Cô giáo xương thủy tinh mở lớp học miễn phí
Suốt 16 năm qua, cô giao xương thuy tinh vẫn miệt mài truyền dạy tri thức va cảm hứng, nghị lực sống cho rất nhiều bạn trẻ.
Nhắc đến cô gái Nguyễn Thị Ngọc Tâm, người dân thôn Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định không ai là không biết đến cô gái đã 30 tuổi chỉ nặng vỏn vẹn 15kg nhưng có nghị lực phi thường.
Mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên từ khi chào đời đến nay, cô phải chịu nhiều đau đớn do căn bệnh này gây ra. Lúc mới lọt lòng mẹ, một chân của Tâm bị quặt ngược lên bụng không thể duỗi thẳng. Đến năm 2 tuổi mới được phẫu thuật, lúc này chân đã có thể duỗi nhưng Tâm vẫn không thể đi lại. Không những vậy, càng lớn Tâm lại bị thêm nhiều bệnh khác như tim, phổi, phế quản, dạ dày khiến sức khỏe cô mỗi ngày một yếu.
Bệnh tật dày vò, thế nhưng mong ước được đến lớp đến trường và trở thành cô giáo của cô bé xương thủy tinh chưa bao giờ tắt. Năm 8 tuổi Tâm mới được đi học lớp 1, với bản tính thông minh cộng thêm sự cần cù không phụ lòng ông bà, cha mẹ và thầy cô 9 năm đi học Tâm luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm
Con đường học tập của Tâm phải dừng lại khi Tâm bước vào cấp 3, nhà xa trường 15km nênTâm phải chấp nhận nghỉ học ở nhà vì sức khỏe yếu và gia đình lúc này cũng chưa có xe máy đưa đón, phần cũng vì đường xa nên gia đình cũng sợ Tâm xảy ra bất trắc.
Làm cô giáo là ước mơ lớn nhất của Tâm. Nhưng biết căn bệnh mình mang không có cách nào chữa khỏi nên từ nhỏ Tâm đã chấp nhận sống chung với nó và hiện thực hóa ước mơ theo cách của riêng mình.
Không thể đứng trên bục giảng được, để giúp ích cho đời, cũng là thực hiện ước mơ được làm cô giáo của mình, Tâm quyết định mở lớp học miễn phí ngay tại nhà để kèm cặp các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 gần nhà hoặc những ai cần Tâm giúp đỡ.
Người bình thường làm cô giáo đã khó, còn với Tâm thì điều ấy còn khó gấp hơn vạn lần. Ấy thế mà trong 16 năm qua đã có hàng trăm em học sinh được Tâm dạy học, không chỉ những em học sinh ở gần nhà mà ngay cả những em học sinh nhà cách xa hơn 20km cũng tìm đến lớp học của Tâm. Một lớp học đặc biệt 5 không: không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án và không học phí, nhưng lớp học ấy luôn đầy ắp sự yêu thương, cô và trò luôn tíu tít bên nhau.
Lớp học luôn đầy ắp các em học sinh
Nhiều người hỏi không thu học phí thì việc duy trì lớp học có khó khăn gì không ?, Tâm trả lời không chút do dự “Thực ra mình nghĩ nếu chúng ta nghĩ nó là khó khăn thì nó sẽ là khó khăn, còn mình nghĩ đó là những điều mình cần phải vượt qua thì nỗ lực hơn nữa sẽ vượt qua được, chỉ cần là mình còn có thể nói được và các em học sinh còn yêu mến cô thì mình sẽ tiếp tục chặng đường của mình”.
Không chỉ có lớp học, Tâm còn mở một thư viện nhỏ và lập quỹ học bổng Ngọc Tâm thủy tinh để khích lệ các em học tập tốt hơn. Không phụ công sức và tấm lòng của Tâm, nhiều em từng được Tâm kèm cặp sau này đã đỗ vào các trường Đại học danh tiếng tại Hà Nội. Nhiều em nhỏ khác cũng được chọn vào trong các đội tuyển đi thi học sinh giỏi ở huyện, tỉnh. Với Tâm, đây là nguồn động lực giúp Tâm có thêm niềm tin, có thêm sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ những em học sinh khác.
Cho đến bây giờ Tâm luôn vui vẻ lạc quan để sống, “tương lai điều gì đến sẽ đến, còn hôm nay chúng ta hãy cứ luôn vui vẻ”. Tâm mong mình có sức khỏe để có thể tiếp tục làm công việc yêu thích. Có thêm cơ hội truyền cảm hứng cho những người có hoàn cảnh không may mắn như em có thêm niềm tin vào cuộc sống. Không quan trọng bạn sống lâu quan trọng là phải sống ý nghĩa. Vì sống không có nghĩa chỉ là tồn tại.
Hành trình “không gì là không thể” của Nguyễn Thị Ngọc Tâm và chặng đường 16 năm dạy học miễn phí trong chương trình Nối trọn yêu thương đã được nhiều khán giả ngưỡng mộ.
Là một khán giả và cũng là người đồng hành cùng chương trình Nối từ những số đầu tiên, bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã rất cảm kích trước nghị lực của Tâm: “Chào Ngọc Tâm, rất khó hình dung em là một cô bé 30 tuổi nhưng chỉ nặng 15kg. Đối với chị, em là một cô bé có một nụ cười rất xinh và tràn đầy năng lượng để truyền cho mọi người xung quanh. Với ước mơ và khát vọng làm cô giáo, em đã truyền động lực cũng như là thay đổi thái độ sống cho những bạn trẻ và em cũng truyền năng lượng cho rất nhiều người trong đó có chị. Chị mong rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một phần động viên, cũng như đồng hành với em trong cuộc sống”.
Lớp học miễn phí của bà lão bán vé số
Chiều đến, sau khi bán hết xấp vé số, bà Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi, ở TP Thủ Dầu Một, đi bộ đến lớp tình thương để dạy kèm học trò nghèo.
Bà Nguyễn Thị Ba, ở phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương là giáo viên tiểu học đã về hưu được 7 năm nay.
Chỉ vào tấm ảnh cũ có mặt mình chụp năm 1974 ở Đại học Sư phạm Sài Gòn, bà nói: "Tôi chụp cùng bạn học trong lớp tu nghiệp giáo chức tiểu học. Hồi đó ai cũng đôi mươi mà giờ đều về hưu hết rồi, có người đã sang nước ngoài định cư hoặc không còn nữa", bà nói.
Năm 2003, bà về hưu, vì không có chồng con nên chuyển về Vĩnh Long sống cùng gia đình anh trai một thời gian. Nhưng vì nhớ quê hương, bạn bè và học trò nên bà về lại Bình Dương thuê trọ, sống bằng khoản lương hưu và tiền dạy kèm.
"Năm năm trước tôi đã tính vào viện dưỡng lão sống. Sau khi đến tham quan tôi nhận ra nếu vào đây thì mình sẽ buồn chán vì chẳng biết làm gì nữa", bà Ba kể. Từ đó, bà chọn đi bán vé số cho đỡ phải ngồi không ở nhà.
Mỗi ngày, bà lấy khoảng 100 tờ vé số, đi bán ở các quán cà phê, nhà hàng... quanh khu phố, từ sáng đến chiều.
Trong lúc đi bán, bà cụ 72 tuổi gặp nhiều em nhỏ phải mưu sinh sớm, phần lớn đều học hành dang dở hoặc không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên lại vẫn còn sức khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho một lớp học tình thương trong phường Phú Cường.
Khoảng 15h sau khi bán xong vé số, bà Ba về lại phòng trọ soạn sơ giáo án trước khi đến lớp học tình thương lúc 16h30.
Lớp tình thương cách nhà gần 2 km, bà thường đi bộ đến, chỉ khi nào mệt mỏi mới gọi xe ôm chở. Lớp học bắt đầu lúc 17h30 nhưng bà giáo già thường đến sớm khoảng một tiếng để chuẩn bị bữa ăn chiều, do mạnh thường quân tài trợ cho các bé.
Trước giờ vào học, bà Ba cùng lớp trưởng điểm danh sĩ số. Lớp hiện tại có 19 học sinh nhưng rải đều từ lớp 1 đến lớp 5. Hầu hết học trò đều có hoàn cảnh khó khăn, học không đúng lứa tuổi, có bé phải đi làm thêm từ sớm.
Sau phần điểm danh, bà giáo về hưu nhận xét từng bài kiểm tra của học trò. "Từng bài tôi đều có lời phê kỹ càng và nhận xét cụ thể. Em nào làm bài tốt, thể hiện sự tiến bộ tôi đều đề nghị cả lớp vỗ tay động viên", bà Ba nói.
Lớp học tình thương rộng chừng 15 m2, có bàn cao thấp khác nhau vì học trò ở nhiều lứa tuổi. Bà Ba đảm nhận dạy tiếng Việt và những môn khoa học xã hội, trong khi môn khoa học tự nhiên do một thầy khác giảng dạy.
Ba chị em Yến Nhi (16 tuổi, góc phải) chăm chú trao đổi sau khi được giao bài tập. Cả ba chị em đều học hành dang dở, đang theo học chương trình lớp 5, ban ngày đi phụ bán quán phở. Ngoài ra, em trai của Nhi cũng đang học lớp 3 tại đây.
"Mấy chị em theo học lớp cô Ba từ năm lớp một đến giờ rồi. Cô dạy tận tình, chỗ nào không hiểu cô đều chỉ cặn kẽ. Trong giờ học cô nghiêm khắc lắm, không chỉ dạy kiến thức mà còn chỉ bọn em biết điều hay lẽ phải", Yến Nhi cho biết.
Huỳnh Thị Kim Hạnh là học sinh lớn tuổi nhất lớp, 33 tuổi. Chị mới đi học khoảng bốn năm nay, đang theo chương trình lớp 5. Chị không được nhanh nhẹn, tư duy chậm nên học yếu hơn bạn bè, mới thành thạo đọc viết.
"Lúc trước có mấy bạn tình nguyện viên đến dạy nhưng mỗi người một kiểu nên tôi học mãi không vô. Nhờ có cô Ba chỉ dạy mà tôi tiến bộ dần, năm nào cũng lên lớp. Cô tốt lắm, học trò nào cũng tìm hiểu hoàn cảnh để tặng quà, thực phẩm, sách vở...", chị Hạnh nói.
19h, sau khi dạy xong, bà Ba lại đi bộ về phòng trọ. Có những hôm ở nhà buồn, bà tranh thủ bán thêm ít vé số vào buổi tối.
Trong căn nhà trọ rộng 15 m2, nếu hôm nào không phải chấm bài kiểm tra, bà giáo thường ngồi trên ghế coi tivi. Bà cho biết, một tháng kiếm được gần 3 triệu đồng từ bán vé số sẽ dành khoảng một nửa giúp đỡ học trò, người nghèo. Phần lương hưu bà dùng để trả nhà trọ, chi tiêu sinh hoạt cũng như tiết kiệm cho tuổi già.
"Tôi thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại khi được làm công việc mình yêu thích lại không quá lo lắng về tiền bạc. Hơn nữa tôi cũng ít bệnh tật, giờ chỉ mong có sức khỏe để dạy các em biết chữ", bà giáo già tâm sự.
Một cô gái đẹp sẽ luôn đi kèm với khối óc thông minh và trái tim đầy yêu thương Đó là phương châm sống của Bùi Thị Lâm (thường được gọi là Tuệ Lâm) - nữ sinh Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Không chỉ nổi bật bởi nhan sắc xinh đẹp - Tuệ Lâm còn được mọi người chú ý khi có một nghị lực sống vô cùng mạnh mẽ, vươn lên hoàn cảnh để tìm kiếm thành công cho...