Cô giáo của những học sinh “không chịu lớn”, học cách mặc quần áo mất cả học kỳ
“Thành công lớn khi dạy dỗ một học sinh khiếm thị đa tật đôi khi chỉ là kỹ năng mặc được chiếc áo, chiếc quần hoặc ăn được một chút bánh ngọt chứ không phải đợi đến lúc đọc được, viết được như bao đứa trẻ khác”, đó là lời tâm sự của cô giáo Hoàng Thị Lương, giáo viên trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q10, TP.HCM).
Cô Hoàng Thị Lương và học sinh
Lời tâm sự trên đã phần nào cho chúng ta biết được những vất vả của nghề mà cô Lương cũng như các thầy cô giáo dạy ở các trường chuyên biệt đang trải qua. Khó khăn là vậy nhưng 15 năm qua cô Lương chưa bao giờ chùn bước, như lời cô từng nói: “Mình không có nhiều của cải vật chất để đi làm từ thiện bên ngoài thì mình nỗ lực hết mình trong ngành nghề này, để giúp đỡ các em, bù đắp những điều kém may mắn mà các em đang phải chịu”.
Học mặc áo quần mất cả học kỳ
Lớp của cô Lương đang dạy là lớp dự bị kỹ năng, công việc là trực tiếp hỗ trợ học sinh khiếm thị, học sinh can thiệp sớm, học sinh mẫu giáo và dạy học sinh mù đa tật.
Để dạy dỗ, cô Lương phải có một quá trình làm quen, sau đó nắm bắt nhu cầu của từng em, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. “Thời gian đầu mình phải kiên trì làm quen với các em, tạo lập niềm tin với trẻ. Mình phải làm sao để các em coi mình như mẹ thì lúc đó các em mới nghe lời. Mỗi em phải có một mục tiêu giáo dục khác nhau, tùy theo từng em mà xây dựng kế hoạch phù hợp. Trong một năm học sẽ có nhiều đợt đánh giá về sự tiến bộ của các em. Đánh giá đầu năm, giữa học kỳ, cuối học kỳ. Sau khi đánh giá thì điều chỉnh mục tiêu phù hợp”, cô Lương cho biết.
Video đang HOT
Cô giáo Hoàng Thị Lương đang hướng dẫn cho học sinh tại lớp dự bị kỹ năng.
Cô Lương cho biết thêm: Để dạy được các em thì phải chia nhỏ các bài học, bám vào mục tiêu và khả năng vận động của từng em. “Nhiều em mặc áo quần có thể mất cả tiếng đồng hồ và để học được bài học đó có khi mất cả một học kỳ. Đầu tiên mình phải hướng dẫn cho các em phân biệt áo, quần, mặt trong, mặt ngoài, tay phải, tay trái, mặt trước, mặt sau của quần. Có những em dù đã 4 tuổi vẫn chưa biết ăn, chỉ uống sữa, em không chịu đưa thức ăn vào miệng nhưng đến hiện tại thì em đã ăn được một chút bánh ngọt. Hoặc nhiều em muốn đi vệ sinh thì vỗ tay nhẹ vào đùi nhưng có em tay yếu không vỗ được thì mình đưa biểu tượng ra để hỏi, nếu em đồng ý thì sẽ gật đầu. Mỗi lần nhìn thấy các con tự hoàn thiện một việc làm nào đó là mình vỡ òa hạnh phúc”, cô Lương chia sẻ.
Không chỉ khó trong việc dạy dỗ mà thỉnh thoảng lại có em không làm chủ được hành động của mình nên cào, nhéo, đánh vào cô giáo. Điều này với cô Lương là chuyện bình thường. “Ở lớp mỗi ngày đều có bé ngoan, bé không ngoan nên bù qua sớt lại. Có em nhéo cô nhưng có em lại ôm cô, hôn cô”, cô Lương bộc bạch.
Ngày 20/11 “ngược”
Ở các lớp bình thường, 20/11 là dịp các thế hệ học sinh tri ân thầy cô bằng những bó hoa tươi thắm thì ở lớp cô Lương, cô lại là người mang hoa đến lớp hoặc làm hoa giấy để các em dán vào và hướng dẫn cho các em biết 20/11 là ngày gì.
“Có một điều khá ngược đời là cứ dịp 20/11 là các thầy cô tự làm các cành để học sinh làm hoa và gắn lên. Với những bé đa tật thì các cô làm sẵn bông hoa và hướng dẫn các em dán vào cành. Để mỗi bông hoa dán đúng vào cành cũng là một quá trình hướng dẫn kiên trì. Qua việc dán hoa này bé có thể áp dụng ra ngoài thực tế như gài quai dép cho mình”, cô Lương cho hay.
Cô Lương cho biết cần một thời gian dài để làm quen và tạo lập niềm tin thì các học sinh mới chịu nghe lời cô giáo.
Chia sẻ về kỷ niệm 20/11 đáng nhớ nhất, cô Lương kể lại: “Có một năm hướng dẫn các em làm hoa hồng bằng giấy để cắm vào bình thì bỗng có một em ôm bình hoa đến tặng ngược lại cho cô và nói “khỏe và vẻ”. Dù em phát âm ngọng nghịu, câu chưa tròn vành rõ nghĩa nhưng tôi hiểu được em muốn nói đến mạnh khỏe và vui vẻ. Có lẽ đó là món quà quý giá nhất mà tôi không bao giờ quên. Những lúc buồn, lúc khó khăn tôi lại nhớ đến cử chỉ đó, ánh mắt thơ ngây đó mà tiếp tục phấn đấu”.
Chị Nguyễn Thị Nâu, phụ huynh học sinh Nhật Huy nhận xét: “Cô Lương dạy rất nhiệt tình và hướng dẫn tận tình một số kỹ năng cho phụ huynh về nhà dạy thêm cho con. Tôi thấy thầy cô giáo nào dạy ở trường cũng rất cực, vì mấy bé không chỉ khiếm thị bình thường mà còn thêm các tật về chân, tay, bại não, mỗi bé mỗi bệnh khác nhau. Tôi ở nhà dạy một đứa mà còn mệt huống gì cô dạy một lớp mười mấy em. Không phải cô giáo than mà tự tôi cảm nhận và thấy được công việc của cô cực như thế nào”.
Cô Hoàng Thị Lương từng nhận Bằng khen của UBND Thành phố vì “Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm học liên tục” vào các năm 2012, 2016, 2017; Bằng khen của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM năm 2018 “Đã thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017-2018; Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2020.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Trong những ngày qua, ngành Giáo dục tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trong tháng 11 này, 3 trường học của huyện Cờ Đỏ vinh dự nhận Cờ thi đua của UBND thành phố. Ảnh: CTV
Hội thi "Nét đẹp Nhà giáo" do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục TP Cần Thơ tổ chức, là dịp để các nhà giáo giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết. Ảnh: Duy Khôi
Mừng 20-11, thầy cô các trường tham gia nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo trong dạy học, nhất là cấp tiểu học vì đây là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 1. Trong ảnh: Giờ học của cô trò Trường Tiểu học Phú Thứ 3, quận Cái Răng. Ảnh: B.NG
Học sinh Trường THCS Thới Hòa, quận Ô Môn, tham gia hoạt động thể thao mừng 20-11. Ảnh: B.NG
Hoạt động văn nghệ do Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh tổ chức dịp 20-11. Ảnh: CTV
Giáo viên vùng lũ đón 20/11: 'Còn trường lớp là mừng rồi' Thầy Biên chia sẻ, 14 năm trong nghề thầy chưa nhận được một bó hoa chúc mừng ngày 20/11 nào của học sinh. Đợt bão lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề đối với đồng bào miền Trung. Hàng ngàn ngôi nhà bị sập, nhiều ngôi làng bị vùi lấp, hàng trăm gia đình mất người thân, tài sản trôi theo dòng...