Cô giáo xứ Thanh chắp cánh cho học sinh chinh phục đỉnh cao Hóa học
Nhờ sự tâm huyết, sáng tạo, cô Mai Châu Phương đã chắp cánh và thắp sáng ước mơ cho nhiều học sinh đạt đỉnh cao tại các kỳ thi khu vực và quốc tế.
Cô Mai Châu Phương
Khơi dậy niềm đam mê môn học
Gần 15 năm gắn bó với nghề, cô Mai Châu Phương – giáo viên Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) luôn tâm huyết, tận tình, sáng tạo, giúp học trò có tình yêu và niềm đam mê với môn Hóa học. Dưới sự dìu dắt của cô, nhiều học sinh đã đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đạt huy chương Olympic quốc tế.
Cô Phương vốn là cựu học sinh lớp chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lam Sơn (khóa 1998-2001). Với kinh nghiệm nhiều năm học Hóa, được ôn luyện và cọ xát nhiều trong các kỳ thi quốc gia, cô đã có khá nhiều kinh nghiệm để dạy cho lớp học sinh của mình nhiều điều bổ ích.
Em Nguyễn Đức Anh- học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn, người từng đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học chia sẻ: Bằng sự tận tình chỉ bảo, trong các tiết học cô Phương đã truyền đam mê học tập và nghiên cứu đến các bạn trong lớp cũng như chính bản thân em.
Cô dạy em cách chứng minh từ những kiến thức đơn giản nhất, sau chúng em sẽ suy ra được những công thức liên quan khác và cuối cùng thì những kiến thức đấy sẽ đan xen, kết hợp lại trong đầu một cách có hệ thống và như vậy có thể dễ dàng trích xuất ra và sử dụng vào bài làm của mình.
“Em nghĩ việc cô Phương hướng dẫn em đi theo con đường độc lập trong suy nghĩ và tư duy đã giúp em hiểu sâu vấn đề hơn về hóa học và giúp cho học sinh có một sự tự tin nhất định khi tranh tài với các bạn học sinh khác trên đấu trường quốc gia cũng như quốc tế”- Đức Anh cho biết.
Còn Nguyễn Văn Chí Nguyên- học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn từng 2 lần đạt huy chương Olympic Hóa học quốc tế chia sẻ: Thành tích em đạt được trong các kỳ thi không thể không nhắc đến cô giáo chủ nhiệm Mai Châu Phương, người luôn đồng hành, dìu dắt, dạy dỗ, hướng dẫn em trong suốt 3 năm học tại Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Video đang HOT
Chí Nguyên kể về cô giáo của mình: Trước thực tế, trong nhiều kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, học sinh Việt Nam thường chiếm ưu thế trong bài thi lý thuyết, nhưng lại hạn chế trong bài thi thực hành. Hiểu được điều này, trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển, cô Phương thường rất chú trọng việc dạy thực hành thí nghiệm cho học sinh.
Cô Mai Châu Phương và học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn
Thông qua các bài thực hành thí nghiệm, kiến thức lý thuyết về hóa học vốn chỉ nằm trong sách vở phải được hiện thực hóa, trở nên trực quan sinh động hơn đối với học sinh; giúp em dễ dàng quan sát, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các hiện tượng phản ứng.
Thầy Lê Văn Đậu – Tổ trưởng Hóa học trường THPT chuyên Lam Sơn cho biết: Để học sinh của mình hiểu và yêu thích môn Hóa học, cô Phương đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tìm ra những phương pháp hay. Trước mỗi bài dạy mới, cô luôn vấn đáp học trò để các em được thể hiện, chứng minh năng lực tự học của mình, từ đó điều chỉnh cho các em cách học hiệu quả hơn.
Sự nhiệt thành, tâm huyết của cô Mai Châu Phương đã thắp lên ngọn lửa đam mê môn Hóa học trong nhiều học sinh. Trong 5 năm qua, dưới sự hướng dẫn của cô, trường THPT chuyên Lam Sơn đã có 2 học sinh đoạt huy chương vàng và 1 học sinh đoạt huy chương bạc Olympic quốc tế môn Hóa học, 5 học sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp quốc gia môn Hóa học…
Cô Mai Châu Phương và học sinh Nguyễn Văn Chí Nguyên
Bí quyết rèn học sinh giỏi
Cô Mai Châu Phương cho biết, đối với các học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, tôi xác định những học sinh này có tư duy nổi trội. Chính vì vậy trong giai đoạn vào lớp 10 chỉ thời gian gần nhất là tôi sẽ phát hiện ra các em từ sớm, để từ đó có phương pháp đào tạo riêng các em.
Thầy Chu Anh Tuấn – nguyên hiệu trưởng trường THPT chuyên Lam Sơn khẳng định: Cô Mai Châu Phương là người rất có năng lực và năng khiếu trong việc phát hiện, bồi dưỡng và truyền cảm hứng cho học sinh với những cách làm riêng, độc đáo và luôn đổi mới phù hợp với từng đối tượng vào từng khóa học sinh.
Đó chính là giáo án riêng, bài dạy riêng, chỗ ngồi riêng và những bài kiểm tra riêng. Chính những việc làm này khiến các em luôn luôn phải có nhu cầu khát khao đáp ứng được yêu cầu cô đặt ra cho từng thời gian trong năm học và sau này năng lực tự học, tự nghiên cứu, trở thành năng lực của chính các em, để các em có thể tự tin tham gia trên các đấu trường quốc gia và quốc tế.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Để học sinh của mình hiểu và yêu thích môn Hóa học, cô Phương đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tìm ra những phương pháp hay. Trước mỗi bài dạy mới, cô luôn tạo điều kiện để các em được thể hiện, chứng minh năng lực tự học của mình, từ đó điều chỉnh cho các em cách học hiệu quả hơn.
Năm 2010, cô đã trực tiếp giảng dạy học sinh Nguyễn Đức Bình đoạt huy chương Bạc Olympic Hóa học quốc tế tại Nhật Bản năm 2010. Tiếp đó trong các năm 2016, 2018, 2019, học sinh của cô Phương là Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Văn Chí Nguyên đã liên tiếp đạt các huy chương Vàng và huy chương Bạc olympic Hóa học quốc tế.
Với cách làm sáng tạo, cô Phương đã gặt hái nhiều thành tích và cách làm cũng đã lan tỏa tới đồng nghiệp trong trường cũng như các trường chuyên trong và ngoài tỉnh đến học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Gần 15 năm đứng trên bục giảng, cô Phương luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Với những đóng góp và cống hiến cho ngành Giáo dục, cô Mai Châu Phương vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đây là động lực để cô Phương tiếp tục truyền lửa đam mê môn Hóa học tới các em học sinh và lan tỏa tinh thần học hỏi, sáng tạo đến các đồng nghiệp.
Vừa đến lớp, học sinh lớp 1 khóc không ngừng, cô giáo phải gọi bố mẹ đón về
Lần đầu tới trường học trực tiếp, nhiều học sinh lớp 1 bỡ ngỡ, rụt rè, thậm chí khóc không ngừng, cô giáo bất đắc dĩ phải nhờ đến sự cứu trợ từ phụ huynh.
9h15, chuông điện thoại của chị Nguyễn Thanh Huyền (36 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vang liên hồi. Chị vội vàng tấp xe vào ven đường để nghe điện thoại. Đầu dây bên kia là cô giáo chủ nhiệm của cậu con trai lớp 1. Cô giáo thông báo tình hình bé Tôm ở lớp khóc không ngừng, dù dùng mọi cách dỗ dành nhưng con vẫn khóc mếu nên phải gọi điện nhờ bố mẹ đến đón về nhà.
Vị phụ huynh phải vòng qua trường cách đó hơn 5km để đón con về nhà. Nhìn con khóc mếu, mồ hôi ướt đầm áo, đứng ở cửa lớp nhất quyết không chịu ngồi, chờ bố mẹ đến đón mà chị vừa thương vừa bực.
Một bạn học sinh trường Tiểu học Khương Thượng khóc nức nở đòi về trong buổi đầu tới lớp. (Ảnh minh họa: H.C)
"Con nói sợ đến lớp vì nhiều bạn mới, không thấy bố mẹ đâu nên con khóc. Tôi vừa dỗ dành vừa phân tích cho con hiểu thêm về việc đi học. Tôi cũng không quên răn đe nếu ngày mai con vẫn khóc nhè, mẹ sẽ không đón con nữa", chị nói và cho biết ngày mai tiếp tục đưa con đến lớp để tập quen dần với môi trường mới, xa vòng tay bao bọc của ba mẹ. Chị hy vọng con đủ mạnh mẽ để quen với việc đi học. Trước đó, biết con tính nhút nhát từ bé nên trước ngày đi học chị làm công tác tư tưởng và dặn dò ở lớp phải nghe lời cô giáo, chiều tan học bố mẹ đón.
Chị Trần Thị Trúc (32 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sáng nay cũng đưa con gái đến trường học buổi đầu tiên sau gần 1 năm ở nhà. Trên đường đến trường con vui vẻ, hỏi đủ thứ, nhưng vừa đến lớp là con bắt đầu òa khóc.
Chị nhẹ nhàng nói vẫn là các bạn học cùng con qua màn hình máy tính hàng ngày, bé không chịu và sách cặp chạy ra giữa sân trường đòi về. "Tôi vừa chạy theo, vừa dỗ dành, nhưng nói thế nào thì con vẫn một mực đòi về nhà, không muốn đến lớp. Chạy theo con vừa mệt, vừa xấu hổ với phụ huynh khác. Ngay cả khi nhờ đến sự trợ giúp của cô giáo, con vẫn không nghe, tôi đành ngậm ngùi cho con về ngay khi chưa bắt đầu tiết học", chị Trúc nói.
Trước khi đi học, vợ chồng chị từng hình dung cảnh con vui vẻ, nô nức khi được gặp lại bạn bè, thầy cô trực tiếp thay vì màn hình máy tính như suốt một năm qua, song mọi thứ lại khác hẳn.
Nhiều bạn học sinh nhút nhát, bố mẹ xin phép cô giáo được ngồi cạnh cùng học trong buổi đầu. (Ảnh minh họa: H.C)
Cô Nguyễn Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Khương Thượng cho biết, buổi học đầu tiên của học sinh lớp 1, trường sắp xếp mỗi lớp 2 giáo viên đón từ cổng, đưa vào tận lớp, tận chỗ ngồi để các em không bỡ ngỡ, lo lắng.
Trường cũng tạo điều kiện cho phép phụ huynh được cùng đi vào lớp, nhưng chỉ được đứng ở ngoài cửa sổ để theo dõi con trong tiết học đầu tiên. Sau khi yên tâm, phụ huynh sẽ ra về để cô giáo, học sinh tập trung vào bài giảng.
Sáng nay, tỷ lệ học sinh đến lớp học trực tiếp đạt khoảng hơn 90%, số còn lại là một số em đang mắc COVID-19 hoặc ở quên chưa kịp lên thành phố. Một số em học sinh lớp 1 bỡ ngỡ khi lần đầu đi học đã khóc mếu, đòi về, nhưng sau khi được giáo viên dỗ dành, các em ngừng khóc và hòa đồng cùng cả lớp. "Một vài em không chịu hòa đồng, nhút nhát, khóc không ngừng sẽ được nhà trường tạo điều kiện để phụ huynh ngồi cạnh", cô nói.
Đại diện trường Tiểu học Chu Văn An cho biết, học sinh khối 1 chủ yếu làm quen với giáo viên, được hướng dẫn nề nếp, các loại sách vở dùng trong quá trình học. Ban đầu còn bỡ ngỡ, chưa quen thầy cô giáo, bạn mới, nhưng sau những hoạt động thể dục đầu giờ, trò chơi làm quen... các em dần hòa đồng và dần quên việc xa bố mẹ để đi học.
Những ngày tới, trường sẽ lồng ghép, giúp các em vừa học, vừa làm quen với bạn bè, thầy cô và các quy định trong thời gian ở trường, đại diện trường cho biết thêm.
Trường THCS Văn Lang (Phú Thọ) đạt thành tích cao tại kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh Với 129 giải, trong đó có 13 giải Nhất, 51 giải Nhì... trường THCS Văn Lang đóng góp không nhỏ vào vị trí xếp thứ nhất toàn tỉnh của Phòng GD&ĐT Việt Trì (Phú Thọ) tại kỳ thi học sinh giỏi (HSG) lớp 9 cấp tỉnh. Thầy và trò trường THCS Văn Lang (TP Việt Trì, Phú Thọ). Chia sẻ với báo GD&TĐ...