Cô giáo Huyền trải lòng về hành trình 18 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”
Nụ cười, tình yêu cùng những thành quả của học trò chính là động lực để cô giáo Huyền vượt qua bệnh tật và gắn bó với sự nghiệp “trồng người”.
18 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô Nguyễn Thị Thu Huyền luôn được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh quý mến, bởi chặng đường gắn bó với sự nghiệp “trồng người” của cô vốn gập ghềnh, trắc trở nhưng mọi người luôn thấy ở cô sự nhiệt huyết, nỗ lực và tận tâm với học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền (sinh năm 1981) chia sẻ về bước ngoặt quan trọng năm lớp 12 và cái duyên với nghề giáo: “Khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn ước mơ trở thành một bác sĩ.
Để thực hiện ước mơ đó tôi đã lựa chọn theo học khối B, với thành tích đạt giải ba cấp Thành phố môn Sinh học, tôi càng tin sự lựa chọn của mình là chính xác.
Dẫu vậy, những người thân trong gia đình tôi đã khuyên giải và hướng cho tôi thi sư phạm. Thời điểm bấy giờ tôi rất hụt hẫng nhưng có lẽ đây là cái duyên của tôi với nghề giáo.
Nhiều năm sau này, tôi lại cảm thấy thật may mắn bởi người thân đã định hướng đúng và đã cho tôi được mang vinh dự là người “lái đò” những chuyến đò tri thức”.
Năm học 2004 – 2005, sau khi tốt nghiệp, cô giáo Huyền được nhận công tác tại Trường Trung học cơ sở Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Đến học kỳ II của năm học này, cô được hợp đồng trong ngân sách của huyện và nhận công tác tại ngôi trường mới – Trung học cơ sở Tân Liên.
Cô giáo Huyền chia sẻ: “Khi chia tay các lớp dạy để chuyển sang trường mới, nhìn các em học sinh khóc không muốn cô đi, những giọt nước mắt, những câu nói trong tiếng nấc nghẹn ngào “Cô ơi, cô đừng đi”, “Em không muốn cô đi”, “Cô ở lại với chúng em đi cô”… thực sự là nỗi day dứt, níu giữ bước chân tôi.
Chính vì vậy đến đầu năm học 2005 – 2006, khi được tuyển chính thức thành viên chức giáo viên, tôi đã làm đơn trình cấp trên để được quay trở lại Trường Trung học cơ sở Giang Biên, và gắn bó với ngôi trường này từ năm 2005 cho đến nay”.
Cô giáo Huyền luôn nhiệt huyết, nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” (Ảnh: Phạm Linh)
Được trở lại mái trường quen thuộc, cô giáo Huyền luôn nhắc nhở bản thân phải nhiệt huyết, nỗ lực hơn nữa để mỗi lớp học sinh qua đi, các em đều sẽ có cho mình hành trang kiến thức vững vàng, theo đuổi thành công ước mơ.
Tuy nhiên, biến cố ập đến với cô vào năm 2011, cô giáo Huyền nhớ lại: “Khi mang thai bé thứ 2, tôi nghén nhiều tới mức ù và điếc tai bên phải.
Video đang HOT
Đây cũng là di chứng đi theo tôi suốt 11 năm qua. Việc suốt ngày đêm nghe tiếng ve kêu, tiếng tàu xe chạy ù ù trong tai thực sự rất khó chịu khiến đầu óc tôi lúc nào cũng căng thẳng và mệt mỏi.
Không dừng lại ở đó, năm 2013 các cơn đau lưng, đau chân đã khiến tôi không thể đi lại được, khi đi khám tôi mới biết mình bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm cột sống đốt L4, L5.
Một lần nữa tôi phải gác lại công việc, không thể chăm sóc hai đứa con thơ lúc bấy giờ một cháu 6 tuổi, một cháu hơn 1 tuổi để bắt đầu hành trình nằm viện điều trị.
Quả thật, công việc, con nhỏ rồi bệnh tật khiến tôi nhiều lúc tưởng như gục ngã!”.
Khi tôi hỏi cô rằng động lực nào để cô vượt qua những di chứng về tai và việc đi lại bất tiện để quay trở lại trường học, cô giáo Huyền cho biết: “Động lực để tôi vượt qua, chiến thắng được bệnh tật là nhờ vào sự cảm thông, chia sẻ của chồng và gia đình hai bên.
Đặc biệt, ngay cả khi phải nằm một chỗ không thể đi lại tôi vẫn nhớ da diết bục giảng, nhiều lúc lại lo lắng không biết các bạn nhỏ ở lớp học tập như thế nào.
Khi điều trị bệnh ổn định, tôi rất hạnh phúc khi được quay trở lại với “phấn trắng bảng đen”. Mặc dù hành trang lên lớp lúc bấy giờ không chỉ có giáo án mà còn có rất nhiều loại thuốc và một chiếc nẹp ổn định cột sống nhưng tôi luôn cố gắng mang đến những tiết học chất lượng nhất cho học sinh.
Thực tế, hàng ngày đến trường được gặp gỡ đồng nghiệp, được gặp những gương mặt thân quen của học trò làm tôi thấy thêm vui, thêm yêu đời.
Những thành tích đã tôi cùng học trò nỗ lực đạt được chính là động lực giúp tôi chiến thắng bệnh tật, vượt qua những trở ngại của bản thân”.
Cô giáo Huyền chia sẻ: “Những thành tích đã tôi cùng học trò nỗ lực đạt được chính là động lực giúp tôi chiến thắng bệnh tật, vượt qua những trở ngại của bản thân” (Ảnh: Phạm Linh)
Theo cô Vũ Thị Thênh – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Giang Biên, cô giáo Huyền là tấm gương nhà giáo giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề.
Cô Thênh chia sẻ: “17 năm qua, cô giáo Huyền đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn về điều kiện dạy học, về sức khỏe của bản thân để cống hiến cho tập thể nhà trường và các thế hệ học sinh với nhiều thành tích đáng biểu dương.
Từ năm 2005 đến nay cô có nhiều học sinh tham gia đội tuyển Hóa học cấp huyện và có nhiều học sinh đạt giải cao trong bảng xếp hạng chung toàn huyện.
Nổi bật trong năm học 2021 – 2022, tại kỳ thi Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, học sinh Nguyễn Phú An với sự dìu dắt của cô đã vinh dự lọt vào đội tuyển dự thi cấp Thành phố.
Đặc biệt, với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Hoá là một trong 3 phân môn được tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên, môn học hoàn toàn mới và đang là “bài toán khó” đối với nhiều giáo viên, cô giáo Huyền đã từng bước học tập, trau dồi và giúp đỡ các giáo viên trong tổ khắc phục khó khăn.
Cô luôn đổi mới phương pháp dạy học khiến học sinh dễ hiểu và yêu thích bộ môn. Chất lượng đại trà luôn vượt chỉ tiêu được giao.
Chia sẻ khó khăn về chuyên môn với nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền còn ôn đội tuyển Vật lí, dù không đúng chuyên ngành được đào tạo nhưng cô cùng học trò vẫn xuất sắc đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lí cấp huyện năm học 2021 – 2022.
Không những giỏi chuyên môn cô còn rất say mê sáng tạo khoa học kỹ thuật và truyền niềm đam mê đó đến nhiều học sinh.
Với những cống hiến không ngừng nghỉ về chuyên môn, cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền vinh dự được công nhận Giáo viên giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng khen cấp Thành phố.
Cô cũng vinh dự được Liên đoàn lao động huyện vinh danh Lao động giỏi, lao động sáng tạo”.
Khắc phục thiếu hụt giáo viên đảm bảo dạy học ở vùng khó
Huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2022, nhằm đảm bảo chương trình dạy học.
Nhiều trường học miền núi Quảng Trị linh hoạt ghép lớp để đảm bảo dạy học.
Việc tuyển dụng bổ sung viên chức giáo dục nhằm tháo gỡ khó khăn đối với việc thiếu hụt hàng trăm giáo viên tại địa phương hiện nay.
Chủ động ghép lớp
Năm học 2022-2023, theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Tin học và tiếng Anh trở thành môn học chính. Thế nhưng, đối với nhiều trường học ở miền núi, việc triển khai chương trình gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, để khắc phục tình trạng này, các trường đã chủ động, linh hoạt trong bố trí giáo viên, ghép lớp... để bảo đảm chương trình.
Trường Tiểu học Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa) có 7 điểm trường, với tổng số 555 học sinh. Năm học này, trường đưa môn Tin học và tiếng Anh vào dạy chính khóa đối với học sinh lớp 3. Tuy nhiên, việc triển khai dạy học ở các điểm xa trung tâm gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo Đoàn Văn Anh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Húc cho biết, hiện nhà trường chỉ có một giáo viên Tin học lẫn tiếng Anh, nhưng cần dạy 7 điểm trường nên việc đi lại của các thầy, cô giáo rất phức tạp.
Trong khi chưa được bổ sung giáo viên, nhà trường phải thực hiện giải pháp trước mắt là ghép học sinh tại các điểm trường để đảm bảo công tác giảng dạy. Cụ thể, nhà trường đã ghép học sinh, tổ chức thành 5 điểm để triển khai dạy học.
Tương tự, tại Trường Tiểu học Thuận, năm học này, nhà trường thiếu 9 phòng học ở 3 điểm trường lẻ, mới đảm bảo việc dạy học 2 buổi/ngày.
Học sinh tại Trường Tiểu học Húc, huyện Hướng Hóa.
Thầy giáo Nguyễn Hoành - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận cho biết, hiện nay trường thiếu 6 giáo viên. Giải pháp trước mắt là sắp xếp các tiết học hợp lý giữa việc dạy và di chuyển của giáo viên, cũng như chương trình học của học sinh. Tuy nhiên, trường cần bổ sung giáo viên để đảm bảo việc dạy học được triển khai có hiệu quả.
Tuyển bổ sung hàng chục giáo viên
Theo ông Hoàng Văn Sơ - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên tại địa phương rất trầm trọng. Qua rà soát, toàn huyện thiếu hơn 160 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phòng đang đề xuất UBND huyện và tỉnh Quảng Trị, Sở Nội vụ phối hợp Sở GD&ĐT sớm bổ sung đội ngũ giáo viên biên chế, đảm bảo việc dạy và học ở các trường.
"Về giải pháp trước mắt, Phòng GD&ĐT đã giao cho các trường chủ động sắp xếp, bố trí giáo viên và chương trình học hợp lý, đặc biệt là ở các khu vực xa để đảm bảo số lượng giáo viên dạy học", ông Sơ cho hay.
Trước tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng trên địa bàn huyện, ông Trần Đình Dũng - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hướng Hóa cho biết: Từ năm học 2021-2022, biên chế ngành Giáo dục của huyện Hướng Hóa thiếu rất nhiều. Đến năm học 2022-2023, giáo viên càng thiếu trầm trọng. Vừa qua, Sở Nội vụ đã rà soát tại các trường trên địa bàn. Thống kê sơ bộ, địa phương thiếu khoảng 165 biên chế giáo viên.
Năm học mới đã qua gần 3 tuần nhưng chưa được bổ sung biên chế, dẫn đến một số trường phải ghép lớp, trong khi phòng học nhỏ nên khó khăn. Phòng Nội vụ đã tham mưu UBND huyện Hướng Hóa, báo cáo Sở Nội vụ về tình hình này. Qua đó, Sở Nội vụ khẳng định, sẽ ưu tiên bổ sung biên chế giáo viên đối với Hướng Hóa.
Mới đây, sau khi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị thống nhất số lượng, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành thông báo tuyển dụng 25 chỉ tiêu viên chức sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. Trong đó, cấp mầm non được bổ sung 9 chỉ tiêu, cấp tiểu học 13 và THCS 3 viên chức.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, năm học 2022-2023, trên địa bàn tỉnh thiếu gần 500 giáo viên ở tất cả đơn vị trường học, đặc biệt là các vùng miền núi khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như gia tăng áp lực cho giáo viên và các trường.
Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong năm học mới, đặc biệt là triển khai Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ rà soát số lượng biên chế của từng trường, từng phòng giáo dục để có kế hoạch bố trí, điều chuyển giáo viên phục vụ nhiệm vụ năm học mới.q
Hình ảnh thầy Ký mãi in sâu trong trái tim học trò quê hương Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ra đi, nhưng hình ảnh của thầy mãi in sâu trong trái tim học trò quê hương Hải Hậu (Nam Định). Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký trong lần về thăm lại Trường Năng khiếu Hải Hậu. Được tin Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Ký mất lúc 2 giờ 5 phút ngày 28/9 tại nhà riêng...