Cô giáo đam mê sáng tạo hỗ trợ học tập cho những trẻ em thiệt thòi
Cô giáo Sinh học Dương Thu Hà, giáo viên trường THPT Lê Lợi (Hà Nội) – tác giả của nhiều dự án đã thực sự thuyết phục Hội đồng chuyên môn công nhận nhà giáo tâm huyết sáng tạo bởi tính giáo dục, nhân văn trong các dự án mà cô hướng tới.
Cô giáo Dương Thu Hà với sản phẩm nghiên cứu có tính ứng dụng cao
Người truyền cảm hứng sáng tạo
Học sinh phổ thông trung học, nhất là những học sinh đam mê nghiên cứu khoa học đều biết đến cô giáo Dương Thu Hà. Rất nhiều bạn ở các trường khác nhau đã được cùng cô tham gia các dự án sáng tạo, có nhiều trải nghiệm thực tế hấp dẫn. Đây là chia sẻ của một trong những học sinh trực tiếp cùng cô Dương Thu Hà hoàn thiện dự án gây dấu ấn với đông đảo đồng nghiệp toàn ngành qua sáng kiến giúp trẻ bị down học đọc. Sản phẩm không chỉ có tính khoa học mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc của một nhà giáo Hà Nội tâm huyết.
Sau một thời gian trăn trở, cô Dương Thu Hà và nhóm học sinh đã phối hợp với các thầy cô giáo làng trẻ Hòa Bình tiến hành Dự án cộng đồng: “Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng Down học đọc thông qua các chủ đề kỹ năng sống thiết yếu”. Dự án được chọn là 1 trong 4 dự án tiêu biểu nhất của chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2018 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
“Trong một chuyến đi từ thiện tại Thái Bình, nhóm chúng tôi tận mắt chứng kiến sự cố gắng và ý chí vượt qua khó khăn, đau đớn vì những khiếm khuyết cơ thể của những người mắc hội chứng down để có cơ hội được học tập, hòa nhập cuộc sống. Cả nhóm cũng cảm nhận sự vất vả và kiên trì của các thầy giáo, cô giáo khi chăm sóc, hỗ trợ học sinh kém may mắn học tập và rèn luyện các kỹ năng. Hình ảnh những đứa trẻ vật vã với việc đọc, viết cứ ám ảnh tôi suốt chặng đường về. Tôi tự nhủ, mình cần làm một điều gì đó hỗ trợ cho những học trò kém may mắn, tạo thuận lợi cho các em tiếp cận việc học”, cô Thu Hà chia sẻ.
“Tôi mong rằng đây sẽ là khởi đầu cho sự kết nối, chung tay có trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng trong việc quan tâm, chăm sóc những người khuyết tật, trong đó có trẻ mắc hội chứng down, giúp trẻ có cơ hội học tập, hoàn thiện kỹ năng để hòa nhập, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Cô giáo Dương Thu Hà (Trường THPT Lê Lợi, Hà Nội)
Video đang HOT
Đam mê nghiên cứu khoa học, cô Dương Thu Hà đã cùng nhóm học sinh thiết kế một sản phẩm giúp những học sinh khuyết tật học tập bớt vất vả hơn. “Thiết kế thiết bị PSE đã ra đời như thế. Đó là chuỗi những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ biểu cảm và có tính tương tác với trẻ. Thiết kế này vừa giúp trẻ tăng khả năng vận động, tạo hưng phấn, kích thích đến não bộ để thúc đẩy việc học đọc và rèn các kỹ năng của trẻ…” – cô giáo Dương Thu Hà chia sẻ – “Có những ngày hai cô học trò làm việc liên tục 7 giờ đồng hồ không nghỉ. Nhiều cảnh quay, nhiều động tác, chi tiết phải làm đi làm lại tới cả trăm lần, bởi để tương tác với người bình thường đã khó, tương tác như thế nào để trẻ mắc hội chứng down hiểu và phấn khích, tạo sự hấp dẫn để kích thích trẻ học theo, làm theo càng khó hơn nhiều. Chính sự nỗ lực của các học trò đã tạo cho tôi động lực lớn trong việc mày mò, sáng tạo ra sản phẩm để hỗ trợ việc học tập cho những trẻ em thiệt thòi. Quá trình thực nghiệm thiết bị với những trẻ mắc hội chứng down tại Làng trẻ Hòa Bình (3D, đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã có phản hồi tích cực, được đồng nghiệp ghi nhận. Điều đó thúc đẩy nhóm cô trò chúng tôi khẩn trương hoàn thiện thiết bị để giúp cho nhiều trẻ kém may mắn có cơ hội tiếp cận với việc học”.
Qua 3 lần cải tiến nội dung và sau 2 tháng rưỡi thực nghiệm tại Làng trẻ Hòa Bình, thiết bị PSE của cô giáo Dương Thu Hà đã thu được kết quả khả quan. Từ hơn 80% số trẻ chưa biết chữ cái, sau khi trải nghiệm với thiết bị, đã có 95% số trẻ thuộc chữ cái; 80% số trẻ cải thiện về sức khỏe, biết vận dụng một số kỹ năng cơ bản và trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn.
Cô giáo Dương Thu Hà giới thiệu về sản phẩm nghiên cứu đặc biệt của thầy trò giúp cho trẻ bị down học tập tốt hơn
Nhân rộng các dự án thực tế
Theo cô Dương Thu Hà, để có được một sản phẩm như thế, cô trò đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà khoa học, đồng nghiệp và nhiều người khác… “Tôi mong rằng đây sẽ là khởi đầu cho sự kết nối, chung tay có trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng trong việc quan tâm, chăm sóc những người khuyết tật, trong đó có trẻ mắc hội chứng down, giúp trẻ có cơ hội học tập, hoàn thiện kỹ năng để hòa nhập, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn” – cô Dương Thu Hà cho biết.
Không chỉ dừng ở đó, các chương trình trải nghiệm được cô xây dựng, lập kế hoạch triển khai cùng học trò của mình. Năm học 2017-2018, cô Hà xây dựng thí điểm mô hình lớp học trải nghiệm thực tế với các chuyến đi học tập thực tế theo mô-đun học tích hợp kiến thức với trải nghiệm thực tế. Trong đó, chuyên đề dạy học qua trải nghiệm “Học sinh Thủ đô trồng hoa Tulip gắn với hoạt động từ thiện”. Số tiền lãi thu được 4.750.000/lớp trong 1 tháng đã được học sinh của cô trực tiếp đi từ thiện tại Thanh Sơn (Phú Thọ)
Cô Hà chia sẻ, bản thân tôi muốn hướng các em hiểu được giá trị thực sự của sự chia sẻ, đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Bởi vậy, thay vì để các em xin tiền bố mẹ, tôi đã tổ chức dự án trồng hoa tulip để làm từ thiện. Các em được trực tiếp đưa tới mô hình vườn trồng hoa tulip, được nhận 1-2 cây hoa và tự tay trồng, chăm sóc cho tới khi có thành phẩm. Các con sẽ là người có trách nhiệm bán các thành phẩm này để tạo quỹ từ thiện.
Theo anninhthudo
Giáo dục nếu có tâm, ở đâu cũng được đón nhận
Lần đầu tiên tham gia chương trình 'Tri thức trẻ vì giáo dục' 2018, cô giáo Dương Thị Thu Hà xúc động chia sẻ với lãnh đạo Bộ GD-ĐT rằng cuộc thi giúp phát huy được sức mạnh, tâm huyết của người trẻ.
Cô giáo Thu Hà xúc động chia sẻ về công trình thiết kế thiết bị giúp cho trẻ bị Down học, đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống - Ảnh: NAM TRẦN
Sáng 10-11 tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ GD-ĐT gặp mặt 14 tác giả, nhóm tác giả có công trình vào chung khảo chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 do Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn, Tập đoàn Thiên Long, báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.
Là cô giáo dạy môn sinh học, tác giả Dương Thị Thu Hà (Hà Nội) có công trình "Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng Down học đọc thông qua các các chủ đề của kỹ năng sống" xúc động chia sẻ với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về quá trình tìm tòi sản phẩm giúp ích cho những đứa trẻ đặc biệt tiếp thu môn học.
"Lần đầu tiên biết đến chương trình ý nghĩa, càng tới ngày gần cuộc thi tôi càng thấy hưng phấn. Cuộc thi đã phát huy được sức mạnh, tâm huyết của giới trẻ. Riêng vấn đề giáo dục, nếu mình có tâm thì ở đâu cũng được đón nhận, được giúp đỡ", cô Hà xúc động nói.
Tác giả Nguyễn Huy Du với sáng kiến "Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT)" cũng chia sẻ bất ngờ khi được gọi tên vào top 14 công trình vào vòng chung khảo, được trình bày ý tưởng công trình của mình trước hội đồng ban giám khảo là những người thầy đáng kính.
"Những công trình, sản phẩm của chúng tôi còn nhỏ bé, chỉ mới bắt đầu. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình, có những cải tiến hơn. Chia sẻ của ban tổ chức giúp tác giả nhìn lại sản phẩm còn thiếu, còn yếu ở điểm nào. Từ cuộc thi tôi cũng nhìn thấy khát vọng tìm tòi tri thức, sự sáng tạo đều bắt nguồn từ sự tìm tòi", tác giả Nguyễn Huy Du bày tỏ.
Lắng nghe ý kiến của các tác giả, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh các tác giả là những trí thức hiến kế, có nhiều sáng tạo góp phần cho sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục, đào tạo.
Thứ trưởng đề cao những đóng góp tích cực cuộc thi ở cả ba nhóm đối tượng gồm: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; Sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục đều hiệu quả với giáo dục.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT đánh giá cao cuộc thi đã phát huy được tri thức của người trẻ tham gia hiến kế vào sự nghiệp giáo dục - Ảnh: NAM TRẦN
Cuộc thi tăng cả về đối tượng và số lượng công trình, từ hơn 200 công trình ở năm thứ nhất sang đến năm thứ ba đã có hơn 400 công trình, từ chỗ chỉ có giảng viên, sinh viên, start-up trong nước... đã có nhiều sinh viên Việt Nam từ nước ngoài.
"Năm nay có nhiều hơn start-up, chứng tỏ sự lan tỏa của chương trình này thu hút các bạn trẻ. Tôi vui mừng năm nay có học sinh tiểu học, các bạn được truyền cảm hứng từ bé.
Tôi xúc động vì hôm nay được nhìn thấy những cặp thầy trò, là biểu tượng đẹp của tình thầy trò, là kết quả của phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực, cùng nhau tìm tòi, sáng tạo", Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa xúc động nói.
Thứ trưởng chúc mừng các nhóm tác giả xuất sắc lọt vào chung khảo. Đồng thời nhấn mạnh đây mới chỉ là kết quả bước đầu, là động lực để các tác giả, nhóm tác giả tiếp tục có những sáng kiến góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
Anh Bùi Quang Huy - bí thư Trung ương Đoàn, khẳng định sau chương trình ban tổ chức sẽ cố gắng để giúp các bạn hoàn thiện, hiện thực hóa sản phẩm. Ban tổ chức cũng mong nhận được sự góp ý của các tác giả để tổ chức tốt hơn cuộc thi.
Bí thư Trung ương Đoàn cũng nhấn mạnh sự sáng tạo của các bạn trẻ là liên tục, đều có tâm huyết với ngành giáo dục, có tâm huyết giáo dục thế hệ trẻ.
Theo tuoitre
Sách giáo khoa riêng của TP HCM chờ chương trình của Bộ Giáo dục Sở Giáo dục không soạn sách giáo khoa riêng mà chỉ làm cầu nối, tập hợp đội ngũ chuyên gia và phối hợp cùng nhà xuất bản. Sáng 6/12, ngày làm việc thứ ba kỳ họp 12 HĐND TP HCM khóa IX diễn ra với phần chất vấn người đứng đầu các sở, ngành. Tỏ ra sốt ruột, đại biểu Trương Lê Mỹ...