Cô giáo trẻ mê say cắm bản
Không quản ngại vất vả, nhiều cô giáo đã tình nguyện cắm bản, nỗ lực khắc phục khó khăn để theo đuổi công việc dạy chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; miệt mài gieo chữ nơi các điểm trường vùng cao.
Cô Hồng và học sinh Trường Mầm non Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: Lan Anh
Với ước mơ trở thành cô giáo mầm non, năm 2007 sau khi tốt nghiệp ngành mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, cô Hồng tình nguyện lên công tác tại huyện vùng cao Mường Lát và được ngành GD-ĐT huyện phân công về giảng dạy tại Trường Mầm non xã Pù Nhi.
Cô Hồng chia sẻ: Pù Nhi là bản biên giới với 100% đồng bào Mông sinh sống. Đời sống còn nhiều khó khăn nên người dân chưa quan tâm đến việc học của các con. 12 năm trước, đường đi còn khó khăn, đường chỉ vừa một xe đi, xe thứ hai phải dừng lại nhường đường, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa thì vất vả hơn nhiều. Để vào bản, GV phải cõng đồ, mang đồ ăn từ trung tâm xã vào.
Ngày đầu đến điểm trường Cá Nọi, trên lưng đeo ba lô, vừa đi vừa khóc, vừa sợ và buồn. Đang sống ở dưới miền xuôi, khi lên bản thấy nhiều điều lạ: Dân sống thưa thớt, điện không có, phải thắp đèn dầu hoặc nến. Đồ ăn không giữ được lâu nên phải mua mì tôm, cá khô để ăn cả tuần. “Nếu không có tình yêu với học sinh có lẽ một cô giáo trẻ sẽ không thể làm quen với những điều lạ như vậy” – cô Hồng tâm sự.
Cô Trần Thị Hồng. Ảnh: Lan Anh
Video đang HOT
Ngoài Cá Nọi, cô Hồng dạy ở nhiều điểm trường khác của Trường Mầm non Pù Nhi như Pù Mùa, Na Tao, Pha Đén và hiện nay là điểm trưởng Bản Cơm. Ở đâu cô cũng được học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng. Dân ở bản còn nghèo nhưng có gì quý đều biếu cô giáo với tình cảm chân thật, nhiều lần khiến cô cảm động đến rơi nước mắt.
Cô Hồng nhớ lại: Mới ra trường đi dạy không có lương, dân bản trả công cô giáo bằng gạo, bằng lúa. Bản có điều kiện thì đóng nhiều hơn một chút, còn không, từng tháng họ đóng cho trưởng bản, cô giáo đến lấy gạo để ăn. Lúc đó, gia đình ở dưới xuôi vẫn phải chu cấp hàng tháng. Năm 2012, GV nhận được 450.000 đồng tiền lương/tháng nên không nhận gạo lúa của dân bản nữa.
Bên cạnh đó, đa phần HS là đồng bào dân tộc Mông nên không nói được tiếng phổ thông, rất khó khăn cho việc dạy học. Vì vậy, cô Hồng đã tự học thêm tiếng Mông để thuận tiện trong việc giảng dạy, vận động các em đến trường, duy trì sĩ số lớp, tiếp xúc với đồng bào thuận tiện hơn.
Trong hơn 12 năm công tác, gắn bó với trò vùng cao, cô Hồng luôn trăn trở, nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh đã và đang áp dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy ở các điểm trường.
Là giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn, cô Hồng luôn đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, tăng cường kỹ năng sống cho các em, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm, lớp do cô làm chủ nhiệm luôn đạt danh hiệu lớp tiên tiến, tỉ lệ học sinh ra lớp đạt 100%.
Bộ GD-ĐT trao học bổng cho học sinh huyện biên giới Mường Lát
Chiều qua (30/11), đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo.
Buổi chào cờ của thầy trò Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mường Lát.
Mường Lát là huyện biên giới với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do đó, việc bảo đảm các điều kiện dạy và học, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành giáo dục địa phương và Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho hay, qua nghe báo cáo và nắm bắt thực tế, trên địa bàn huyện Mường Lát hiện không xảy ra tình trạng mất an toàn, an ninh trường học cũng như vi phạm đạo đức nhà giáo.
Tuy nhiên, đoàn công tác lưu ý địa phương vẫn cần nâng cao sự cảnh giác, có sự chuẩn bị bởi các yếu tố có thể là tác nhân luôn tiềm ẩn khi một số trường học gần sông, suối, còn không có tường rào bao quanh.
Đặc biệt, hiện, trên địa bàn, phần lớn các trường không có nhân viên bảo vệ, kể cả trường ở khu vực thị trấn. Điều này khiến các trường gặp khó khăn về việc bảo vệ tài sản trường học, đảm bảo an toàn và sức khỏe của học sinh.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học viên, sinh viên (Bộ GD-ĐT) và đoàn công tác của Bộ kiểm tra việc thực hiện các nội dung tại một số trường học.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học viên, sinh viên cho hay, thời gian tới, các trường cần tiếp tục chú trọng, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động ngoại khóa để phòng tránh vi phạm pháp luật. Cùng đó, tăng cường giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh về phòng cháy, chữa cháy, tai nạn đuối nước; rà soát điều kiện cơ sở vật chất, tường rào có thể gây nguy hiểm cho học sinh...
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT trao tặng ngành GD-ĐT huyện Mường Lát sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tạp chí, đồ chơi cho trẻ mầm non.
Tại đây, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT trao tặng ngành GD-ĐT huyện Mường Lát sách giáo khoa, thiết bị dạy học, tạp chí, đồ chơi cho trẻ mầm non với tổng số tiền lên tới 140 triệu đồng.
Trao học bổng cho học sinh Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mường Lát
Trước đó, đoàn công tác Bộ GD-ĐT cũng đã trao 20 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh Trường Tiểu học và THCS thị trấn Mường Lát và 10 suất học bổng cho học sinh là người dân tộc, có thành tích học tốt của Trường THPT Mường Lát. Mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng.
Bộ GD-ĐT trao học bổng cho học sinh cho học sinh Trường THPT Mường Lát
Bộ GD-ĐT trao học bổng cho học sinh cho học sinh huyện Mường Lát
Trao học bổng cho học sinh huyện Mường Lát Chiều 30-11, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) do Vụ trưởng Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên Bùi Văn Linh có buổi làm việc với UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) về công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức...