Cô giáo tiểu học hướng dẫn cha mẹ cách chọn đồ dùng học tập cực chuẩn cho bé vào lớp 1
Những món đồ dùng học tập cho bé vào lớp 1 thường rất đa dạng và nhiều chủng loại. Nếu các bậc phụ huynh còn chưa có kinh nghiệm sẽ không biết lựa chọn món nào cho con.
Với gợi ý của cô Vũ Hà, giáo viên tiểu học tại Ninh Thuận sẽ giúp bạn chọn được đồ dùng học tập phù hợp nhất.
Phải thay bộ đồ dùng học tập tới 3 lần mới ưng ý cho con sử dụng là kỷ niệm mà chị Nguyễn Huyền (Đống Đa, Hà Nội) nhớ mãi khi sắm đồ cho con gái của mình khi chuẩn bị vào lớp 1. Dẫn con đi nhà sách chọn đồ, chị Huyền thực sự mông lung khi bạt ngàn các loại đồ dùng học tập, sách vở, cặp sách với đủ màu sắc, chủng loại khác nhau.
Chỉ riêng các loại cặp cũng cả vài chục loại, rồi vở viết, bút, thước,… loại nào cũng bắt mắt không chỉ với trẻ nhỏ mà cả với người lớn.
Cũng giống như nhiều bậc phụ huynh lần đầu mua sắm đồ cho con vào lớp 1, chị Huyền cũng cố gắng chọn mua những món đồ dùng học tập được nhân viên bán hàng quảng cáo là mới nhất, hiện đại và nhiều tính năng cho con. Chi phí để sắm những món đồ này tốn của chị gần 3 triệu đồng.
Chọn đồ dùng học tập cho bé vào lớp 1 là chuyện khó khăn với nhiều bậc phụ huynh.
Thế nhưng, khi vào năm học mới, hầu hết những món đồ này đều không phù hợp với bé. Thậm chí vì những hoa văn bắt mắt, màu sắc rực rỡ mà còn gây mất tập trung, giảm hiệu quả học tập của bé đáng kể.
Từ câu chuyện của chị Huyền cho thấy rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường có ít kinh nghiệm mua đồ dùng học tập cho con. Nhất là với các bạn mới bước vào lớp 1, cha mẹ thường không biết mua loại nào để phù hợp, đúng với nhu cầu học tập. Đôi khi tốn kém mà món đồ lại không mang lại kết quả như mong muốn.
Vậy thì, cách lựa chọn đồ dùng học tập cho bé để chuẩn bị vào lớp 1 như thế nào là phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo nhanh gợi ý của cô giáo Vũ Hà, giáo viên Tiểu học tại trường Đông Hải 1, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận để lựa chọn đồ dùng học tập phù hợp với con mình nhất.
Cô giáo Vũ Hà, giáo viên Tiểu học tại trường Đông Hải 1, thành phố Phan Rang, Ninh Thuận.
Chọn cặp sách
Video đang HOT
Đối với học sinh tiểu học, các loại cặp sách cho bé trên thị trường rất đa dạng với đủ kiểu dáng, mẫu mã và giá tiền. Từ cặp siêu nhẹ, cặp chống gù, balo, cặp vali… đều là những loại cặp đang phổ biến trên thị trường và được nhiều người lựa chọn. Những mẫu cặp sách này cũng có thể dễ dàng mua tại các nhà sách, siêu thị hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ.
Dù chọn loại cặp nào cho con, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Chọn một chiếc cặp hình hộp, để sách vở của con không bị quăn, gẫy khi đựng. Nên chọn loại có quai đeo sau lưng, chất liệu chống thấm, thiết kế đơn giản, ít khóa hoặc móc cài để bé dễ dàng đóng, mở khi lấy sách vở học bài.
- Chọn loại vừa với tầm vóc cơ thể con để bé có thể tự mang, xách khi di chuyển.
- Không nên chọn những loại quá đắt tiền, bởi sẽ làm con có tâm lý lo lắng trông chừng, sợ mất cặp sách. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự tập trung của trẻ trong giờ học.
- Những chiếc cặp có bánh xe và cần kéo cũng không phù hợp với học sinh lớp 1 vì những bất tiện khi di chuyển, lên xuống cầu thang hoặc do bé không chú ý, kéo cặp vào những chỗ ướt, chỗ bẩn sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh cá nhân của bé và vệ sinh lớp học.
Chọn hộp bút
Cũng giống như cặp sách, các loại hộp bút cũng khá đa dạng và phong phú để phụ huynh lựa chọn. Tại các nhà sách, cửa hàng bán đồ dùng học tập có hàng trăm chủng loại hộp bút khác nhau, với giá tiền từ 30 – 300.000 đồng/cái.
Khi đi mua sắm, bé dễ bị hấp dẫn bởi những loại hộp bút có hình công chúa, ô tô… có nhiều ngăn đóng mở, trang bị đồng hồ, que tính… nên thường có tâm lý muốn đòi hỏi bố mẹ mua cho mình. Nhưng thực sự những chức năng này chưa cần thiết với bé đang làm quen với chữ cái mà ngược lại còn được các bé sử dụng như một món đồ chơi làm ảnh hưởng tới chất lượng tập trung và học tập của con.
Theo chị Vũ Hà, nên chọn cho bé những chiếc hộp bút có thiết kế đơn giản, có công dụng chính là đựng bút. Loại đựng bút bằng vải có túi kéo khá bền và tiện dụng với học sinh tiểu học nên các bậc phụ huynh có thể xem xét.
Nên chọn các loại hộp bút có thiết kế đơn giản, có công dụng chính là đựng bút. Ảnh minh họa.
Chọn vở viết
Các bậc phụ huynh nên chọn vở chống lóa, loại giấy dày để khi viết sai, bé sử dụng tẩy sẽ không làm rách giấy.
Loại vở dùng ghim bấm ở giữa dễ bị long và rách trang giấy sau một thời gian sử dụng, vì vậy, cha mẹ nên chọn loại vở đóng gáy cho con tập viết.
Chọn bút chì
Đây là một trong những món đồ dùng học tập tốn kém nhất của học sinh lớp 1. Để con không mất thời gian gọt đầu chì, một số gia đình chọn mua cho con bút chì kim hay bút có nhiều ngòi thay thế.
Nhưng loại bút này cứng, không phù hợp để tập viết. Với học sinh tiểu học, cô Hà khuyên nên chọn loại bút chì 2B, khi tập viết có nét đều, đẹp và dễ gọt.
Nên chọn loại bút chì 2B, khi tập viết có nét đều, đẹp và dễ gọt. Ảnh minh họa.
Chọn thước kẻ
Loại thước nhựa cứng, trong suốt, có chiều dài 20cm phù hợp với nhu cầu sử dụng của học sinh lớp 1. Các bậc phụ huynh không nên mua thước dẻo, có thể uốn cong, bé rất khó sử dụng. Bạn cũng không nên chiều con, chọn mua những loại thước có gắn thêm đồ chơi, làm bé mất tập trung trong giờ học
Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà cách chấm của cô gây thắc mắc lớn, phụ huynh lên MXH để hỏi và nhận được lời giải thích vô cùng bất ngờ
Một bài toán khá đơn giản ở lớp 2 của con, một bà mẹ nghĩ rằng con làm thế là đúng rồi mà cô giáo cho rằng sai. Nhưng...
Đề bài toán như sau: "Lớp 2A có một số học sinh, cô giáo xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có 9 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh?". Với đề bài như thế này và cách giải của con, bà mẹ này có lòng tin rằng con mình đã làm đúng, tuy nhiên cô lại chấm sai và cách sửa của cô cũng không khiến mẹ phục.
Vì thế bà mẹ này mới đăng đàn hỏi: "Các thầy cô cho em hỏi với đề bài như trên, con giải bài toán như trong ảnh sao lại sai ạ? 4x9 khác 9x4 ạ? Cảm ơn thầy cô ạ!".
Bài giải Toán của một học sinh lớp 2 được bà mẹ này chụp lại.
Một bài toán với phép nhân thông thường, dù có đáp số đúng nhưng cô giáo vẫn sửa 4x9 = 36 thành 9x4 =36.
Điều này khiến bà mẹ này có phần khó hiểu bởi tư duy của người lớn thì 4x9 = 9x4 và thực tế cha mẹ vẫn nghĩ nó không có gì khác nhau cả, bởi phép nhân có tính giao hoán và các con cũng đã được học. Đây cũng là câu hỏi chung cho nhiều bà mẹ có con học lớp 2 vì họ không hiểu chúng thực sự khác nhau điều gì và vì sao cách giải toán của con mình lại sai?
Tuy nhiên, số đông đã giải thích cho người mẹ này hiểu rằng dù không khác gì nhau, cũng cho kết quả giống nhau, nhưng điều căn bản nhất là nó khác nhau về ý nghĩa phép tính. Khi cô hỏi số học sinh thì bài giải phải là số học sinh nhân mỗi hàng nhân với số hàng, chứ không phải số hàng nhân với số học sinh. Như thế dễ khiến học sinh lẫn lộn về ý nghĩa của bài toán và có thể gây nhầm lẫn cho những bài toán khác.
Về mặt lý thuyết thì ở thời điểm hiện tại học sinh lớp 2 chưa học đến bảng nhân 9 nên 9x4 dễ khiến trẻ bối rối. Về mặt ý nghĩa thì nó không giúp cho trẻ hiểu được bản chất của phép tính: Nếu muốn tìm số học sinh phải lấy số học sinh mỗi hàng nhân với số hàng.
Bài toán lớp 2 tưởng đơn giản mà lại gây bao nhiêu thắc mắc cho phụ huynh.
Nhiều bình luận khác của cha mẹ cũng gặp phải vướng mắc tương tự, rằng con mình cũng bị cô chấm sai mà vẫn không hiểu tại sao. Tuy nhiên, với học sinh cấp tiểu học không phải 1 đáp số đúng đã là bài toán đúng, việc trình bày để cho thấy con hiểu phương pháp mới được đánh giá là đúng.
Một số giải thích khác cũng giúp cha mẹ hiểu hơn việc vì sao bài toán lại sai cho 1 phép tính ai cũng nghĩ là đúng thế này:
"Chủ thể chính trong câu hỏi đề bài là 9 nên phép tính là 9x4 phù hợp với câu hỏi có bao nhiêu học sinh"
"Khác nhau về ý nghĩa phép tính. Bao giờ cũng phải lấy số người trong 1 hàng nhân với số hàng. Nếu viết theo kiểu của con sẽ được hiểu 1 hàng có 4 người, có tất cả 9 hàng".
"Hỏi số học sinh thì lấy số học sinh nhân với số hàng. Ý nghĩa khác nhau ạ!"
"4x9 là 4 được lấy 9 lần. 9x4 là 9 được lấy 4 lần ạ. Thừa số thứ nhất có cùng đơn vị với tích"
Cuối cùng cũng có lời khuyên mẹo để cho các con dễ nhớ với dạng toán này là câu hỏi có đơn vị là gì (hỏi về số học sinh) thì số sẽ đó đứng trước (9 học sinh 4 hàng).
Cười đau ruột chuyện con học online: "Chó sủa, mẹ mắng, bà em không biết tắt MIC", nhưng cái kết thì rơi nước mắt Học online là phương thức tối ưu thay thế cách học truyền thống trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên từ đây có nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra. Cùng trải nghiệm buổi học online cùng con qua nhật ký vui nhộn của một bà mẹ. 01 Cô giáo nhắn trên nhóm zalo của lớp: "Các mẹ dặn con...