Cô giáo dạy Giáo dục Công dân chia sẻ bí kíp để học sinh thích môn ‘phụ’
Với phương pháp dạy học sinh động, những tiết GDCD của cô Bùi Thị Minh Hương ( THPT Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn được học sinh thích thú, hưởng ứng.
Suốt 20 năm giảng dạy, cô giáo Bùi Thị Minh Hương luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học.
Bí kíp dạy môn “phụ”
Giáo dục công dân (GDCD) là môn học giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh nhưng lại thường ít được coi trọng. Ở bậc THPT, môn học này luôn bị coi là môn phụ, học sinh rất ít quan tâm.
Cô Hương cho biết, GDCD là môn học có tác động lớn đến nhận thức của các em nhưng lại khá khô khan nên nhiều em không thích học. Trước tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật đang có chiều hướng gia tăng, bản thân là giáo viên dạy GDCD, cô đã rất trăn trở làm sao để có thể nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn học này.
Cô giáo Bùi Thị Minh Hương (Trường THPT Can Lộc, Hà Tĩnh).
Theo cô giáo Hương, muốn học sinh yêu môn học của mình, GV cần phải yêu nghề và thực sự tâm huyết, có trách nhiệm với môn học. Trong quá trình soạn bài cần đổi mới phương pháp dạy học và luôn làm mới bài giảng mới phát huy được năng lực của GV và học sinh.
“Tôi luôn muốn làm mới bài giảng để tránh nhàm chán và gây hứng thú cho học sinh cũng như bản thân mình. Mỗi lớp học tôi sẽ có một bài giảng khác nhau, không áp dụng bài giảng lớp này cho lớp khác vì đối tượng tiếp nhận sẽ khác nhau”, cô Hương chia sẻ.
Video đang HOT
Các tiết học của cô Hương, thường được tăng cường sử dụng các tình huống, sự việc, thực tế gần gũi với các em học sinh. Để tạo sự sôi nổi, các tiết học GDCD được cô lồng ghép nhiều hoạt động mini game như trò chơi, tiểu phẩm… Cô Hương cũng tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy như: chiếu clip, tranh ảnh… giúp bài giảng trở nên sinh động hơn.
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên học sinh lớp 10 chuyển sang Chương trình GDPT mới. Bộ môn GDCD được chuyển thành môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Sau gần 2 tháng làm quen với chương trình mới, ngay từ khi khởi động, cô trò đã làm quen bộ môn này bằng các trò chơi và video về bản tin thời sự liên quan từng bài dạy.
Những tiết dạy GDCD của cô Hương luôn được học sinh háo hức.
“Ví dụ như khi học về bài Cơ chế thị trường, tôi sẽ sưu tầm các clip về một phiên chợ để các em thấy được giá cả các mặt hàng quen thuộc như trái cây, rau củ… sẽ biến động như thế nào theo mùa vụ, cung cầu, dịch bệnh… Từ đó các em dễ hình dung, có sự quan sát, đánh giá, rút ra các kiến thức từ những trải nghiệm đó”, cô Hương “bật mí”.
Với niềm đam mê và tâm huyết của mình, những tiết dạy GDCD của cô Hương luôn được học sinh háo hức. Nhờ vậy, gần 20 năm công tác tại Trường THPT Can Lộc, cô giáo Bùi Thị Minh Hương đã dần xóa tan định kiến “môn phụ” đối với lớp trực tiếp giảng dạy.
“Cô Hương có phương pháp dạy rất lôi cuốn và hấp dẫn chúng em ở mỗi tiết GDCD. Điều em ấn tượng nhất ở cô chính là những ví dụ trong mỗi bài học được cô minh họa luôn gần gũi và dễ hiểu”, em Trần Thị Duyên (lớp 12A5, Trường THPT Can Lộc) chia sẻ.
Đa dạng hoạt động tuyên truyền pháp luật
Cô giáo Bùi Thị Minh Hương hiện là Tổ trưởng chuyên môn Sử – Địa – Giáo dục công dân của Trường, Bí thư Chi bộ 3, đồng thời là thành viên Ban Pháp chế của Trường; hàng tháng, hàng quý cô Hương trực tiếp xây dựng nội dung tuyên truyền pháp luật tại Trường từ các tài liệu mà Sở Tư pháp phối hợp với Sở GD&ĐT cập nhật chuyển về.
Cô giáo Bùi Thị Minh Hương dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật cho học sinh lớp 10.
Cũng như bộ môn GDCD, những bài giảng tuyên truyền pháp luật của cô giáo Hương được xây dựng dựa trên từng đối tượng học sinh, kết hợp các hoạt động trải nghiệm, vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, trò chơi và xử lý tình huống…
Quá trình giảng dạy, cô Hương đã có nhiều giải pháp đổi mới phương pháp tuyên truyền pháp luật như: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm “ATGT cho nụ cười ngày mai” qua nội dung hệ thống biển báo, cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn”…
Những giải pháp này đã giúp cô đạt giải cao tại cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phối hợp tổ chức trong nhiều năm liền.
Một buổi truyền truyền về giáo dục pháp luật ATGT cho học sinh Trường THPT Can Lộc.
Cô giáo Bùi Thị Minh Hương cũng là tác giả của của nhiều sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục học sinh cá biệt trong Trường THPT giúp GV chủ động hơn trong công tác giáo dục, góp phần cải thiện số học sinh “cá biệt” trong lớp tỷ lệ đạt hạnh kiểm loại tốt, khá… cao hơn nhiều.
Cô giáo Bùi Thị Minh Hương đã vinh dự 3 lần đạt giải cao cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai “dành cho giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.
“Điều quan trọng hơn là các em đã nhận thức rõ vai trò, vị trí bản thân trong tập thể lớp; các em được thể hiện và khẳng định mình khi tham gia vào các hoạt động tập thể, ý kiến của các em được các bạn cùng lớp cũng như giáo viên lắng nghe. Đây chính là “chìa khóa” trong việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục cho học sinh “cá biệt” tại trường”, cô Hương cho hay.
“Cô Hương là GV tâm huyết với nghề, luôn tiên phong đổi mới, sáng tạo, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Ngoài ra, cô còn tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh tại trường nhiều năm qua.
Năm 2022, cô Hương vinh dự là một trong những giáo viên xuất sắc được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đề xuất bình chọn, tôn vinh “Gương sáng Pháp luật”. Tháng 9 vừa qua, cô Hương vừa vinh dự nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT”, thầy giáo Phan Đăng Nhân, Hiệu trưởng Trường THPT Can Lộc nhận xét.
Hà Nội khảo sát nhu cầu của học sinh lớp 9 với môn lựa chọn lớp 10 năm học mới
Với khả năng sẽ có hơn 100 tổ hợp các môn lựa chọn trong chương trình giáo dục lớp 10 năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu khảo sát nhu cầu của học sinh lớp 9 với các môn lựa chọn, làm căn cứ xây dựng các tổ hợp môn học.
Hà Nội khảo sát nhu cầu lựa chọn môn học của học sinh lớp 9 trong năm học mới
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10 gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn.
Mỗi học sinh sẽ học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục an ninh quốc phòng, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học còn lại thuộc 3 nhóm để học sinh lựa chọn 5 môn gồm: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục Kinh tế - Pháp luật); Nhóm Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên học sinh lớp 10 học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để đảm bảo triển khai chương trình phù hợp với điều kiện thực tế, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cụm trưởng trường THPT phối hợp với các phòng GD-ĐT khảo sát nhu cầu học tập các môn lựa chọn của học sinh lớp 9 để các trường THPT trong cụm tham khảo, làm căn cứ xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn.
Các trường THPT căn cứ vào nhu cầu học tập của học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình.
Đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tới học sinh và cha mẹ học sinh dự kiến các tổ hợp môn học trong phương án tuyến sinh, tăng cường hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp.
Thật sự nguy hại nếu học sinh mới lớp 3 làm cán bộ lớp được phạt bạn bằng roi Giáo dục không thể dùng một đứa trẻ để trị những đứa trẻ khác, không thể cho phép và khuyến khích hành động dùng bạo lực với bạn bè ngay trong môi trường giáo dục Thông tin ba học sinh lớp 3 của Trường Tiểu học Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bị cô giáo đánh tím mông được người nhà chia...