Cô giáo lưu ý học trò và phụ huynh trước ngày thi
Với kinh nghiệm nhiều năm dạy học, ôn thi, làm thi… cô Nguyễn Thị Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường THTP số 3 Lào Cai (Lào Cai) đã căn dặn học sinh lớp 12 và tư vấn cho phụ huynh những điều đáng chú ý.
(Ảnh minh họa)
Đối với học trò
Trước khi thi 2 ngày không cần học hành để cho bộ não được nghỉ ngơi. Bộ não cần có thời gian để liên kết, hệ thống lại tất cả các mạch kiến thức. Việc của các em là ngủ đủ giấc, thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi tại nhà. Xem 1 hoặc 2 phim hài không quá 30 phút để được cười sảng khoái vài lần.
Chuẩn bị kĩ đồ dùng được phép mang vào phòng thi và đặc biệt chú ý thẻ căn cước công dân (hoặc Chứng minh thư nhân dân), giấy báo thi (Thẻ dự thi). Xác định để điện thoại di động ở nhà hoặc giao cho bố, mẹ ở cổng điểm thi.
Khi làm bài thi, câu dễ làm trước, khó làm sau. Nếu gặp bài làm rồi hoặc bài quen vẫn suy nghĩ làm lại từ đầu, không cố nhớ máy móc đáp án bởi nếu làm như vậy HS hoàn toàn có thể chọn sai đáp án vì đề thi có thể dùng bài cũ nhưng thay đổi dữ kiện hoặc số liệu.
Đồ họa: An Nhiên
Nếu lỡ ghi sai thông tin nào đó trong bài thi thì hãy bình tĩnh báo với giám thị (cán bộ coi thi) lập biên bản để bài thi được chấm chung. Đây là cách đảm bảo công bằng cho bài làm của mình không phải là sự “trừng phạt” nên học sinh không cần lo lắng, hoảng sợ.
Thi xong mỗi môn không nên hỏi các bạn xem làm như thế nào; hoặc tìm kiếm đáp án trôi nổi trên mạng để so kết quả. Sẽ thật vô ích khi lo lắng cho những điều đã qua.
Khi kết thúc kỳ thi HS sẽ có nhiều thời gian để kiểm chứng lại. Còn lúc thi xong 1 môn nào đó HS hãy để bản thân được nghỉ ngơi, chuẩn bị tâm thế cho bài thi sau…
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Hồng (áo dài đỏ) cùng học sinh
Đối với phụ huynh
Phụ huynh nên chú ý nhắc các con thực hiện những điều nêu trên. Mặt khác, chăm lo các bữa ăn giàu dinh dưỡng, cho con uống nhiều nước mát. Không làm những món ăn lạ vào những ngày thi đề phòng không hợp với hệ tiêu hóa.
Chủ động để đồng hồ báo thức cho cả phụ huynh lẫn học sinh tránh trường hợp ngủ quên muộn thời gian đến điểm thi hoặc đi thi trong tâm thế vội vàng; phải có người (công an, thanh niên tình nguyện) đến tận nhà gọi đi thi…
Phụ huynh nên sắp xếp thời gian đưa, đón con trong 2 ngày thi. Tuy nhiên nên căn giờ đi sớm hơn để chủ động không vội vàng. Cả cha mẹ và học sinh đều thực hiện nghiêm đeo khẩu trang và công tác phòng chống dịch tại điểm thi.
Sau khi đưa con tới điểm thi cha mẹ cần di chuyển tới địa điểm thoáng mát, không đông người để đợi đón con. Tránh tụ tập các phụ huynh để đảm bảo giãn cách, phòng chống dịch Covid-19 vẫn đang tiềm ẩn và diễn biễn phức tạp.
Đồ họa: An Nhiên
Phụ huynh hãy chủ động nhắc con để điện thoại di động tại nhà hoặc giữ giúp con từ cổng điểm thi, phòng trường hợp học sinh vội vàng cầm điện thoại vào phòng thi. Việc mang điện thoại di động vào phòng thi dù không sử dụng nhưng bị phát hiện cũng là vi phạm quy chế thi.
Phụ huynh cần đặc biệt lưu lý, học sinh cần được động viên khi không thành công ở bài thi nào đó bởi cơ hội cho các con vẫn còn nhiều ở phía trước. Tuyệt đối tránh hỏi dồn con sau mỗi bài thi. Bản thân cha mẹ hãy vui vẻ và tạo cho con tâm lý thoải mái trong những ngày thi.
Kỳ thi kết thúc, dù kết quả được như ý hay chưa, dù còn những luyến tiếc thì hãy động viên, chia sẻ với con, nhanh chóng kéo con trở lại trạng thái tâm lý ổn định, dám chấp nhận cả thất bại (nếu xảy ra).
Tuyệt đối không chì triết, mắng mỏ, tạo sức ép có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành động tiêu cực của các con sau kỳ thi…
Có những giáo viên "làm hộ" bài cho học trò!
Việc một số phụ huynh "nhờ" giáo viên này "vẽ hộ" cho con để đối phó với giáo viên kia cũng không bị phát giác bởi nó thường được thực hiện rất kín kẽ.
Chúng ta đều biết, khi đất nước bước vào hội nhập với các nước trên thế giới, không có nguồn lực nào khả quan hơn nguồn lực con người. Có con người giỏi, có nhân tài thật thì mới có thể hội nhập và sánh vai với các nước trên thế giới.
Muốn có nhân tài thật thì phải dạy thật, học thật, nhưng bên cạnh những thầy cô dạy thật, những học trò học thật thì chúng ta cũng bắt gặp một số hình ảnh người thầy chưa làm đúng chức trách, bổn phận của mình, có người bị đồng tiền chi phối và làm hoen ố hình ảnh.
Một số ít phụ huynh xem trọng thành tích, danh hiệu của con em mình mà đẩy con mình đến với gian dối khi còn ngồi trên trường tiểu học. Những hình ảnh không đẹp này tất nhiên là rất hiếm nhưng nó đã góp phần làm méo mó mục đích đào tạo của các nhà trường.
Có những phụ huynh và giáo viên "bắt tay nhau" làm điều nhau gian dối - (Ảnh minh họa: vov.vn)
Mấy hôm trước, một đồng nghiệp cũ dạy môn Mĩ thuật đã chuyển công tác từ nhiều năm trước về một trường tiểu học của thành phố ghé lại thăm trường.
Đồng nghiệp gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách nên mọi người xúm lại trò chuyện cùng nhau, hỏi han về công việc của người đồng nghiệp cũ giờ công tác ở môi trường mới có thuận lợi hơn không.
Người đồng nghiệp cũ hồ hởi kể về những thuận lợi khi về công tác gần nhà, lại dạy ở một trường chuẩn quốc gia ngay phường trung tâm của thành phố. Ngôi trường có tới hơn 60 lớp học và cô được phân công dạy Mĩ thuật ở khối 1 và khối 2 của trường.
Cô còn kể dạy ở đó, cô mở thêm lớp dạy năng khiếu tại nhà, có nhiều học sinh tham gia học nên ngoài lương thì mỗi tháng còn có thêm một khoản thu nhập từ việc dạy năng khiếu ở nhà.
Mọi người ai cũng khen cô đồng nghiệp của mình thuận lợi trong công tác mà có điều kiện để làm thêm chính đáng vì dạy năng khiếu ở tiểu học hiện nay không bị cấm như các môn văn hóa ở tiểu học.
Hào hứng, cô đồng nghiệp còn buột miệng tiết lộ thêm rằng ở trường cô đang công tác có nhiều phụ huynh có điều kiện họ không tiếc tiền bạc đầu tư cho con em mình. Vì thế, cô không chỉ dạy thêm cho học trò mà có một số phụ huynh còn "nhờ" cô vẽ các sản phẩm cho học trò lớp 4, lớp 5 sau mỗi chủ đề học tập trên lớp.
Mỗi sản phẩm "làm hộ" cho học trò mỗi khi giáo viên Mĩ thuật trong trường yêu cầu học sinh thực hiện sản phẩm học tập của mình thì phụ huynh thường cảm ơn từ 200 - 300 ngàn đồng và đây là khoản thu nhập khá ổn định trong những năm qua.
Theo hướng dẫn đánh giá, xếp loại, khen thưởng học trò tiểu học hiện nay đối với danh hiệu học sinh "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" thì điểm kiểm tra cuối kỳ những môn đánh giá bằng điểm số phải đạt 9 điểm trở lên.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét thì phải được đánh giá là "Hoàn thành tốt" (T) thì mới đủ điều kiện khen thưởng.
Nhưng, đối với những môn năng khiếu như Mĩ thuật không phải em nào cũng có thể đạt được mức T mà nếu không đạt mức T, chỉ đạt mức H (hoàn thành) thì đương nhiên không đạt danh hiệu "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Trong khi, nhiều sản phẩm môn Mĩ thuật được giáo viên yêu cầu thực hiện ở nhà vì thời gian trên lớp (mỗi tiết 35 phút) khó hoàn thành. Vì thế, một số phụ huynh sính thành tích, thích danh hiệu sẵn sàng bỏ ra một ít tiền để "nhờ" giáo viên "vẽ hộ".
Là trường chuẩn, có trên 60 lớp học nên trường có tới 3 giáo viên Mĩ thuật, việc một số phụ huynh "nhờ" giáo viên này "vẽ hộ" để đối phó với giáo viên kia cũng không bị phát giác bởi nó được thực hiện rất kín kẽ.
Cô có tiền, học trò có thành tích, phụ huynh cũng hãnh hiện vì danh hiệu của con mình được khen thưởng vào cuối học kỳ, cuối năm học nên mọi người đều vui vẻ bởi ai cũng đều...có lợi.
Kết thúc buổi gặp lại người đồng nghiệp cũ, được nghe những câu chuyện "làm ăn" khá thuận lợi của người đồng nghiệp cũ khiên nhiều giáo viên chúng tôi hôm đó đều lắc đầu ái ngại. Dù không ai nói thẳng ra nhưng có lẽ trong đầu mỗi người ngồi nghe câu chuyện hôm đó của đồng nghiệp cũ đều không đồng tình.
Bởi, với cách kiếm tiền như vậy thì người đồng nghiệp cũ của chúng tôi không chỉ góp phần làm thêm sự gian dối về thành tích mà chính những việc làm này đang làm xấu đi hình ảnh của một nhà giáo.
Và, tất nhiên việc "học thật" sẽ khó được thực hiện khi có những giáo viên và phụ huynh như câu chuyện mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
Chúng tôi chỉ mong trong ngành giáo dục chỉ duy nhất có trường hợp cá biệt bởi nếu có thêm những trường hợp như vậy nữa sẽ làm xấu đi hình ảnh người thầy- ảnh hưởng đến những người đang hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
Những người "mẹ hiền" nơi biên giới Mỗi độ hè về, giáo viên các trường biên giới lại thêm bận rộn bởi họ sắp bước vào "chiến dịch" tiếp sức mùa thi, chăm chút cho học trò từng bữa ăn, giấc ngủ... như thể con đẻ của mình. Các cô giáo Trường THPT Thanh Nưa đội mưa điểm danh "sĩ tử" trước cổng trường thi. Chế tài lương tâm Kỳ...