Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ đam mê tiếng Anh qua công nghệ hiện đại
Không chỉ có phong cách giảng dạy độc đáo, dễ hiểu, ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống bài tập chặt chẽ, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (Trang Anh) còn là tác giả nhiều cuốn sách hay hỗ trợ học sinh ôn luyện và thi môn tiếng Anh.
Bằng việc say mê trong các bài giảng tâm huyết của mình cũng như đam mê viết sách tham khảo, ôn luyện, cô giáo Trang Anh đang truyền “ngọn lửa” đam mê, tình yêu tiếng Anh cho nhiều thế hệ học sinh.
“Truyền lửa” đam mê cho nhiều thế hệ học sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang hiện đang là giáo viên dạy trực tuyến trên Moon.vn và có hơn 10 năm kinh nghiệm, giảng dạy, luyện thi THPT quốc gia môn tiếng Anh.
Cô Trang Anh chia sẻ: “Tiếng Anh là 1 trong 3 môn học bắt buộc dự thi THPT quốc gia và quan trọng đối với những bạn chọn môn tiếng Anh làm môn xét tuyển vào các trường đại học. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, khơi dậy tình yêu và hứng thú với môn học thì vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng.
Do vậy, ngay từ những năm đầu bước vào nghề dạy môn tiếng Anh ở trường THPT Đại Từ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (từ 2009 – 2018), tôi luôn nỗ lực tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, sinh động. Ngoài việc truyền đạt những kiến thức trên lớp, tôi luôn chú trọng đến việc giao bài tập về nhà cho học sinh, giúp các em củng cố kiến thức trọng tâm và rèn luyện kỹ năng thực hành môn tiếng Anh”.
Chính bằng niềm đam mê nghề nghiệp cùng vốn kiến thức phong phú và sự sáng tạo của mình, mỗi tiết học của cô Trang Anh đều trở nên hấp dẫn bởi cách truyền đạt biểu cảm kết hợp việc sử dụng các bài giảng điện tử sinh động, từ đó giúp nhiều học sinh yêu thích và đam mê với môn tiếng Anh.
Để có nhiều học sinh yêu thích môn tiếng Anh, ngoài việc tận tâm giảng dạy, ôn luyện, cô giáo Trang Anh còn viết sách để hỗ trợ các em học sinh ôn luyện và thi môn tiếng Anh đạt kết quả cao.
Theo cô Trang Anh, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh là nền tảng để phát triển 4 kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết) trong tiếng Anh. Bởi để diễn đạt được ý tưởng dưới dạng nói hay viết thì cần phải tổ chức nó thành một hoặc nhiều câu mà người khác có thể hiểu được. Mà để người khác hiểu được điều muốn nói thì cần phải tuân theo đúng ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Ngữ pháp đơn giản là tập hợp các quy ước có tên là ngôn ngữ. Ví dụ như để người Anh hiểu điều bạn nói thì bạn phải nói theo đúng quy ước của tiếng Anh và tập hợp các quy ước đó gọi là ngữ pháp tiếng Anh. Chính vì vậy, cô Trang Anh đã ra đời bộ 2 cuốn sách tên “25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm”.
Ngữ pháp và từ vựng là cơ sở để đạt kết quả tốt
Video đang HOT
Cô Trang Anh chia sẻ thêm, trong giao tiếp tiếng Anh, thì từ vựng là nguồn căn gốc rễ của mọi vấn đề. Muốn giao tiếp mạch lạc và nắm bắt được những thông tin cần thiết với người nghe thì từ vựng chính là điều cần phải nắm chắc. Bởi khi sở hữu một vốn từ dồi dào và phong phú thì người học sẽ phát triển và hoàn thiện các kỹ năng khác một cách hiệu quả.
Do đó, để ôn thi môn tiếng Anh tốt và đạt kết quả tốt, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về ngữ pháp và phải có vốn từ vựng phong phú, đa dạng. Đây là nguyên do cô dày công nghiên cứu, tìm tòi và xuất bản nhiều sách tham khảo về ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh.
Ngoài ra, để học sinh có thêm nguồn tài liệu, nâng cao khả năng học và tiếp thu kiến thức giúp cho học sinh vượt qua các kỳ thi THPT quốc gia với kết quả cao, cô Trang Anh đã xây dựng hệ thống bài tập dựa trên cấu trúc đề thi để cung cấp tất cả các kỹ năng, bí quyết và những lưu ý khi làm bài kiểm tra, bài thi, qua đó phục vụ việc ôn luyện, thi và học chuẩn về tiếng Anh cho học sinh.
Tính đến nay, cô Trang Anh đã xuất bản được hàng chục đầu sách tham khảo làm tư liệu ôn thi cho học sinh (do cô chủ biên và phối hợp viết cùng đồng nghiệp) như 35 đề minh họa luyện thi THPT quốc gia, Tổng ôn ngữ pháp, 30 chủ đề từ vựng, cẩm nang cấu trúc tiếng Anh…
Với tâm huyết mãnh liệt, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (Trang Anh) đã truyền cảm hứng, truyền ngọn lửa đam mê, giúp nhiều thế hệ học sinh thêm yêu thích môn tiếng Anh và đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi quan trọng.
Chuyển đổi từ "lớp học" sang "phòng học" có được không?
Nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng chức năng thì sẽ tận dụng tối đa được sách giáo khoa mà phụ huynh phải mua hàng năm.
Kể từ khi nước nhà giành được độc lập cho đến nay, về cơ bản thì các lớp học phổ thông không có nhiều thay đổi. Vẫn là hình ảnh thầy cô miệt mài giảng bài bên chiếc bảng đen, vẫn là mấy chục học trò ngồi phía dưới nghe thầy cô giảng bài rồi chăm chú viết theo thầy cô.
Có thay đổi hơn chăng là phòng học bây giờ khang trang hơn, sạch đẹp hơn trước đây và mỗi lớp được trang bị thêm chiếc ti vi và một số cây quạt hay chiếc máy lạnh trong phòng học.
Như vậy, về cơ bản thì phương pháp, cách tổ chức dạy học bây giờ vẫn chưa có nhiều thay đổi so với trước đây và tất nhiên cách dạy, cách học cũng không có nhiều thay đổi.
Nếu như khi chương trình mới được dạy đại trà, ngành giáo dục và các nhà trường thay đổi từ lớp học biên chế sang phòng học bộ môn, thì chúng tôi tin không chỉ chất lượng giáo dục và hiệu quả đổi mới sẽ tăng, mà còn tiết kiệm được rất nhiều thứ...
Việc học tại các phòng bộ môn sẽ tận dụng tối đa được trang thiết bị và sách giáo khoa - (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Lãng phí nhìn từ những bộ sách giáo khoa
Cả nước hiện có gần 20 triệu học sinh phổ thông cũng đồng nghĩa mỗi năm có chừng ấy bộ sách giáo khoa và hàng chục triệu cuốn sách bài tập, sách tham khảo... được bán ra.
Đa phần, những bộ học liệu này chỉ dùng trong một năm học rồi bỏ đi để bán phế liệu. Vì, học liệu hiện hành có nhiều đầu sách được thiết kế học một lần. Sách bài tập thì đương nhiên chỉ dùng có một năm học sẽ bỏ.
Trong những cuốn sách mà phụ huynh mua, học sinh, sinh viên tự mua có những cuốn được học tập trong một năm học và có những cuốn mua chỉ vì đã được các nhà sách đóng thành một bộ hoặc nhà trường bán trọn gói nên có những cuốn sách mua nhưng không sử dụng đến.
Tất nhiên, dù mới hay cũ thì sau mỗi năm đều bỏ đi bởi giờ đây, phụ huynh cũng ít khi cho con xin hay mượn sách của những anh chị học ở khóa trước mà cứ vào năm học mới là đi mua cho con.
Vì thế, mỗi năm học có hàng chục triệu bộ sách giáo khoa được bán ra rồi bỏ đi một cách lãng phí vô cùng. Bởi mỗi bộ sách học một năm của học sinh mua hết nhiều trăm ngàn nhưng sau một năm học thì chỉ bán được mấy ngàn tiến giấy phế liệu.
Số tiền mua sách cả hàng ngàn tỉ đồng mà phụ huynh bỏ đi mỗi năm mà gần như ít người quan tâm, để ý. Sự lãng phí này cứ lặp đi, lặp lại suốt hai chục năm qua trong khi kinh tế nhiều gia đình và đất nước còn nghèo.
Chuyển đổi từ lớp học sang phòng học được không?
Hiện nay, ở các trường phổ thông có điều kiện cũng chỉ có một số phòng học chức năng như phòng Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ Thuật, phòng thực hành Lí, Hóa, Sinh để học những tiết thực hành.
Đối với các môn học còn lại đều học tại các lớp học thông thường, học sinh vẫn ngồi 2-3 em/ 1 chiếc bàn và đầu năm thì giáo viên hay kiểm tra xem học sinh đã mua sách giáo khoa, sách bài tập hay chưa.
Nếu chưa mua, tất nhiên học sinh sẽ được thầy cô yêu cầu mua sách bởi đây đã là một thói quen từ nhiều năm.
Chúng tôi cho rằng nếu bây giờ ngành giáo dục và các nhà trường thực hiện học theo phòng học chức năng thì việc đầu tiên là sẽ bớt đi được rất nhiều thứ, nhất là tận dụng tối đa được sách giáo khoa phụ huynh phải mua hàng năm.
Nếu trường nhỏ thì mỗi môn học bố trí 1 phòng học chức năng, môn nào nhiều tiết thì có thể bố trí một vài phòng. Những trường lớn thì bố trí mỗi môn vài phòng bộ môn và quản lý theo từng phòng chức năng.
Đến giờ học môn nào thì học sinh đến phòng chức năng của bộ môn đó học tập. Sách giáo khoa sẽ dùng chung và để tại phòng bộ môn.
Lớp này ra, lớp khác vào học. Mỗi khối học chỉ cần trang bị mấy chục cuốn sách giáo khoa, nhiều thì chỉ khoảng trên dưới 100 cuốn/ môn là đủ.
Giáo viên bộ môn và ban cán sự các lớp có thể quản lý sách của học sinh theo từng tiết học. Hết tiết, học sinh để sách lên trên mặt bàn để lớp khác vào học, hết buổi thì bỏ sách vào hộc bàn hoặc gom lại cất vào tủ tại học phòng học.
Việc thực hiện các phòng học chức năng không khó, các phòng học hiện tại của nhà trường chỉ cần cơ cấu lại cho phù hợp để đặt tên phòng bộ môn cụ thể.
Sách giáo khoa thì có thể đầu năm học phụ huynh học sinh đóng góp một ít và nhà trường có thể tận dụng chính sách xã hội hóa giáo dục một phần. Hơn nữa, khi mà học sinh cả khối chung tay mua bộ sách học chung thì có lẽ giá cả sẽ giảm đi một phần đáng kể.
Nếu như hiện nay hàng năm phụ huynh phải bỏ từ vài trăm ngàn đến cả gần 1 triệu đồng để mua sách học tập cho con em mình thì việc mua sách chung chỉ cần vài chục ngàn có thể đủ được.
Điều quan trọng là bộ sách có thể tận dụng được nhiều năm học và số lượng học sinh dùng chung bộ sách sẽ nhiều hơn, bớt đi những lãng phí không cần thiết.
Không chỉ sách giáo khoa mà các thiết bị học tập cũng có thể tận dụng chung được. Làm như vậy, học sinh cũng đỡ phải mang sách giáo khoa, đỡ phải mang theo các thiết bị và cũng giảm bớt đi áp lực bài về nhà.
Trong mỗi buổi học thì giáo viên có thể ra cho học sinh một vài bài tập cụ thể cho học sinh chép vào vở để làm.
Việc chuẩn bị bài mới, học sinh có thể tham khảo trên mạng Internet hoặc bỏ qua hoạt động này vì suy cho cùng việc chuẩn bị bài mới bây giờ rất hình thức, học sinh lên mạng chép để đối phó với thầy cô mà thôi.
Điều quan trọng là khi học ở phòng học chức năng thì các thầy cô có thể tận dụng tối đa những thiết bị đã được nhà trường trang bị để giảng dạy cho học sinh của mình, không phải lỉnh kỉnh mang theo mỗi khi giáo viên di chuyển lớp mà các giáo viên cũng có thể dễ dàng sử dụng chung được.
Điều quan trọng là giúp cho học sinh, giáo viên tận dụng được tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường, của giáo viên và học sinh
Thiết nghĩ, đất nước còn nghèo, nhiều phụ huynh còn khó khăn, cơ cực mà mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng bỏ đi thì quả là rất phí phạm.
Hơn nữa, hàng chục triệu bộ sách được in ấn, phát hành đâu chỉ là câu chuyện lãng phí về tiền bạc mà nó còn đi kèm với rất nhiều vật liệu khác đi kèm nữa.
Nhưng, chỉ sau 9 tháng học tập, thậm chí nhiều sách chỉ thiết kế 1 học kỳ thì những sản phẩm mua mất mấy trăm ngàn đồng bị bỏ đi để bán lấy vài ngàn đồng tiền phế liệu thì uống phí quá!
Khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT 2020-2021 Ngày 24/12, tại Trường THPT Chuyên Hạ Long, TP Hạ Long, Sơ GD&ĐT tô chưc khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020 - 2021, hôi đông thi Quang Ninh. Ky thi năm nay, tỉnh Quảng Ninh co 90 học sinh đên tư 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh: THPT Chuyên Hạ Long, THPT Hòn Gai,...