Có giáo viên một năm phải tham gia tới 3 Hội thi giáo viên giỏi
Trong thực tế vẫn còn không ít địa phương dùng sức ép vô hình để buộc thầy cô phải đăng ký dự thi giáo viên giỏi gây bức xúc trong dư luận nhà giáo.
Thông tư số: 21/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên cũng như Dự thảo về giáo viên giỏi đang lấy ý kiến thì thời hạn tổ chức các hội thi được quy định:
Mỗi năm một lần Hội thi giáo viên giỏii cấp trường được tổ chức (Ảnh minh họa Website: //thpthoangcau.edu.vn)
Điều 3. Các cấp tổ chức Hội thi
a) Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần;
b) Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở.
Việc tổ chức hội thi đối với giáo viên giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương;
c) Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần;
Thế nên, nhiều giáo viên trong một năm học phải tham gia tới 3 Hội thi giáo viên giỏi tạo quá nhiều áp lực cho thầy cô và ảnh hưởng trực tiếp tới việc dạy, học của các em học sinh.
Đơn cử, năm học này tại nhiều trường tiểu học ở phía Nam sẽ tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thị, thành phố.
Vậy là, ngay tại thời điểm này, các trường tiểu học phải gấp rút tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Một trường hạng 2 khoảng 25 lớp, nhà trường ấn định các tổ chuyên môn phải cử từ 2-3 giáo viên đi thi cấp huyện.
12 giáo viên này sẽ thi cấp trường ở học kỳ 1 và tham gia thi cấp huyện ở học kỳ 2.Toàn trường sau khi sàng lọc sẽ có số lượng khoảng 10-12 giáo viên “đem chuông đi đánh xứ người”.
Cuối năm, những giáo viên này cũng phải tham dự tiếp Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
Để chuẩn bị cho 3 hội thi này, giáo viên phải có ít nhất 2 cái Sáng kiến kinh nghiệm.
Video đang HOT
Một cái sáng kiến về chuyên môn, một cái sáng kiến về công tác chủ nhiệm.
Giáo viên chịu sức ép từ trên xuống
Nếu chứng kiến một cuộc họp tổ gần đây ở một số trường lớn (trường chuẩn quốc gia) mới thấy được nhiều giáo viên không muốn tham gia Hội thi cũng chẳng thể chối từ.
Sau khi lấy ý kiến tự nguyện đăng ký thi nhưng không thầy cô nào giơ tay, tổ trưởng chuyên môn vò đầu bứt tai:
“Nhà trường giao cho tổ mình phải đề cử 2 – 3 người, ai cũng từ chối thì lấy ai đi thi?”
Và, người được gọi tên đương nhiên là tổ trưởng (nhưng nếu tổ trưởng đang nằm trong danh sách bảo lưu kết quả cấp huyện, cấp tỉnh lần thi trước thì khó khăn hơn vì phải cử người khác).
Người thứ hai chắc chắn là đảng viên vì Đảng viên phải đi trước để làm gương.
Tự đánh rớt mình
Có người nói rằng chối từ việc đi thi không được chỉ còn cách tự mình đánh rớt mình từ “vòng gửi xe”.
Cách này được xem là an toàn nhất, vì nếu cứ khăng khăng không đi sẽ bị kiểm điểm, bị Ban giám hiệu để ý thì mệt. Thế nên tự mình loại mình thôi.
Điều này cũng chẳng có gì lạ, vì hàng trăm người thi với hàng trăm cái sáng kiến ban giám khảo lấy thời gian, hơi sức đâu mà đọc? Đó là việc lấy đại một Sáng kiến trên mạng chẳng cần chỉnh sửa gì in ra và nộp thì cơ hội bị loại sẽ cao hơn. Thế mà có người vẫn không bị rớt.
Người rớt, người đậu cũng tù mù, hên xui chứ đâu phải viết tốt là đậu còn viết chưa đạt thì rớt.
Quyết tâm tự đánh rớt mình bằng sáng kiến không được, có thầy cô đánh rớt bằng bài thi năng lực.
Đó là việc để giấy trắng hoặc đánh thí đánh đại các câu trả lời cho xong.
Những giáo viên tự mình đánh rớt phần đông là những thầy cô không màng danh lợi, không màng thành tích.
Phương châm của họ chỉ là dạy làm sao cho học sinh hiểu bài, học tốt là được.
“Cấm nhà trường ép buộc giáo viên đi thi” vẫn được quy định trong Điều lệ thi giáo viên giỏi.
Thế nhưng trong thực tế vẫn còn không ít địa phương dùng sức ép vô hình để buộc thầy cô phải đăng ký dự thi gây bức xúc trong dư luận nhà giáo.
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Thi giáo viên giỏi, tôi được hỏi 'làm phong bì chưa'
Tôi được hỏi "đã làm phong bì chưa", khi tôi còn chưa hết ngỡ ngành thì thấy cô xòe trong tay nhiều phong bì đã chuẩn bị sẵn.
Một cô giáo đã có thâm niên trong ngành chia sẻ về mặt trái của việc chạy theo các chỉ tiêu, các danh hiệu thi đua để đạt được danh hiệu "lao động tiên tiến", "chiến sĩ thi đua" theo quy định của Bộ GD-ĐT gửi tới báo Đất Việt.
Giáo viên phải mồi câu hỏi, câu trả lời trước cho học sinh. Ảnh: VNN
Danh hiệu "lao động tiên tiến" là phần thưởng cao quý, có ý nghĩa và có giá trị rất lớn về mặt tinh thần đồng thời cũng là một cách để khẳng định với đồng nghiệp, với nhà trường về năng lực, sự đóng góp, cống hiến của một người giáo viên với nghề. Vì thế, không ai lại không muốn có được phần thưởng cao quý đó.
Tuy nhiên, bất kỳ danh hiệu thi đua nào cũng chỉ có ý nghĩa khi đó là những danh hiệu thực chất là sự cố gắng, nỗ lực thật sự của mỗi cá nhân.
Theo quy định tại Thông tư 35 của Bộ GD-ĐT, để đạt được danh hiệu "lao động tiên tiến" phải hoàn thành rất nhiều các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu về giờ thao giảng, hội giảng; phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, phải viết "Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Giải pháp khoa học"...
Mặc dù thông tư cũng như chỉ đạo từ các cấp không áp đặt, ép buộc, thực hiện nghiêm túc, tự nhiên nhưng chỉ đạo là một chuyện, thực hiện là một chuyện. Ai cũng biết, chả có cái gì là tự nhiên cả, nhất là khi danh hiệu "lao động tiên tiến", "chiến sĩ thi đua" còn gắn với danh hiệu, thành tích không chỉ của cá nhân mà còn là thành tích chung của cả nhà trường, cả tập thể.
Ngay từ khi có chủ trương, cá nhân, nhà trường đã phải lên kế hoạch trước đó hàng tháng, lựa chọn giáo viên có năng lực giỏi nhất, xây dựng bài cho giáo viên dạy thử, sau đó lấy ý kiến góp ý, đóng góp từ những người có kinh nghiệm... rất nhiều thứ phải chuẩn bị.
Nói đúng nghĩa đây là cuộc thi đã sử dụng trí tuệ, công sức của cả tổ, cả nhóm, cả nhà trường, người giáo viên đi thi chỉ là người diễn.
Bởi tâm lý chung đã đi thi là phải được giải, vì vậy, khâu chuẩn bị, lựa chọn cho cuộc thi này phải đầu tư rất nhiều công sức và thời gian.
Đương nhiên, người diễn cũng phải có năng lực, có khả năng truyền đạt tốt thì giờ dạy mới tốt. Nhưng chỉ giáo viên tốt thôi thì chưa đủ, muốn giờ giảng tốt học sinh cũng phải tốt.
Như thế, ngoài việc phải chuẩn bị cho giáo viên đi thi còn phải chuẩn bị tâm lý, trang bị kiến thức cho cả học sinh tham gia vào cuộc thi của giáo viên giỏi nữa.
Nhiều trường hợp được tạo điều kiện tiếp xúc với học sinh trước đó vài buổi, lựa chọn học sinh giỏi, đánh dấu chỗ ngồi, mồi trước cho học sinh câu hỏi, bài giải, khi đến giờ giảng chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình đã sắp xếp, mọi việc sẽ ổn thỏa.
Tôi cũng là một giáo viên từng tham gia nhiều kỳ thi giáo viên giỏi, để đạt được những thành tích nhất định tôi cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thậm chí phải chứng kiến cả những tiêu cực.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên đi thi giáo viên giỏi. Vừa bước vào trường, tôi được một cô giáo gọi giật lại hỏi tôi "đã chuẩn bị phong bì chưa". Tôi ngỡ ngàng hỏi lại "phong bì gì ạ?". Cô nói, "tiền".
Lúc này tôi mới biết, ngay cả thi giáo viên giỏi, một cuộc thi đánh giá về chuyên môn cũng phải chuẩn bị phong bì cho giám khảo chấm thi. Tôi không biết việc này và đương nhiên tôi không chuẩn bị.
Buổi thi hôm đó, tôi giảng về bài thơ "Tiếng chổi che". Bài giảng của tôi được đánh giá cao, học sinh đã phải khóc nhưng giám khảo chấm cho tôi 26,5 điểm, trong khi điểm đỗ là 27 điểm.
Hết giờ, một cô giáo trong ban giám khảo có đến gần tôi an ủi, động viên, nói tôi có khả năng dạy tốt.
Tất nhiên, tôi chấp nhận kết quả đó bởi tôi tâm niệm do lần đầu đi thi nên còn rất nhiều khiếm khuyết, còn hạn chế phải khắc phục. Quan trọng hơn đó là kiến thức, là kỹ năng của tôi chứ không phải nhờ vào sự tác động nào khác.
Sau này tôi cũng tham gia nhiều cuộc thi giáo viên giỏi nữa nhưng khi một danh hiệu được gắn với thành tích thì khó tránh khỏi bị biến tướng, làm méo mó, sai lệch, thậm chí danh hiệu cuối cùng chỉ còn là hình thức mà không ai còn cảm thấy hào hứng, không còn thấy tự hào.
Hay như tiêu chí phải viết "Sáng kiến kinh nghiệm hoặc Giải pháp khoa học", tôi chưa từng thấy một chỉ tiêu nào mông lung, trừu tượng, khó khăn vô cùng.
Bản thân tôi cũng thử ngồi vài lần viết ra các sáng kiến kinh nghiệm của mình nhưng đọc đi đọc lại thấy cũng hay bằng copy trên mạng vì thế, tôi chọn cách lấy lại trên mạng dán vào báo cáo cho đúng thủ tục.
Những năm gần đây, mặc dù quy định cũng có nhiều thay đổi, nhưng bệnh thành tích chưa thay đổi thì mọi cuộc thi vẫn chỉ mang tính hình thức, tạo gánh nặng cho giáo viên.
Vì thế, tôi cho rằng, thay vì đặt ra các danh hiệu, tổ chức nhiều cuộc thi ngành giáo dục nên quan tâm hơn tới chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên tập trung vào chuyên môn.
Cô giáo Lê Thùy Nhi (Hà Nội)
Theo baodatviet
Xét giáo viên giỏi sẽ vẫn hình thức và nhiêu khê Chúng tôi cho rằng hình thức xét còn nhiêu khê và phức tạp cũng không kém so với hướng dẫn của Thông tư 21 hiện nay. Làm sao để trở thành giáo viên dạy giỏi?Ước gì tiết nào giáo viên cũng dạy như tiết dự thi giáo viên giỏiChúng tôi đi thi giáo viên dạy giỏiTrường kỳ chinh chiến thi giáo viên giỏi...