Cô giáo 9X và những phiếu nhận xét khiến học trò thích thú
Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) “khoe” những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.
Thay vì những bản thông báo kết quả học tập kèm nhận xét học sinh in đen trắng giản dị, lần này, phụ huynh nhận về những phiếu nhận xét được thiết kế tươi vui, với phần đánh giá học sinh khá kỹ càng.
Người thực hiện phần nhận xét này là cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ. Cô Dung đã thiết kế và dành ra hai ngày để viết phiếu nhận xét cho 37 học sinh trong lớp.
Những năm trước, cô Dung vẫn nhận xét theo từng mặt mạnh của trẻ, nhưng học kỳ này, cô muốn làm một việc gì đó đặc biệt hơn.
“Từ khi có Thông tư 22 yêu cầu nhận xét đánh giá trẻ bằng lời, tôi vẫn làm nhận xét theo mẫu sẵn có và khen thưởng học sinh theo các ưu điểm nổi trội của bé. Tuy nhiên, năm nay tôi muốn kết hợp cả hai vào một phiếu”.
Cô giáo 9X đã tự thiết kế mẫu phiếu gồm hai phần, một bên là lời nhận xét, một bên là ảnh kèm ưu điểm của học sinh. Phần ảnh của học sinh, cô cất công xin từng phụ huynh chứ không tự chụp đồng loạt ở lớp cho nhanh.
Việc xin ảnh diễn ra bí mật giữa giáo viên và phụ huynh. Vậy nên, khi nhận được phiếu nhận xét, học trò của cô Dung đã vô cùng thích thú.
Cô Dung cho biết những nhận xét chủ yếu mang tính tích cực, động viên học trò. Đây là phần cô đầu tư nhiều tâm sức.
Video đang HOT
“Phải nhận xét sao cho đúng với học sinh, nhưng cũng phải để học sinh không sợ, ngại đến lớp. Rồi về cơ bản, nhiều em cũng có những đặc điểm giống nhau nên mình phải viết sao cho những phụ huynh nếu xem phiếu của nhau cũng không bảo mình là copy and paste”.
Không chỉ viết nhận xét riêng cho mỗi học sinh, cô giáo còn đem đến một “món quà” khác cho phụ huynh là phiếu tự cảm ơn, xin lỗi của học sinh. Phụ huynh lớp đã rất cảm động khi nhận được những dòng chữ “tự thú” dễ thương của con mình. Và tờ phiếu này cũng được cô Dung thiết kế để phụ huynh có thể “hồi âm” cho con mình.
Sau 7 năm đi dạy, cô Dung nói phụ huynh bây giờ không chỉ chú trọng tới việc con mình nhận được bao nhiêu kiến thức sách vở, mà họ còn muốn con mình được dạy bảo, trải nghiệm các kỹ năng sống để trở nên năng động, tự tin.
Vì vậy, cô Dung cho rằng giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động nhiều hơn, trang bị cho bản thân các kỹ năng khác để kết nối được với phụ huynh.
Một số mong muốn của phụ huynh từng gửi tới cô Dung
Bản thân cô tự đi học thêm Powerpoint, thiết kế, dựng video… để có thể xây dựng các bài giảng cho sinh động hay như làm các phiếu nhận xét dễ thương như vừa rồi. Cô giáo trẻ cũng thường xuyên tham gia các nhóm học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
“Mình học được rất nhiều từ các anh chị giáo viên lớn tuổi hơn. Có khi đó là những ý tưởng, mình tham khảo rồi thêm những sáng tạo của bản thân vào. Mình cũng luôn sẵn sàng chia sẻ những điều mình biết hay làm được tới các anh chị, bạn bè đồng nghiệp”.
Cô Dung cũng cho rằng các ý tưởng hay càng được nhiều giáo viên áp dụng thì càng được lan toả. Sau những lần chia sẻ, cô lại có thêm rất nhiều ý tưởng từ các thầy cô khác.
Bố mẹ căng thẳng, stress khiến con hoang mang, mất tự tin
Cuộc nội chiến trong gia đình vẫn chưa kết thúc. Ông bà nói nhiều và kể với hàng xóm về tình trạng của con khiến em rất khó chịu. Còn chồng thì khăng khăng muốn con học ở trường công vì luôn tin rằng trường công có hệ đào tạo tốt hơn trường tư thục...
Chị Thanh Tâm thân mến!
Nhiều lúc em tự trách, liệu có phải bản thân em là một người mẹ tồi. Bởi đến khi con học gần hết lớp 1, em mới phát hiện ra con có những dấu hiệu về phát triển tâm lý không bình thường. Con không thích cô giáo và có những phản ứng chống đối khá quyết liệt như không nói, không trả lời, không viết bài, không học... dù cô giáo đã dùng các biện pháp từ nhắc nhở nhỏ nhẹ, cho đến các hình phạt đứng góc lớp, lau bảng trực nhật...
Ảnh minh hoạ
Hết học kỳ 1, do công việc quá bận nên em đã nhờ ông nội đi họp phụ huynh cho con. Về nhà ông có nói về những nhận xét của cô giáo, nhưng thực sự gia đình cũng chỉ nghĩ con đang trong giai đoạn "thích nghi" khi phải thay đổi từ mẫu giáo lên lớp 1 mà thôi. Em đã quá chủ quan, vì thấy con ở nhà vẫn hoạt động bình thường, ăn nói nhanh nhẹn, nên cả vợ lẫn chồng đều cho qua những nhận xét ấy.
Nhưng chị Thanh Tâm ơi, sang đến kỳ 2, cô giáo chủ nhiệm phải gọi điện thoại và yêu cầu em đến trường gặp cô trực tiếp. Trao đổi với cô giáo, em thấy tình hình của con thực sự có vấn đề. Con không làm bài trên lớp, không nghe giảng, nếu con đang muốn đứng lên, thì dù cô nói như thế nào, con cũng không ngồi xuống, con không trả lời bất kì một câu hỏi nào của cô giáo... Em chưa từng thấy con như vậy khi ở nhà và thấy con vẫn làm được bài dù hơi chậm.
Điểm học kỳ 2 của con cực kì đáng báo động, thậm chí con còn không qua nổi bài kiểm tra cuối kỳ. Em đã phải tới nói chuyện với cô hiệu trưởng và xin phép cho con được làm bài thi lại. Cả nhà đều cho rằng, có lẽ cô giáo đã tiếp cận con sai cách và đứa trẻ này quá bướng bỉnh nên có tư tưởng chống đối, không biết sợ giáo viên. Về nhà để ý con hơn, em nhận thấy càng ngày con càng tỏ ra bất thường, trước đây con chưa hề như vậy. Ví dụ như khi mẹ không đồng ý một việc gì đó mà con thích, ngay lập tức con sẽ phản ứng lại bằng cách: Lườm, lừ, không nói năng gì mà tự làm theo ý mình... Con không còn đủ bình tĩnh và tập trung nghe mẹ hướng dẫn và giải thích như trước.
Sau nhiều cuộc nói chuyện nảy lửa, chồng em vẫn muốn con theo học trường công và chỉ thay đổi lớp, tức là xin chuyển lớp khác. Anh nghĩ đơn giản chỉ là con đang bướng bỉnh vì không thích cô mà thôi. Còn em cảm thấy, con cần phải gặp bác sĩ tâm lý và chuyển sang một ngôi trường tư phù hợp, để các cô chăm sóc và chú ý con hơn. Một lớp trường công 40-50 học sinh, quá đông để cô giáo có thể để ý từng bạn một, đặc biệt khi con mình lại đang học yếu hơn các bạn.
Em nói và phân tích rất nhiều, khiến chồng em đã tạm xuôi và để em tự quyết, tự tìm trường cho con. Em được giới thiệu một trường cấp 1 tốt và có chất lượng đảm bảo. Nhưng ngoài học phí cao, thì để được vào trường, con cần phải vượt qua kì thi sát hạch. Biết khả năng con gái mình có thể không làm tốt, em quyết định thử đi luồn "cửa sau" bằng cách đến nhà hiệu trưởng để tâm sự về trường hợp đặc biệt của con. Nhưng không được, cô giáo đã khéo léo từ chối. Con bắt buộc phải đạt điểm tốt trong bài thi đầu vào.
Hôm đi thi, em cũng đã nói chuyện trước với con, rằng con cần tập trung làm bài, có như vậy mới được đi học. Nhưng đúng như dự đoán, con đã trượt. Khi kể về những điều này, em thực sự cảm thấy tồi tệ và bất lực. Chưa khi nào em nghĩ con mình lại rơi vào trạng thái không ổn định như vậy. Em rất lo lắng, nhưng lại không biết nên phải làm sao.
Cuộc nội chiến trong gia đình vẫn chưa kết thúc. Ông bà nói nhiều và kể với hàng xóm về tình trạng của con khiến em rất khó chịu. Còn chồng thì khăng khăng muốn con học ở trường công vì luôn tin rằng trường công có hệ đào tạo tốt hơn trường tư thục. Mặc dù cố gắng, nhưng e vẫn không xin học được cho con vào trường tư nào ưng ý, chồng em kiên quyết thuyết phục em để con học ở trường cũ, chỉ thay đổi lớp với cô giáo mới.
Chị Thanh Tâm ơi, tiếng đồn về sự "bất trị" của con đã lan tới tai của tất cả thầy cô trong trường, bạn bè trong lớp cũng xa lánh, hầu như con không có một cô bạn thân nào. Theo chị, trong trường hợp của con, em nên làm sao bây giờ?
Ngọc Lan (Bắc Giang)
Lan thân mến!
Điều đầu tiên chị muốn nói với Lan, không phải là về tâm lý, sức khỏe của con, mà chính là của cả 2 vợ chồng. 2 em cần bình tĩnh và làm chủ được cảm xúc, bởi có thể chính sự lo lắng của em sẽ khiến con mất sự tự tin của mình và hoang mang hơn. Con không hiểu con đang như thế nào và tại sao bố mẹ lại phải cãi nhau vì mình, tức giận vì mình?
Về phần của bé, chị nghĩ những điều em đang làm là cần thiết, việc cho con trao đổi với bác sĩ tâm lý và chọn cho con một cô giáo, một trường phù hợp với con, không nên để con học ở trường cũ. Còn việc học trường công hay tư thật sự không quan trọng bằng việc em tìm hiểu và lựa chọn được cô giáo phù hợp với bé.
Nuôi con là cả một quá trình vất vả và khó nhọc. Hơn tất cả, là cả 2 bố mẹ nên dành cho con nhiều thời gian hơn để cùng học bài, trò chuyện, tâm sự và nô đùa. Có nhiều đứa trẻ đặc biệt đã phát triển hoàn toàn bình thường nhờ có sự yêu thương, giáo dục và chăm sóc tốt từ phía gia đình.
Kiểm tra, đánh giá HS theo TT 26: Thầy cô hào hứng, học sinh tích cực Áp dụng Thông tư 26, GV được linh hoạt khi đánh giá HS bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều GV, việc kiểm tra, đánh giá HS theo thông tư mới có điểm cần điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn. Học sinh hào hứng với những bài học STEM nội môn Thầy cô sáng tạo, HS tích cực...