Cô giáo dạy học sinh bằng… roi, phụ huynh bất bình
Sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Trung Bình, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) bàng hoàng khi biết một cô giáo dạy ở trường này chuyên giáo dục học sinh bằng roi khiến nhiều em hoảng sợ, không dám tới trường.
Vụ việc kéo dài từ trước tết Nguyên đán nhưng chỉ thực sự bị vở lỡ khi chính giáo viên (GV) này thông báo cho phụ huynh tình trạng một học sinh nghỉ học 2 tuần liền.
Theo lời kể của mẹ em L.V.T. (học sinh lớp 9A2), hôm đó chồng chị đang đánh cá ngoài biển thì nhận được điện thoại của cô Hồ Thị Huỳnh Như (GV dạy lớp và là chủ nhiệm lớp 9A2) thông báo cho biết: “Cháu T. đã bỏ học 2 tuần nay không tới lớp”. Nghe vậy, chồng chị T. gọi điện về nhà báo cho gia đình biết.
Khi cháu T. về, mẹ cháu quá giận đã đánh cháu một trận vì “tội” trốn học. Mẹ cháu T. nói với tôi: “Nghe nói cháu bỏ học hai tuần, tôi quá giận vì ngày thường cháu vẫn xách cặp đi học. Cứ nghĩ cháu mê chơi bỏ học nên đánh cho chừa. Ai ngờ, khi đánh cháu, tôi hỏi cháu vì sao bỏ học thì cháu mới cho biết cháu bị cô đánh đòn nhiều quá nên cháu sợ không dám tới lớp”.
Trường THCS Trung Bình, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) nơi xảy ra vụ cô giáo đánh học sinh bằng roi.
Hỏi cháu C. – một học sinh lớp 9A2, cháu cho biết: “Lớp con có 33 bạn thì cô đánh hết 32 bạn, trong đó lớp trưởng bị ít nhất là 2 roi, còn bạn nhiều nhất là trên 70 roi”. Hỏi vì sao có một bạn không bị đánh thì C. cho biết: “Bạn đó cũng bị cô kêu lên đánh nhưng do bạn không chịu lên nên không bị đòn”.
Cháu Q. kể: “Trong lớp con bạn nào cũng bị đánh cả. Cô qui định hình phạt cho những bạn nào vi phạm thì phải bị đánh đòn. Bất cứ hành vi nào cũng bị đánh cả. Đi trễ cũng bị đánh, xếp hàng không thẳng cũng bị đánh, ngồi trong lớp nói chuyện cũng bị đánh, học bài không thuộc hay không làm bài cũng bị đánh. Lỗi nhẹ nhất là bị 2 roi, lỗi nặng nhất là 10 roi. Tổng hợp lại cuối tuần cô xử một lần. Cô giao cho lớp trưởng ghi các bạn nào vi phạm, cuối tuần báo cáo một lần, cô sẽ kêu bạn bị vi phạm lên bảng, cùng cây đánh vào người. Có bữa cô đánh mỏi tay, cô giao cho lớp trưởng đánh”.
Video đang HOT
Cháu Kh. kể: “Người bị cô đánh đầu tiên là bạn T. Bạn này vi phạm nhiều lần, tổng cộng phạt 70 roi. Cô đánh trước lớp, bạn rất đau, được 68 roi, bạn xin cô cho khất lại 2 roi nhưng cô không chịu, kêu lớp trưởng lên đánh nốt 2 roi cuối cùng. Sau lần đó bạn T. sợ quá bỏ học luôn”.
Chị H. – mẹ cháu N. nói: “Chúng tôi rất bất ngờ khi nghe nói cô đánh các cháu mạnh tay như vậy. Chúng tôi không chấp nhận hành vi đánh học sinh như thế nên sau khi các cháu nói, nhiều người đã khóc vì xót cho con em mình quá. Chúng tôi biết các cháu còn nhỏ, bồng bột, hiếu động, nghịch ngợm, thấy cô vất vả khi dạy các cháu nhưng đánh đòn như vậy là quá đáng, không thể nào chấp nhận được”.
Khi chúng tôi hỏi vì sao bị cô đánh đòn mà không dám nói với cha mẹ, cháu C. nói: “Khi đánh xong, cô Như dọa tụi con là nếu em nào về kể cho người nhà nghe thì cô sẽ phạt, không cho lên lớp nên tụi con đứa nào cũng sợ”.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, hiệu trưởng Quách Thanh Huy cho biết: “Sau khi nhận được khiếu nại của phụ huynh, ngày 21/2, nhà trường đã cho mời phụ huynh của lớp 9A2 và họp với Ban giám hiệu và cô Hồ Thị Huỳnh Như. Tại đây, cô Như cũng đã thừa nhận hành động sai trái của mình và hứa với phụ huynh sẽ không tái phạm nữa. Tuy nhiên, phản ánh của phụ huynh quá sự thật khi cho rằng cô đánh con em mình đến ngất xỉu. Thực ra, cô có đánh nhưng chỉ đánh ở mức giáo dục, răn đe thôi. Dù sao cô Như cũng sai rồi”.
Trao đổi với PV, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trần Đề Dương Thị Hương cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi cho mời hiệu trưởng Trường THCS Trung Bình lên trao đổi, chỉ đạo hiệu trưởng về xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý bước đầu ở trường và báo cáo về phòng. Theo cảm nhận của tôi, việc đánh học sinh bằng roi là sai rồi, nhưng mức độ đánh, số lượt học sinh bị đánh thì cần phải xem xét thật kỹ. Tôi rất lấy làm tiếc vì cô Như là một GV có chuyên môn giỏi, vừa đạt danh hiệu GV giỏi”.
Anh M., một phụ huynh nói với giọng lo lắng: “Nếu ngành giáo dục xử lý không thỏa đáng thì chúng tôi phải xin chuyển cho con đi học nơi khác hoặc cho nghỉ”.
Một GV của trường cũng cho rằng: “Hành động của cô Như là hoàn toàn sai, chúng tôi không ủng hộ. Chúng tôi muốn lãnh đạo ngành phải xử lý nghiêm, đừng để một con sâu làm rầu nồi canh. Bây giờ đi ra ngoài chúng tôi hay bị bà con nói nặng nói nhẹ lắm”.
Được biết, cô Hồ Thị Huỳnh Như quê tại xã Trung Bình, tốt nghiệp cao đẳng sư phạm chuyên ngành Lịch Sử – Giáo dục công dân năm 2005. Sau đó, cô Như về công tác tại Trường THCS Trung Bình đến nay.
Bạch Dương
Theo dân trí
Nộp đơn ly hôn mà tôi vẫn lưỡng lự
Anh ta là người vô trách nhiệm, thiếu văn hóa nhưng tôi vẫn muốn cho anh cơ hội để con có đủ cha mẹ. Tôi là một nhân viên kế toán còn chồng tôi làm trong viện kiểm sát của bộ quốc phòng. Khi kết hôn với anh ấy, tôi và anh ấy chỉ có thời gian quen và tìm hiểu nhau chưa đầy bốn tháng. Tôi tin rằng một sĩ quan quân đội, bố mẹ đều là công chức, đảng viên thì không thể nào sinh ra một người con quái gở được. Nhưng tất cả không như tôi nghĩ. Ngay sau khi cưới, anh ấy thay đổi hoàn toàn, luôn tỏ ra là một người gia trưởng, cục cằn, thô lỗ.
Anh nợ nần rất nhiều, trước khi lấy tôi về, bố mẹ anh ấy đã phải trả nợ bớt cho anh ấy một phần. Nhà anh ấy cũng khá giả lắm, lấy nhau về, anh ấy hỏi tiền mừng cưới nhưng tôi mới ra trường đi làm, bạn bè toàn ở xa nên cũng không có nhiều. Vì thế, anh ấy sử dụng tiền mừng của anh ấy riêng mà không chung với tôi nữa. Trong kinh tế cũng vậy, anh ấy không bao giờ cho tôi biết là anh ấy làm được bao nhiêu tiền và cũng chẳng đưa tiền cho tôi.
Mẹ chồng tôi, ngay sau ngày cưới đã gọi cho dì của chồng tôi chê bai gia đình tôi nghèo khó. Mà thực ra, gia đình tôi cũng ở mức trung bình. Bố tôi là công nhân về mất sức, mẹ dạy học nhưng cũng nuôi bốn chị em tôi học hết đại học. Tôi rất tủi thân nhưng cũng nhịn nhục vì mới đi lấy chồng, tôi sợ mâu thuẫn và có chuyện xảy ra. Nhưng có lẽ tôi đã sai lầm vì tôi càng nhẫn nhịn thì gia đình chồng tôi và chồng tôi càng lấn tới, coi tôi như kẻ ăn người ở trong nhà. Trước khi sinh con, vợ chồng tôi phát sinh một số mầu thuẫn như: Chồng không cho vợ biết thu nhập hàng tháng, trong khi đó lại giấu vợ lấy vàng là quà cưới riêng của vợ đi sử dụng. Đến khi vợ không thấy và hỏi thì nói là đã đem bán nhưng cũng không chịu nói là bán để làm gì, vì sao mà bán. Tôi có hỏi thì anh ấy cục cằn, cáu gắt.
Khi tôi có thai, do bị dọa sảy thai nên tôi đã nghỉ làm ở nhà nhưng phải đảm trách toàn bộ việc nhà, phục vụ gia đình nhà chồng và cả em gái, em rể của chồng. Đến khi tôi có thai được 7 tháng, mẹ chồng tôi phải đi chăm con gái thứ hai sinh con ở Hà Nội. Gia đình nhà chồng muốn em gái thứ nhất của chồng tôi ở lại và để tôi chăm sóc em ấy, chồng em ấy và con em ấy để em ấy đi làm. Vì tôi thấy sức khỏe không đảm bảo và bụng đã to nên muốn từ chối nhưng chồng tôi đã nghe gia đình tỏ ra khó chịu với tôi. Gia đình anh ấy đi nói tôi thế này thế khác. Anh ấy không quan tâm đến đứa con và sức khỏe của tôi.
Không lâu sau, khi tôi có thai được gần 8 tháng thì bị dọa đẻ non, mẹ chồng tôi cũng không về chăm sóc mà gửi tôi cho nhà bà dì làm việc ở bệnh viện. Sống trong nhà dì, mọi người đi làm cả ngày, tôi chỉ ngồi một mình một chỗ, không được đi đâu mà ở đây đang xây dựng đường nên rất bụi và ồn ã. Tôi cảm thấy rất buồn và mệt mỏi. Tôi sợ môi trường ngột ngạt sẽ ảnh hưởng không tốt tới con tôi. Khi dì bảo đã ổn định có thể về nhưng do mẹ chồng tôi không muốn chăm sóc tôi nên vẫn bắt tôi ở lại nhà dì. Nhận thấy nhà dì rất chật, chú dì cũng không muốn người lạ ở lâu, tôi xin phép về nhà nhưng gia đình chồng tôi và chồng tôi không đồng ý vì anh ấy rất nghe lời bố mẹ, anh chị em trong nhà.
Sau khi tôi sinh con ra, chồng tôi không yêu quý đứa bé, không quan tâm chăm sóc hai mẹ con tôi. Con tôi sinh ra cũng hay quấy khóc nhưng kể từ những ngày đầu sinh cháu, chỉ có mình tôi chăm sóc. Những ngày đầu, có hôm nhờ được chồng ngủ cùng để thỉnh thoảng bế con giúp thì anh ấy tỏ ra rất khó chịu, vùng vằng và cáu gắt. Khi con khóc, anh ấy quát mắng và văng tục, chửi đứa bé, dù nó chỉ mới được có hơn 10 ngày tuổi. Không những không đưa tiền nuôi con mà số tiền họ hàng đến thăm cho con tiền mua sữa, anh ấy cũng lấy đi dùng. Nếu tôi có nói thì anh ấy quát rằng đó cũng là tiền của anh ấy vì ngày trước anh ấy cho con cái họ. Rồi anh ấy đánh lô đề, mỗi tin nhắn là anh ấy đánh cả hai chục số lô.
Trong thời gian tôi ở kiêng sau sinh, anh ấy luôn kiếm cớ này khác để chửi mắng tôi, từ chuyện tôi kiêng không gội đầu nên chiếc lược bẩn đến chuyện bạn bè gọi điện hỏi thăm, anh ấy cũng nói và bắt phải thế này thế khác. Tôi nói chẳng lẽ bạn bè hỏi thăm lại không trả lời thì anh ấy làm um lên, bảo tôi là đồ mất dạy. Tôi khóc thì anh ấy bảo giống trâu chó như mày mà biết khóc sao? Rồi chỉ đũa vào mặt tôi, đuổi tôi khỏi mâm cơm, không cho ăn nữa.
Mỗi lần có chuyện gì ở nhà, mẹ chồng tôi lại gọi điện nói với anh làm mọi thứ rối cả lên, khiến anh cứ về đến nhà là chửi mắng tôi. Trong mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, câu đầu tiên là anh ấy xưng mày tao rồi chỉ tay tận mặt, coi tôi như kẻ ăn người ở. Rồi anh văng tục, chửi tục, xúc phạm bố mẹ đẻ của tôi. Từ khi sinh con ra cho đến khi con được gần 4 tháng tuổi, anh ấy liên tục xúc phạm và chửi đuổi tôi vô cớ rất nhiều lần. Tôi đã nói chuyện với chồng và gia đình chồng mong anh ấy sửa đổi nhưng anh ấy đã không khác được. Do không chịu nổi cách sống thiếu văn hóa, vô trách nhiệm của chồng, tôi đã quyết định ly thân cho đến nay.
Thời gian sống ly thân, tôi một mình nuôi dưỡng và chăm sóc con, chồng tôi không bỏ bất kỳ một khoản chi phí nào. Tôi có yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thì anh ấy từ chối. Khi mới ly thân, lúc nào cháu ốm, tôi thương cháu, nhắn tin bảo đến thăm thì anh ấy mới đến, còn không thì anh ấy cũng không gọi điện hay hỏi thăm gì đến cháu. Mấy tháng gần đây, anh ấy đến thăm con hai lần nhưng cũng chỉ ngồi với con nhiều lắm là hai tiếng đồng hồ. Anh ấy cũng không bao giờ mảy may hỏi han gì về tôi. Không những vậy, khi đến nhà tôi thăm con, anh ấy đòi bắt con. Tôi không chịu thì anh ấy đánh tôi và chửi cả gia đình tôi.
Thấy chồng tôi không hề thay đổi và không muốn hàn gắn gia đình nên tôi đã quyết định gửi đơn ly hôn ra tòa. Khi tôi ly thân, gia đình anh ấy và anh ấy nói với bố mẹ tôi đưa tôi về xin lỗi gia đình nhà chồng, còn nếu không thì giải quyết sớm. Nhưng anh ấy bắt tôi phải viết đơn chứ anh ta không viết. Vì thương con, tôi muốn có thời gian để hai vợ chồng suy nghĩ lại, nhưng anh ấy lại không như vậy.
Khi tôi viết đơn và yêu cầu đưa giấy tờ để nộp ra tòa, anh ấy không chịu đưa. Tôi phải nhờ bạn bè của anh ấy can thiệp thì anh mới chịu cung cấp. Ban đầu, anh ấy thuận tình ly hôn, sau rồi lại không đồng ý và bảo tôi là: "Mày đi mà nộp đơn đơn phương", mặc dù chính anh ấy đã in sẵn mẫu đơn cho tôi viết. Tôi chẳng thể hiểu nổi anh ấy có ý gì nữa. Ở với nhau thì làm khổ tôi, giờ chia tay thì cũng gây khó dễ. Thực lòng tôi muốn anh ấy thay đổi để gia đình đoàn tụ cho con tôi có bố, có mẹ. Nhưng anh ấy vẫn mãi cứ như vậy. Tôi nộp đơn rồi nhưng lại muốn rút đơn và cho anh ấy thêm thời gian. Các bạn cho tôi lời khuyên với.
Theo Ngoisao
Thêm nhiều sự thật bất ngờ về Facebook Độ tuổi trung bình của thành viên ngày càng lớn hơn và phái đẹp chiếm tỷ lệ áp đảo trên Facebook. Trang Pingdom vừa thực hiện khảo sát nhân khẩu học trên mạng xã hội năm 2012. Facebook ghi nhận kết quả đầy bất ngờ khi lượng người dùng lớn tuổi đang tăng trưởng rất nhanh và vượt mặt giới trẻ. Theo đó,...