Cô giáo tâm sự: Giáo viên cũng áp lực khi ôn thi tuyển sinh lớp 10
Thông thường sau khi học sinh lớp 9 thi xong học kì 2 thì các trường THCS bắt đầu tổ chức bồi dưỡng 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 (Toán, Văn, Anh). Đây được coi là giai đoạn chạy nước rút của cả thầy và trò. Không chỉ học sinh căng thẳng, lo lắng mà ngay cả giáo viên dạy cũng cảm thấy chịu không ít áp lực.
Ảnh minh họa
Bản thân tôi đã từng nhiều năm ôn thi cho các em nên tôi cảm nhận rất rõ điều này. Năm nào gặp học sinh chăm ngoan, đậu cao thì cả thầy và trò đều vui mừng. Còn năm nào gặp học trò lười học, có em bị điểm liệt thì ôi thôi, giáo viên lãnh đủ sự buồn tủi. Khi ấy thầy cô còn phải viết giải trình lí do vì sao học sinh bị điểm liệt. Chưa kể một số phụ huynh thì xì xào thầy cô chưa có kinh nghiệm bồi dưỡng. Họ còn so sánh cô này với cô kia giỏi hơn… Nói chung là giáo viên bồi dưỡng buồn hết sức.
Thực ra đề thi tuyển sinh lớp 10 của khối không chuyên không quá khó. Các kiến thức tập trung khoảng 75% trong sách giáo khoa. Những em học sinh học lực trung bình có thể làm được 50%. Tuy nhiên, nhiều em vì lười học bài nên kiến thức hổng quá nhiều. Những ngày ôn thi giáo viên phải củng cố lại gần như hết lí thuyết. Nhiều bài tập dạng nhận biết thông thường mà học sinh cũng không làm được.
Đã vậy, nhiều học trò còn cúp tiết trốn học đi chơi. Ngày nào giáo viên cũng phải gọi điện thông báo để phụ huynh biết. Dường như khái niệm học bây giờ với các em là xa vời. Một số em đến lớp với thái độ miễn cưỡng, gượng ép. Nhìn cảnh ấy tôi chẳng biết nói sao nữa.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là các em bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10. Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc thì vẫn còn rất nhiều em lơ là việc học. Nhiều em coi việc thi tuyển không quan trọng. Có em còn suy nghĩ, trước sau gì chẳng đậu. Không vào trường này thì vào trường khác. Mang tâm lí ấy nên một số em có thái độ bất cần. Chỉ đến khi nhận kết quả mới “ngã ngửa” vì ân hận.
Video đang HOT
Những ngày này, giáo viên bồi dưỡng lúc nào cũng phờ phạc với công tác ôn thi. Lượng kiến thức thì rất nhiều. Bản thân giáo viên phải hệ thống lại tất cả kiến thức từ đầu năm đến giờ. Làm sao để truyền tải đến các em một cách dễ hiểu nhất. Nhiều lúc vừa dạy vừa dỗ các em học. Những nội dung rất đơn giản mà tôi cứ phải nói tới nói lui mãi các em mới hiểu bài. Giá như các em chịu học từ đầu năm thì đâu đến nỗi, đằng này cứ nước đến chân mới nhảy, thành thử khổ cả cô và trò.
Mặc dầu vậy, tôi cũng chẳng dám gây áp lực lên các em. Tôi chỉ biết động viên các em cùng cố gắng. Mỗi lần các em giải xong được các bài tập là tôi thở phào nhẹ nhõm. Lúc nào cũng phải khen trò giỏi để các em còn đến lớp, chứ nặng lời là mai trò nghỉ ngay. Buồn thế mà chúng tôi vẫn phải cố gắng để vượt qua.
Mỗi ngày đến trường, ban giám hiệu luôn nhắc nhở: “Thầy cô cố gắng bồi dưỡng để các em đạt kết quả cao. Tất cả vì học sinh thân yêu thầy cô nhé. Cha mẹ thì luôn miệng gửi gắm “trăm sự nhờ thầy cô giáo”. Vì thế mà áp lực lại đổ dồn về phía giáo viên bồi dưỡng.
Có lẽ ai đã từng ôn thi thì sẽ hiểu rất rõ áp lực này. Nhà trường đã giao trọng trách thì thầy cô phải cố gắng để hoàn thành. Nhiều lúc về đến nhà vẫn thấy áp lực. Chỉ sợ trò không học rồi bị điểm liệt. Nhiều lúc đầu óc cứ căng như sợi dây đàn. Mong sao trò hiểu nỗi lòng thầy cô mà cố gắng.
Ôi mùa thi, ai bảo chỉ có trò mới lo lắng, áp lực. Chúng tôi, những người thầy cũng mất ăn, mất ngủ vì mùa thi. Làm nghề dạy học là vậy đó. Nếu trò chăm ngoan, thầy cô hạnh phúc. Trò làm biếng, thầy cô buồn lòng. Chỉ khi nào các em thi xong thì thầy cô mới thở phào nhẹ nhõm.
Loát Trần
Theo Dân trí
Chuẩn bị kiến thức cho bài thi lớp 10
Do năm nay học sinh thi lớp 10 gặp nhiều áp lực như tỷ lệ chọi cao hơn những năm trước vì số lượng học sinh tăng đột biến và có sự thay đổi trong cấu trúc đề thi nên giáo viên các trường THCS tại TP.HCM đều có kế hoạch ôn tập cho học sinh hiệu quả.
Học sinh lớp 9 tại TP.HCM ôn tập chuẩn bị kỳ thi lớp 10 sắp tới
ĐÀO NGỌC THẠCH
Hướng dẫn học sinh làm quen dạng đề
Ngay sau khi kết thúc việc kiểm tra học kỳ 2, các trường THCS đã họp phụ huynh và thống nhất kế hoạch ôn tập cho học sinh (HS) trong khoảng thời gian trước khi kết thúc năm học.
Ông Vũ Vạn Xuân, Hiệu phó Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), thông tin sau khi hoàn tất các bài kiểm tra học kỳ, giáo viên tóm tắt hệ thống lại kiến thức, cho HS làm quen với dạng đề, hướng dẫn các tài liệu tham khảo. Ở trường này, từ nay đến hết ngày 21.5, mỗi tuần, HS sẽ học 3 môn thi với số tiết như sau: toán với ngữ văn là 5 tiết/môn, còn lại môn ngoại ngữ là 3 tiết.
Còn bà Đỗ Phương Thanh, Hiệu phó Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Q.10), cho hay việc ôn tập cho HS lớp 9 sẽ được bắt đầu từ ngày 7 - 30.5 theo định hướng của đề thi tuyển sinh và căn cứ vào năng lực học tập cũng như kết quả bài kiểm tra học kỳ 2. Nhà trường yêu cầu giáo viên bộ môn chấm và nhận xét cụ thể bài kiểm tra của HS. Từ đó, người dạy chủ động nắm bắt được năng lực còn người học xác định được trình độ để có sự chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng. Ngoài việc ôn tập trên lớp, giáo viên sẽ giao bài hoặc khuyến khích HS tham khảo đề thi trong thời gian ở nhà.
Khuyến khích học sinh tự học
Theo ông Xuân, trong kế hoạch ôn tập cho HS vào thời điểm này, có nội dung hướng dẫn tài liệu tham khảo vì trường dạy một buổi nên buổi còn lại HS phải tự có ý thức học tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Để việc tự học đạt hiệu quả, giáo viên lên thời khóa biểu theo đơn vị bài học cho HS, mỗi ngày HS cần phải ôn kiến thức nào, khối lượng ra sao và khuyến khích các nhóm trao đổi nhau.
So với trường học 1 buổi thì những trường dạy 2 buổi/ngày thuận lợi hơn trong việc sắp xếp thời khóa biểu ôn tập cho HS. Chẳng hạn, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh), cho biết từ nay đến ngày 28.5, nhà trường lên lịch mỗi tuần HS sẽ học 10 tiết toán, 10 tiết ngữ văn và 8 tiết tiếng Anh. Thời gian này, giáo viên sẽ dành thời gian cho HS làm quen thêm với nhiều dạng bài toán thực tiễn. Đồng thời, qua kết quả kiểm tra học kỳ 2, giáo viên phải có trách nhiệm phụ đạo những HS có năng lực 3 môn thi thấp, có gắng để HS phải đậu nguyện vọng 3.
Trong khi đó, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường tổ chức dạy ôn tập theo chủ đề khi đã hoàn tất thời lượng chương trình dạy học chính khóa. Việc tổ chức phải đảm bảo tính tự nguyện của HS, sắp xếp HS ôn tập theo trình độ, nguyện vọng. Bên cạnh đó, phải hướng dẫn học trò sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải. Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường hỗ trợ cho HS tự học như tạo điều kiện tự học tại trường, bổ sung tài liệu học tập và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho HS.
Theo thanhnien.vn
Kỳ thi tuyển sinh vào 10, năm học 2018-2019: Phương án thi tuyển tạo thuận lợi cho thí sinh Phương án tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2018-2019 do Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hải Phòng vừa công bố được học sinh, giáo viên các trường vui mừng đón nhận bởi giải tỏa được áp lực cho cả người dạy và người học. Không cộng điểm khuyến khích Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT Vũ Văn Trà, phương án...