Cô giáo kể chuyện: Điểm 4 môn Văn và cuộc gọi của phụ huynh

Theo dõi VGT trên

Theo dõi một loạt bài viết trên báo Dân trí như “Chấp nhận con bị điểm kém, thật khó!”, “Áp lực học tập đến từ ai?” và “Khi bố mẹ được voi đòi tiên”, tôi và nhiều người khác dần dần cảm nhận rõ hơn về áp lực mà mỗi đ.ứa t.rẻ phải đeo mang bắt nguồn từ những kỳ vọng lớn lao của bậc sinh thành.

Cô giáo kể chuyện: Điểm 4 môn Văn và cuộc gọi của phụ huynh - Hình 1

Ảnh minh họa

Mới đây thôi, tôi nhận được cuộc điện thoại “nhờ vả” từ một vị phụ huynh cùng lời phân bua làm tôi nghẹn ngào. Em học sinh đó tên T., là học trò cũ tôi từng chủ nhiệm hai năm trước nên tôi rất mến. Ở bài tập làm văn đầu tiên của học kỳ này, em làm sai thể loại khi đề yêu cầu kể chuyện, em lại làm về thuyết minh và bài viết đó chỉ được điểm 4.

Tôi vừa trả bài hôm trước thì hôm sau nhận được điện thoại của phụ huynh phân bua rằng em vừa bị gãy tay nên mấy tuần vừa rồi nghỉ học thêm, mong cô giáo thông cảm. Thì ra, phụ huynh đã nhầm lẫn, tôi là giáo viên đứng lớp môn Ngữ văn cùng tên với cô giáo dạy thêm môn Ngữ văn em đang theo học.

Và vì trùng tên nên phụ huynh nghĩ là tôi cho điểm thấp vì học sinh bỏ học thêm. Chị phụ huynh liên tục nhờ cô “quan tâm giúp đỡ” và hứa sẽ cho cháu “đi học thêm trở lại” khiến tôi chạnh lòng và buồn vô cùng.

Tôi đã giải thích rõ về sự nhầm lẫn của chị, tôi không phải là cô giáo dạy thêm và bài viết của T. bị điểm thấp vì sai thể loại. Tôi cũng động viên với chị về sức học khá của T., tôi tin là em sẽ gỡ được điểm số trong những bài kiểm tra tiếp theo, chỉ cần em đọc kỹ đề và cẩn thận hơn khi làm bài.

Với sức học khá cùng sự cố gắng của T., những bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên của em đã cải thiện được điểm số. Nhìn vào những con điểm khi chưa có kết quả thi, tôi vẫn hy vọng em sẽ đạt loại khá bộ môn Ngữ văn. Và gần ngày thi học kỳ, tôi lại nhận được điện thoại của mẹ em T.

Video đang HOT

Chị lại nhờ tôi quan tâm, giúp đỡ và hỏi dò T. có đạt loại giỏi không. Tôi thú thật về sức học khá của T. và khẳng định rất khó để đạt 8.0 môn Ngữ văn. Qua điện thoại, chị băn khoăn vô cùng vì môn Toán cũng chỉ suýt soát điểm giỏi, nếu môn Văn chưa đạt nữa thì học kỳ này em sẽ trượt danh hiệu học sinh giỏi.

Tôi trấn an chị rằng cháu còn học kỳ 2 để phấn đấu nhưng dường như lời động viên của tôi vẫn chưa làm chị an tâm, thỏa mãn và chấp nhận năng lực của con.

Vậy đó, thành tích của một đ.ứa t.rẻ đã được phụ huynh mặc định là “giỏi” và cứ loay hoay, trăn trở với nấc thang thành tích đó. Nếu chẳng may có sự va vấp, trở ngại trong điểm số là y như rằng bố mẹ không thể và không muốn chấp nhận sự thụt lùi của con. Với những người bố, người mẹ luôn đặt nặng danh hiệu như thế, làm sao những đ.ứa t.rẻ cảm thấy việc học là niềm vui?

Kỳ vọng về thành tích của con trẻ, ước mơ về một tương lai tươi sáng cho con không hẳn là xấu. Bởi chúng ta phải đặt mục tiêu tương lai gần, tương lai xa để con trẻ và bố mẹ cùng phấn đấu. Việc học hôm nay sẽ tạo t.iền đề, nền tảng cho cuộc sống tương lai hạnh phúc hơn, điều đó là lẽ tất nhiên.

Tuy nhiên, khi chúng ta đặt ra kỳ vọng quá lớn, vẽ ra ước mơ quá xa vời thì vô hình trung sẽ tạo ra khối áp lực không hề nhỏ buộc mỗi đ.ứa t.rẻ phải nỗ lực, phấn đấu trong mệt mỏi, thất vọng, chán chường. Điều này thật sự nguy hại bởi nhiều hệ lụy từ đó đã nảy sinh: trầm cảm, nổi loạn, t.ự t.ử…

Rõ ràng là chúng ta đang mơ về tương lai tốt đẹp của con trẻ nhưng chính chúng ta đang biến hiện tại của con thành “bể khổ”. Nhưng điểm số bị so sánh, những thành tích bị xem là “nhỏ nhoi” và “gặp may”, những đích đến nối tiếp nhau buộc bọn trẻ phải gồng mình lên chống đỡ trong áp lực và bất lực.

Bởi vậy, tôi nghĩ nhiều nhứng ông bố bà mẹ thường bao biện “học vì tương lai của con” hoặc hỏi cắc cớ “học cho con hay học cho bố mẹ?” thì nên và rất nên thay đổi cách nghĩ của mình về hạnh phúc. Hãy thử hỏi con xem “Việc học của con ổn chứ?”, “Con có thích học thêm môn này không?”, “Theo ý con, làm gì để cải thiện điểm số của môn học kia?”…

Điều này thật sự khó trong bối cảnh ngày nay khi mà cả xã hội vẫn đang chạy theo điểm số, thành tích, bằng cấp. Rất ít bố mẹ can đảm bước ra ngoài vòng xoay học thêm, học kèm để con mình tự học và chỉ tự học. Chính hiệu ứng đám đông từ xã hội đã tạo một áp lực vô hình lên phụ huynh và đẩy cuộc đua thành tích cứ mỗi ngày lại sôi động hơn.

Là một nhà giáo, tôi không hề muốn bênh vực cho giáo viên nhưng thú thật, không ít phụ huynh đang tạo áp lực thành tích cho chính những người thầy đang đứng lớp. Bố mẹ không hề quan tâm năng lực của con trẻ đến đâu hoặc là biết năng lực con mình có hạn nhưng vẫn muốn con mình bằng “con nhà người ta” nên liên tục “trăm sự nhờ cô/thầy” làm giáo viên chúng tôi khó xử vô cùng.

Nguyễn Thùy

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: Khi bố mẹ "được voi đòi tiên"

Kết thúc học kì 1, con hớn hở về thông báo cho mẹ biết điểm kiểm tra tất cả các môn phụ của con đều đạt 9, 10. Nghe vậy, tất nhiên tôi rất vui nhưng đến khi biết kết quả 3 môn chính Toán, Văn, Ngoại ngữ chỉ được 8 thì tôi lập tức chuyển thái độ ngay.

Bạn đọc viết: Khi bố mẹ được voi đòi tiên - Hình 1

Ảnh minh họa

Nhìn mặt mẹ đanh lại, con vội xịu ánh mắt vui vẻ xuống, sợ sệt, miệng ấp úng nói lời xin lỗi. Chỉ chờ có thế là tôi tuôn ra một tràng: nào là thế mà hôm đi thi về con bảo đề dễ lắm, con làm được hết, nào là vì chủ quan, cẩu thả cho rằng đề dễ nên mới bị điểm thấp như thế, rồi thừa thời gian làm bài tại sao không xem lại cho thật kĩ... Tất nhiên con chỉ biết đứng im chịu trận vì tất cả những điều mẹ nói đều không sai.

Sau khi trút giận lên con, tôi kết lại một câu như đinh đóng cột: "Thà tất cả các môn phụ bị điểm 8, còn 3 môn chính đạt điểm 9, 10 còn tốt hơn". Lúc này, con mới thốt lên khe khẽ: "Sao lần thi giữa kì con được điểm 2 điểm 8, 1 điểm 6 thì mẹ lại bảo "Giá mà cả 3 môn đều được 8 thì tốt quá, mẹ sẽ chẳng phàn nàn làm gì".

Nghe con nói vậy, tôi giật mình nhớ ra, tuy đuối lý nhưng lúc ấy ngoài mặt tôi vẫn giả bộ như mình rất đúng. Chỉ đến khi con đã đi chơi với bạn, tôi mới tự ngẫm nghĩ và chất vấn bản thân, chắc chắn mình đã sai ở đâu đó rồi.

Nếu nhìn lại toàn bộ hành trình học tập của con suốt 6 năm qua thì quả thực tôi là một người mẹ luôn "được voi đòi tiên". Nhớ hồi tiểu học, bài thi nào mà con được 9 thì mẹ muốn 10, bài thi nào được 10 thì mẹ bảo chẳng qua là bài dễ, phải thi học sinh giỏi đoạt giải mới biết mình có giỏi thật không; khi con có giải khuyến khích cấp quận thì mẹ mong giải Ba, năm sau con đạt giải Ba thì mẹ lại tiếc nuối thế mà không phải là giải Nhì. Hết tiểu học, con trúng tuyển vào một trường THCS có tiếng của quận nhưng mẹ cũng thấy bình thường vì đó chưa phải là trường nổi bật ở thành phố.

Tóm lại, con cứ luôn phải chạy sau những ước muốn của mẹ mà những ước muốn ấy thì hình như chẳng có điểm dừng. Tự nhiên tôi thấy mình thật bất công, vô lý với con. Lúc nào cũng rao giảng là học được thì tốt cho con chứ đâu phải cho mẹ nhưng cứ theo cái đà này, có lẽ việc học của con là đang thỏa mãn mong muốn của mẹ thì đúng hơn.

Thêm một ví dụ nữa về hội chứng "được voi đòi tiên" của cha mẹ. Đó là gia đình hàng xóm của tôi, bé bên đó không học giỏi bằng con tôi nhưng bù lại bé rất nhanh nhẹn, chịu khó làm việc nhà, bằng t.uổi con tôi mà bé đã tự làm được bao nhiêu việc như lau nhà, giặt giũ, nấu nướng, trông em. Không chỉ thế, bé còn rất tâm lý, tình cảm, vào các ngày lễ như 8/3, 20/10, sinh nhật, ngày cưới bố mẹ..., bé đều tự tay làm bưu thiếp chúc mừng. Vậy mà bé vẫn thường xuyên bị chì chiết, mắng nhiếc vì cái tội học dốt, có nhiều lần bé rơm rớm nước mắt kể bố mẹ cháu chỉ ước có con như bạn T. nhà cô thôi.

Một người bạn thân của tôi cũng thường hay than thở về con. Ví như bé hiếu động quá, nghịch ngợm quá, hay nói, chỉ thích các môn thể thao không thích học, ngồi học thì không tập trung chỉ vẽ vời linh tinh. Nhưng đến khi tôi nhìn những điều bé làm được thì lại chỉ mong con mình cũng được như thế.

Ngoài ra còn biết bao nhiêu dẫn chứng khác về cái tật "đứng núi này trông núi nọ" của cha mẹ. Ai cũng mong con giỏi và không ai bằng lòng với cái sự giỏi của con trong hiện tại, đó là một thực tế khá phổ biến. Quả thật, nhiều đ.ứa t.rẻ không biết phải làm sao để "gọt" mình cho vừa ý bố mẹ nữa. Làm cha mẹ đã khó nhưng làm con trong thời đại cha mẹ có quá nhiều đòi hỏi này dường như cũng khó không kém.

Đó là còn chưa kể đến việc: Liệu có khi nào những đ.ứa t.rẻ đặt ra cho bố mẹ yêu cầu phải thế này, thế kia không. Hình như không hoặc rất hiếm dù trong lòng chúng chắc hẳn đôi lúc cũng mong muốn ở bố mẹ nhiều hơn những gì đang có. Vậy mà người lớn - những người luôn tự nhận mình khôn ngoan hiểu biết hơn lại cứ đặt lên vai trẻ hết gánh nặng này đến gánh nặng khác là sao?

Hà Đông

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.