớt xén.
Theo Công văn 296 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội ban hành ngày 15-1-2007 hướng dẫn rất cụ thể việc kinh phí thu được từ học 2 buổi/ngày được chi cho giáo viên tham gia giảng dạy là 60%, 40% còn lại được chi cho các mục khác. Đơn giá cũng được hướng dẫn cách tính cụ thể.
Video đang HOT
Thế nhưng, theo thầy Tuyến, nhà trường đã nhập nhằng cách tính. Cách tính được cô hiệu trưởng giải thích là một lớp có 35 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm dạy 25 tiết, giáo viên văn thể mĩ dạy 10 tiết. Theo quy định, định mức của giáo viên chủ nhiệm là 23 tiết/tuần.
Theo cách giải thích của cô hiệu trưởng thì 2 tiết thừa của giáo viên chủ nhiệm và 10 tiết của giáo viên văn thể mĩ được dùng để tính đơn giá lương dạy 2 buổi/ngày. Đương nhiên khi lấy tiền thu được chia cho 12 tiết thì đơn giá sẽ nhỏ đi.
“Đây chính là điểm nhập nhằng trong cách tính. Thực tế trong 10 tiết dạy của giáo viên văn thể mĩ thì 8,5 tiết trong đó được tính vào phần lương giáo viên hưởng từ ngân sách, như vậy số tiết thừa được dùng để tính đơn giá lương dạy 2 buổi/ngày chỉ có 1,5 tiết. 1,5 tiết của giáo viên văn thế mĩ cộng với 2 tiết của giáo viên chủ nhiệm là 3,5 tiết. Số tiền thu được mà chia cho 3,5 thì đơn giá sẽ cao hơn rất nhiều nếu chia cho 12. Chính cách chia cho 12 đó dẫn đến việc, đơn giá thấp xuống chỉ còn 34.000 đồng/tiết. Nếu tính đúng theo quy định thì đơn giá mỗi tiết sẽ là 56.000 đồng/tiết”, thầy Nguyễn Văn Tuyến cho biết.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Tú Anh, sau khi phát hiện ra sự việc vô lý trên, giáo viên đã trình bày sự việc với Ban giám hiệu và Công đoàn nhà trường. Ngày 24-11-2017, nhà trường đã tiến hành thảo luận công khai, sau khi tính lại đơn giá đúng của một tiết học là 56.000 đồng/tiết. Nhưng vì hiệu trưởng yêu cầu điều chỉnh xuống 52.000 đồng/tiết (không nói rõ lý do), ngày 1-12-2017, giáo viên đã được lương 2 buổi/ngày tháng 11 theo đơn giá mới 52.000 đồng/tiết.
“Công sức dạy suốt nhiều năm qua của chúng tôi không được trả xứng đáng, bị bớt xén, chúng tôi đã yêu cầu ban giám hiệu nhà trường làm rõ vấn đề này nhưng không ai trả lời thỏa đáng. Nếu so sánh với đơn giá cũ của một tiết dạy với đơn giá hiện tại thì kể từ tháng 10-2017 trở về trước, mỗi tháng giáo viên chúng tôi bị thiệt 1/3 tổng thu nhập. Chỉ cần tính từ thời điểm có Công văn 296 hướng dẫn việc chi trả này đến nay cũng đã là 10 năm. Số tiền bị bớt không hề nhỏ, có khi lên đến tiền tỷ. Số tiền này hiện ở đâu, ai là người hưởng, trong khi đời sống giáo viên vẫn đang rất khó khăn. Chúng tôi rất mong được làm sáng tỏ việc này”, cô giáo Nguyễn Thị Tú Anh bức xúc.
Để tìm câu trả lời về phần lương hai buổi/ngày của giáo viên trong trường phản ánh bị bớt xén, chiều 21-12-2017, PV Báo CAND đã trao đổi trực tiếp với bà Bùi Kim Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám xung quanh vấn đề này.
Khi PV đặt câu hỏi, tại sao cách tính theo Công văn hướng dẫn 296 ngày 15-1-2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội lại chênh so với cách tính của nhà trường? Theo công thức tính được hướng dẫn trong Công văn 296 thì đơn giá hiện nay khoảng 56.000 đồng/tiết, còn nhà trường lại chỉ tính có 34.000 đồng/tiết?
Bà Thúy giải thích: “Thời điểm từ 2007 đến 2012, tiền thu trên mỗi học sinh là 50.000 đồng/tháng. Tiền thu trong giai đoạn này thấp như thế thì nói đến chuyện đơn giá lên đến 56.000 đồng/tiết là không có đâu. Từ năm 2012 đến nay mới thu 100.000 đồng/học sinh/tháng”.
Thực tế, theo phản ánh của giáo viên trong trường, thời điểm 2007-2012 đúng là thu từ học sinh chỉ có 50.000 đồng/tháng. Nhưng thời điểm đó, tính theo cách tính của nhà trường, giáo viên cũng chỉ được nhận có 18.000 đồng/tiết. Từ 2012, khi thu của học sinh 100.000 đồng/tháng thì số tiền giáo viên được nhận là 34.000 đồng/tiết.
Trả lời câu hỏi, tại sao cuộc họp công khai toàn trường mới nhất ngày 24-11-2017, đơn giá lại được điều chỉnh từ 34.000 đồng/tiết lên 52.000 đồng/tiết?
“Để nâng lên thì chúng tôi phải co bớt đối tượng được hưởng 60% chi cho giáo viên giảng dạy lại để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn ấy. Cái này phải có chuyên môn mới hiểu được. Thực ra việc này tôi đã giải quyết trong nội bộ rồi. Mọi người đã nhất trí, có vấn đề gì chưa hiểu thì sẽ hỏi tiếp, và sẽ hỏi cấp trên chứ không nhờ đến các cơ quan bên ngoài. Tôi cũng đã báo cáo cấp trên rồi và khi nào cấp trên có văn bản thì tôi sẽ thông tin”, bà Thúy cho biết và từ chối để tiếp tục trao đổi thông tin.
Trả lời câu hỏi, tại sao việc tính lương cho giáo viên như thế đã nhiều năm mà giáo viên cũng không nắm rõ quyền lợi của mình? Cô giáo Đỗ Thị Lâm Hằng cho biết, thực tế giáo viên trong trường không tiếp xúc với việc tính toán lương này bao giờ nên không hiểu.
Chỉ đến khi so sánh với mức được nhận của giáo viên các trường khác, thấy mình thấp quá mới tìm hiểu các quy định liên quan đến việc này. Từ đó mới phát hiện ra sự việc.
Trong khi đó, cô giáo Thạch Anh Thư, chủ nhiệm lớp 5B khẳng định, cách tính này thực sự có vấn đề. Chỉ tính từ thời điểm năm 2012 khi bắt đầu thu mỗi học sinh 100.000/tháng, mỗi năm số lượng học sinh luôn biến động.
“Ví dụ, năm học 2016-2017 số lượng học sinh là 1.513 em, năm học 2017-2018 số lượng học sinh lại giảm còn 1.454 học sinh. Số lượng học sinh biến động thì số tiền thu được cũng biến động theo. Thu được nhiều thì giáo viên sẽ nhận được cao hơn theo công thức tính đơn giá, thế nhưng những năm qua, số tiền giáo viên được nhận vẫn giữ nguyên ở con số 34.000 đồng/tiết, rõ ràng cách tính ở đây có vấn đề”, cô giáo Thạch Anh Thư khẳng định.
Theo cô, còn nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi giáo viên cần phải làm rõ. Theo Thông tư 28 ngày 21-10-2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, nhưng giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 3 tiết/tuần, tổ trưởng bộ môn, giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn cũng đều được hưởng tiết giảm.
“Nhiều năm qua chúng tôi không bao giờ được hưởng chế độ này. Có thể quy đổi những tiết đó thành tiền theo đơn giá/tiết dạy, nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ được nhận. Tôi công tác ở trường đến nay đã 25 năm. Một thời gian đủ dài để gắn bó và coi ngôi trường này như gia đình thứ hai. Đời sống khó khăn, trong khi đó công sức đáng lẽ chúng ta phải được hưởng lại bị lạm dụng”, cô Thư .
Theo cand.com
TPHCM dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại 2 trường THPT thuộc huyện Củ Chi
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, bắt đầu từ năm học 2018-2019, TPHCM sẽ dừng tổ chức tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Trường THPT Trung Phú và THPT Củ Chi (huyện Củ Chi).
ảnh minh họa
Trước đó, trong đợt tuyển sinh lớp 10 năm học 2017-2018 vừa qua, Trường THPT Củ Chi đã giảm một nửa chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên so với các năm học trước, từ 140 chỉ tiêu xuống còn 70 chỉ tiêu, chia thành 2 lớp chuyên Hóa và tiếng Anh (không có lớp chuyên Toán và Vật lý như các năm học trước).
Ngoài ra, số liệu thống kê từ các năm học trước cho thấy, số lượng học sinh giỏi đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên của Trường THPT Trung Phú và THPT Củ Chi không nhiều. Do đó, TP quyết định ngừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại 2 trường này để các trường tập trung vào chất lượng giảng dạy ở các lớp thường.
Được biết, toàn TP hiện có 9 trường THPT chuyên và trường THPT có tổ chức lớp 10 chuyên với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm trên dưới 2.000 chỉ tiêu vào lớp 10.
Theo Tinmoi24.vn
Thành phố Hồ Chí Minh tuyển thêm 91 chỉ tiêu lớp 10 chuyên Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo, sẽ tuyển thêm 91 chỉ tiêu lớp 10 chuyên tại các trường trên địa bàn. Học sinh lớp 9 tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L) Trong đó, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ được tuyển...