Kho ứng dụng Windows Phone vượt mốc 100.000
Với tốc độ tăng trưởng trung bình gần đây là 10.000 chương trình mỗi tháng, gian ứng dụng của Windows Phone mất khoảng 20 tháng để đạt số 100.000.
Trung bình mỗi ngày có 313 ứng dụng mới được tải lên Marketplace.
Hệ điều hành Windows Phone của Microsoft đang có những bước phát triển khá nhanh chóng. Gian ứng dụng Marketplace của nền tảng này vừa vượt mốc 100.000 ứng dụng, trở thành một trong 3 nền tảng có nhiều ứng dụng nhất, bên cạnh Android và iOS.
Windows Phone mất khoảng gần 20 tháng để đạt đến con số này, nhanh hơn so với Android (24 tháng) nhưng vẫn chậm hơn iOS (16 tháng). Trong số hơn 100.000 ứng dụng nói trên, có khoảng 88.371 phần mềm được phép tải về từ trên 60 quốc gia đang hỗ trợ Marketplace. Mỗi ngày, có trung bình 313 ứng dụng mới được thêm vào chợ phần mềm cho nền tảng di động của Microsoft, và hiện có trên 23.000 nhà phát triển hợp tác để viết ứng dụng cho Windows Phone.
Trong vòng 14 tháng đầu tiên kể từ khi ra mắt, Marketplace mới đạt được mốc 50.000 ứng dụng, tuy nhiên chưa đầy 6 tháng sau đó, con số này đã tăng gấp đôi, với tốc độ trung bình khoảng 10.000 ứng dụng mỗi tháng. Hiện tại, 67% phần mềm của Marketplace là miễn phí, 10% trả phí và cho dùng thử, 23% còn lại có trả phí.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Google "mải chơi" quên Android?
Gã khổng lồ tìm kiếm đang bỏ quên hệ điều hành di động của mình. Sự xao lãng của Google bắt đầu thể hiện trong kho ứng dụng nghèo nàn và số lượng các nhà phát triển ngày càng hao hụt.
Video đang HOT
Google đang trong vòng vây của nhiều vụ kiện, đã được cấp giấy phép đi lại cho xe hơi tự lái, và tập trung vào mạng xã hội Google , tuy nhiên, đã tới lúc gã khổng lồ tìm kiếm chỉ ra cho mọi người thấy hãng vẫn còn quan tâm tới Android.
Sự "ơ hờ" của Google gây hậu quả tới rất nhiều người dùng phụ thuộc vào Android. Mới đây, tìm kiếm ứng dụng trong chợ ảo Google Play khó hơn thường lệ, ngay cả với những ứng dụng phổ biến nhất, và đặc biệt tệ khi người dùng tìm kiếm ứng dụng tùy biến cho máy tính bảng. Những người viết ứng dụng cảm thấy mất niềm tin, khi không ai hướng dẫn họ cho ra đời ứng dụng chạy được trên nhiều thiết bị. Và thi thoảng, các nhà mạng và hãng sản xuất còn kiểm soát Android nhiều hơn cả Google; họ quyết định hệ điều hành trông sẽ ra sao, chạy những gì, và liệu điện thoại hay máy tính bảng có được nâng cấp lên phiên bản mới hay không.
Điều gì đã xảy ra với Google? Đã 7 tháng kể từ lần tuyên bố bản Android mới nhất, và một số người lo rằng Android sẽ đi theo con đường của Google Wave: Google sẽ ngừng phát triển nền tảng, để quá trình này lại cho đối tác nào thích thú. Bản thân Larry Page - đồng sáng lập kiêm TGĐ Google mới đây còn phát biểu Android không phải thành phần cốt yếu trong chiến lược kinh doanh của công ty, và thậm chí còn thu được nhiều tiền từ iOS hơn là hệ điều hành "của nhà giồng được".
Tuy nhiên, ngay cả khi Android không mang lại nhiều lợi lộc, hệ điều hành vẫn là một phần quan trọng trong kinh doanh của Google. Vì thế, có lẽ đã tới lúc Google nghĩ lại về chiến lược với Android.
Các ứng dụng tốt ở đâu?
Đầu tiên, hãy nhìn vào cách công ty tìm kiếm xử lí ứng dụng. Không như Apple, Google cho phép bất cứ ai cũng được viết ứng dụng và đưa lên kho Google Play. Trong quá khứ, cách tiếp cận này không chỉ mở toang cửa chào đón mã độc mà còn dẫn lối cho những ứng dụng vô dụng và tồi tệ tràn ngập "chợ ảo" của Google. Thử tìm kiếm ứng dụng trong Google Play, người dùng sẽ không biết nên tìm ở đâu, và gặp phải vài điều vô ích. Google nổi tiếng vì khả năng tìm kiếm, nhưng tại sao lại quá khó để tìm được một thứ có giá trị trong Google Play?
Người dùng tìm kiếm ứng dụng máy tính bảng Android còn vấp phải nhiều khó khăn hơn. iPad được ưa chuộng hơn phần nhiều vì Apple App Store chứa hàng chục ngàn ứng dụng máy tính bảng và dễ kiếm. Khi người dùng tìm trong App Store trên iTunes, họ dễ dàng biết được ứng dụng nào cho iPhone và ứng dụng nào thiết kế cho iPad. Ngược lại, tìm kiếm trên phiên bản Web của Google Play, không có hướng dẫn nào về việc ứng dụng được tối ưu hóa cho máy tính bảng. Ngay cả khi người dùng tìm trực tiếp trên máy tính bảng, cơ hội tải về ứng dụng thực chất là phiên bản cho di động song kéo giãn cho vừa kích thước màn hình máy tính bảng là vô cùng lớn.
Thách thức của các nhà phát triển
Tại sao có quá ít ứng dụng máy tính bảng Android xuất chúng tồn tại? Một lí do là máy tính bảng Android bán không chạy. Tuy nhiên, cũng không sai khi nói các nhà phát triển cảm thấy bị cô lập và thiếu hỗ trợ. So sánh với bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) iOS của Apple và Windows Phone của Microsoft, bộ SDK của Android thua thiệt hơn vì tận dụng Java. Dù Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến mọi người đều học trong Khoa học máy tính 101, rất khó để làm việc cùng nó và Java cũng ngăn các ứng dụng Android có vẻ ngoài "mỹ miều" như đối thủ iOS.
Một chuyện đau đầu khác cho các nhà phát triển Android là: Họ phải tạo ra ứng dụng chạy được trên hơn 1.000 thiết bị khác nhau, với nhiều bộ vi xử lí, kích thước màn hình, độ phân giải, và phiên bản hệ điều hành khác nhau. Diễn đàn cho các nhà phát triển Android Developers đóng cửa tháng 8 năm ngoái, khiến nhiều nhà phát triển "bơ vơ" và không biết tìm giải pháp ở đâu cho vấn đề của mình. Gần như mọi nhà phát triển không kiếm ra tiền từ Android, và một số rời bỏ hệ điều hành và còn xem Android là nền tảng "không thể chống đỡ được". Dù lượng các nhà phát triển ủng hộ Android không thể cạn kiệt (hệ điều hành vẫn nắm thị phần lớn nhất nước Mỹ và phần lớn các khu vực khác), chắc chắn sắp tới sẽ không có nhiều ứng dụng tốt hơn từ các nhà phát triển hàng đầu. Khi đó, người dùng hẳn phải lội qua một mớ "phế liệu" mới tìm được thứ gì đáng tải về thiết bị.
Tùy chỉnh mang tới vấn đề
Bực mình hơn cả là thực tế một khi may mắn tìm ra ứng dụng đáng tiền, người dùng có thể không tải về dùng được. Có vẻ các nhà mạng và hãng thiết bị đang quyết định ứng dụng nào được tải về và không được tải về điện thoại hay máy tính bảng. Lấy ví dụ về ví điện tử Google Wallet: người dùng không dùng mạng Sprint (Mỹ) không thể cài đặt ứng dụng trên điện thoại, ngay cả khi họ có dùng Nexus - thiết bị hỗ trợ ứng dụng thanh toán giao tiếp trường gần NFC. Tất nhiên, không ai muốn nhà mạng phải bảo mình có thể/không thể làm gì với điện thoại cá nhân, đặc biệt là ứng dụng.
Các hãng sản xuất thiết bị không ép ứng dụng, nhưng xác định thứ người dùng có thể/không thể gỡ bỏ khỏi điện thoại. Giao diện xấu xí và thảm họa "bloatware" (phần mềm mà phiên bản càng mới thì dung lượng càng lớn) xuất hiện gần như trên mọi thiết bị Android. Phần lớn người dùng không thể gỡ bỏ chúng trừ khi "root" (chiếm quyền cao nhất) thiết bị. Để đưa mọi thứ khó chịu bên ngoài vào sản phẩm, nhà sản xuất đã tinh chỉnh và thay đổi, bóp méo hệ điều hành theo cách họ muốn. Các nhà mạng cũng chơi trò "bloatware" này, thi thoảng còn đi xa tới mức như thay thế tất cả dịch vụ của Google bằng Bing.
Tệ hơn, các tùy chỉnh khiến điện thoại/máy tính bảng khó có khả năng "lên đời" phiên bản Android mới. Ngay cả Samsung Galaxy Nexus - mẫu điện thoại được cho là luôn cập nhật hệ điều hành mới nhất - cũng mang trên mình phiên bản khác nhau tùy theo đời máy.
Google có thể làm gì?
Không nhất thiết phải kiểm soát mọi loại thiết bị Android từ các nhà sản xuất, tuy nhiên, Google có thể làm theo 2 bước để xóa bỏ gánh nặng cho nhà phát triển và mang tới điều tốt hơn cho khách hàng: Đặt ra yêu cầu phần cứng tối thiểu cho điện thoại/máy tính bảng chạy Android và đóng vai trò tích cực hơn trong phân phối các bản cập nhật.
Nếu đặt ra yêu cầu phần cứng tối thiểu, các nhà phát triển có thể thiết kế ứng dụng theo các thông số này và đảm bảo ứng dụng hoạt động trên bất kì thiết bị Android nào. Các nhà sản xuất vẫn thiết kế sản phẩm cao hơn tiêu chuẩn, và Google có thể nâng yêu cầu lên mức cao hơn mỗi 2 năm để theo kịp phần cứng mà mọi người đang sử dụng. Bằng cách đó, Google sẽ ngăn được các hãng chế tạo thiết bị rẻ tiền với cấu hình cổ lỗ. Điều đó cũng đồng nghĩa người dùng Android không phải đoán xem liệu ứng dụng có hoạt động trên thiết bị của mình không. Người dùng máy tính bảng cũng được hưởng lợi: Đội phát triển không cần dành quá nhiều thời gian cho các phiên bản điện thoại tầm phào, và gia tăng thời gian tối ưu hóa ứng dụng cho máy tính bảng.
Phần cứng là một chuyện, song đảm bảo mọi người đều được dùng cùng một phiên bản Android là thách thức lớn hơn. Google nếu hợp tác chặt chẽ hơn với HTC, Motorola, Samsung và các hãng ủng hộ Android khác sẽ tiến thêm một bước về thống nhất trải nghiệm hệ điều hành. Trở thành bạn với các nhà mạng và nhà sản xuất chip để đảm bảo cập nhật tương thích với mạng lưới của họ, để họ không tốn thêm vài tháng kiểm tra cập nhật trước khi quyết định tung ra. Các nhà mạng phải thử nghiệm trên mạng lưới của mình là nguyên nhân khiến việc nâng cấp bị trì hoãn lâu nhất. Rắc rối sẽ được giải quyết nếu Google chung tay góp sức.
Mọi người dùng Android đều ưa chuộng hệ điều hành này. Đó là lí do họ mong chờ Google thể hiện sự quan tâm tới nền tảng của riêng mình nhiều như những gì họ đang làm.
Để đảm bảo hệ điều hành Android tiếp tục đứng đầu trong trận chiến di động, Google đang thay đổi mối quan hệ với các đối tác. Hôm 15/5, thời báo phố Wall dẫn lời nguồn tin thân cận cho biết, Google sẽ cho 5 đối tác quan trọng sớm tiếp cận với các phiên bản hệ điều hành mới và bán thiết bị do đối tác sản xuất trực tiếp tới người tiêu dùng. Trước đây, chỉ có 1 đối tác duy nhất tạo ra sản phẩm chủ lực chạy phiên bản mới nhất, sau đó mới tới lượt các hãng khác. Mô hình kinh doanh này không hoạt động hiệu quả và Google phải giao phó lại việc buôn bán cho các nhà mạng và hãng bán lẻ.
Mô hình bán hàng trực tiếp ngược lại hoàn toàn với chiến lược nguyên bản rõ ràng cho thấy Google muốn giành lại quyền và tăng cường kiểm soát hệ điều hành, tính năng và ứng dụng cốt lõi, thách thức "bloatware" phiền toái do nhà mạng cấy vào khiến người dùng không ưa. Thay đổi chiến lược cũng được xem là xóa tan mối lo ngại về chủ nghĩa thiên vị Motorola Mobility - công ty Google đang chờ thâu tóm - của các đối tác khác. Google không bình luận gì về thông tin của thời báo.
Theo ICTnew
Windows Phone Marketplace bắt đầu hỗ trợ VN Microsoft vừa đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cho phép mua ứng dụng trên kho phần mềm smartphone của mình cùng 22 quốc gia khác. Người Việt đã có thể mua phần mềm từ Marketplace. Ảnh: Quốc Huy. Giá bán các ứng dụng khi chuyển sang thị trường Việt Nam đã được quy đổi bằng tiền đồng. Gian phần mềm...