“Cô giáo làng” dạy học sinh kỹ năng nói tiếng Anh bằng bản đồ tư duy
Người thầy không chỉ dạy về kiến thức chuyên môn, mà còn là cha mẹ, người bạn của học trò.
Đó là tâm niệm của cô Nguyễn Thị Tuấn Anh – giáo viên môn tiếng Anh, trường THPT Tự Lập (Mê Linh, Hà Nội). Cô Tuấn Anh là giáo viên vinh dự được nhận Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” dịp 20/11/2019.
Cô Tuấn Anh dạy kỹ năng nói cho học sinh bằng bản đồ tư duy. Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại.
Cô luôn chú trọng đổi mới, sáng tạo để tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó các em yêu thích môn tiếng Anh. Theo đó, cô chủ động đổi mới phương pháp dạy kỹ năng nói cho học sinh bằng bản đồ tư duy.
Cô đã có đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về Bộ bản đồ tư duy dạy và học kỹ năng nói tiếng Anh THPT lớp 10, 11, 12 – chương trình sách giáo khoa hệ 10 năm. Qua đó, nữ giáo viên giúp học sinh tự tin khi nói tiếng Anh, tạo hứng thú, sôi nổi trong giờ nói (Speaking).
Để dạy kỹ năng nghe tiếng Anh, cô dùng bộ 3 đĩa nghe lớp 10, 11, 12 – chương trình hệ 7 năm được biên tập lại, làm đơn giản hóa bài nghe, giúp học sinh biết được thủ thuật, kỹ năng nghe tiếng Anh, tạo hứng thú trong giờ học Listening.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong giờ dạy tiếng Anh, dựa vào từng chủ đề, kỹ năng, nội dung cụ thể của giờ học, cô Tuấn Anh thực hiện dạy lồng ghép giáo dục đạo đức, giúp học sinh biết yêu thương, chia sẻ và tinh thần trách nhiệm.
Cô luôn cập nhật tình hình xã hội, đất nước và trên thế giới, từ chọn lọc những thông tin phù hợp để cung cấp cho học sinh. Bằng cách này, cô biến bài học trở nên ấn tượng, dễ nhớ và có ý nghĩa, bổ ích hơn.
“Việc đổi mới, sáng tạo trong dạy – học, sẽ giúp học sinh hứng thú với nội dung, kỹ năng cụ thể của từng bài học và tiết học”, cô Tuấn Anh nhấn mạnh.
Để giúp học sinh phát triển 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, nữ giáo viên bật mí: Với kỹ năng nghe, cô dạy học sinh những thủ thuật để học nghe và làm bài nghe tốt. Ví dụ, cần tập trung nghe để lấy thông tin, rồi trả lời các câu hỏi, không nhất thiết tập trung nghe chi tiết từ đầu đến cuối…
Với kỹ năng nói, cô sử dụng bản đồ tư duy, tổ chức cho các em hoạt động theo cặp, nhóm.
Với kỹ năng đọc, cô giúp các em nhận biết một số “mẹo” làm bài đọc hiểu. Với từng loại câu hỏi, nên sử dụng cách nào để dễ đạt điểm cao.
Với kỹ năng viết, căn cứ cụ thể của từng tiết học viết thư, viết luận, mô tả biểu bảng, trình bày về một ý kiến, quan điểm; cô cung cấp cho học sinh cấu trúc của từng loại bài, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng cần sử dụng để viết và điền một số thông tin trong bài viết mẫu.
Trong các sáng kiến kinh nghiệm của mình, cô tâm đắc nhất với việc “Lồng ghép giáo dục học sinh để yêu thương, chia sẻ và trách nhiệm trong giờ dạy ngoại ngữ”. Sáng kiến này đã phát huy hiệu quả và phù hợp với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Cô chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. “Trong giáo dục, tôi tâm đắc với quan điểm ‘Dạy người – dạy chữ – dạy nghề’”, cô Tuấn Anh chia sẻ.
Nữ giáo viên cho biết trong giao tiếp, ứng xử với học sinh, người thầy cần thay đổi để thầy – trò gần gũi, thân thiện; quan trọng là học sinh cảm thấy hạnh phúc mỗi giờ lên lớp.
Câu chuyện giáo dục: Chọn ngành phù hợp hay sẵn sàng làm trái ngành?
Khi vào các nhóm tư vấn tuyển sinh, chúng ta có thể thấy một số câu nói quen thuộc của những sinh viên trấn an thí sinh đang phân vân chọn ngành nghề: 'Có nhiều người ra đời đâu có làm đúng với ngành họ học đâu'.
Bạn trẻ tham dự buổi tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên - ĐÀO NGỌC THẠCH
Thậm chí còn đưa ra một số dẫn chứng như việc một người học y dược nhưng sau đó lại kinh doanh quần áo, hay về thầy giáo nọ vốn học cơ khí nhưng sau đó trở thành giáo viên môn Anh... Thực tế đây đều là những câu chuyện có thật và không mấy hiếm trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này nên được đặt ra và nhanh chóng tìm hướng giải quyết, giảm thiểu tình trạng làm trái ngành chứ không nên trở thành một điều bình thường khiến các học sinh không còn đặt nặng việc tìm kiếm ước mơ và chọn ngành học là sở trường của chính mình.
Không thể phủ nhận mặc dù công tác tư vấn tuyển sinh đã được đẩy mạnh qua các năm nhưng vẫn còn nhiều học sinh mơ hồ với ngành nghề mà bản thân theo đuổi. Nhiều thí sinh đến nay, khi chuẩn bị đến giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng vẫn đặt ra các câu hỏi như ngành này sẽ học những gì, tốt nghiệp xong sẽ làm gì?...
Mặc dù các trường đại học có giới thiệu, mô tả ngành song vẫn không quá rõ ràng. Các trường cần đưa ra những ví dụ để học sinh dễ hình dung. Bởi lẽ học sinh học 12 năm, chỉ được tiếp thu chủ yếu là những kiến thức rời rạc về từng môn học, hiếm có những bài kiểm tra yêu cầu phải có kiến thức thực tế, tích hợp trong khi ngành học là sự kết hợp giữa các môn. Học sinh cũng không có những trải nghiệm về ngành nghề nên dẫn đến việc chỉ biết tên ngành nhưng không rõ về chương trình học cũng như các yêu cầu của ngành.
Hiện ở TP.HCM có hai khu vui chơi, hướng nghiệp. Một số bạn trẻ sẽ bật cười và nghĩ rằng nó quá tuổi với bản thân, tuy nhiên đây lại được xem là bước cơ bản nhất để hình dung về ngành nghề mà các bậc phụ huynh nên để con trẻ có cơ hội trải nghiệm.
Các bạn học sinh nên tham gia các dự án xã hội, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng hoặc đơn giản là câu lạc bộ, hội nhóm giải trí để có thể biết bản thân thuộc loại người nào. Tính cách có thể góp phần định hướng ngành nghề, những người hướng nội sẽ thích hợp với ngành gì, những người thích giao tiếp, đi đây đi đó sẽ phù hợp với ngành gì. Đặc biệt, trong các tổ chức, câu lạc bộ thường có những phân ban như ban truyền thông, ban đối ngoại, hậu cần... có thể giúp các bạn "trải nghiệm" các công đoạn cơ bản mà mọi ngành nghề đều cần như lên kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức... từ đó dễ hình dung hơn bản thân sẽ thích hợp ở khâu nào. Là một người "đầu não" hay là người đứng ra chỉ đạo hay trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm?
Ngoài ra, đọc thật nhiều sách, nghe tâm sự, tư vấn từ các anh chị sinh viên, người đã đi làm để "mượn" trải nghiệm cho bản thân cũng là một cách để tìm ra ước mơ hiệu quả.
Vẫn còn hơn 10 ngày để lựa chọn kỹ càng ngành nghề thích hợp nhất với mình, các bạn học sinh không nên quá bối rối và hấp tấp, cần kỹ càng trao đổi với bạn bè, gia đình và một phần tự tìm hiểu để chắc chắn về ngành học mình đã chọn. Không nên e ngại việc đổi nguyện vọng trong những phút chót bởi vì nếu chọn sai, thời gian bạn lãng phí vào những năm đại học sẽ không thể lấy lại được.
Thi tốt nghiệp THPT: Chiến lược chiếm trọn điểm môn Tiếng Anh trong tuần cuối "Bài thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT thường có 2 bài đọc hiểu gồm 12 câu chiếm gần 25% tổng điểm bài thi, đây là dạng bài khó nhất trong đề nên các em cần nỗ lực và có chiến lược làm bài thông minh, hiệu quả". Với kinh nghiệm giảng dạy và ôn thi nhiều năm, cô Nguyễn Thị...