Cô giáo 8x và hành trình đến với những đứa trẻ chuyên biệt
Yến quyết định theo ngành giáo dục đặc biệt trước sự bất ngờ và phản đối của gia đình. Thế nhưng với quyết tâm và tấm lòng của mình, cô đã theo đuổi nghề và gắn bó với trẻ chuyên biệt gần 10 năm qua.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Yến (SN 1987), hiện là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm, nằm tại Phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới ( Quảng Bình).
Trung tâm này là nơi sinh hoạt, học tập của những học sinh không may mắc chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, down, khó học, bại não…
Cô giáo Ngọc Yến cùng các em nhỏ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm. Đây là những học sinh không may mắc chứng tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, down, khó học, bại não…
Cô Yến cho biết mình sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo của xã biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới. Yến tự nhủ bản thân phải nỗ lực học tập với mong muốn có tương lai tươi sáng hơn.
Trong suy nghĩ của cô gái trẻ lúc ấy cũng thật nhiều ước mơ. Nhưng chẳng ai ngờ, cô học sinh chuyên Văn lại lựa chọn theo học ngành Sư phạm giáo dục đặc biệt, Trường đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Quyết định bất ngờ ấy vấp phải sự phản đối từ người thân và bạn bè. Nhất là mẹ của Yến, thương con, bà mong con theo con đường mà bà cho là tươi sáng hơn. Nhưng với quyết tâm, cô gái mạnh mẽ vẫn theo ngành học mình đã chọn.
Cô Yến luôn nỗ lực từng ngày, dồn tâm huyết để tìm tòi những phương án giáo dục tốt và hiệu quả nhất để giúp những đứa trẻ chuyên biệt sớm hòa nhập vào cộng đồng.
Chia sẻ về quyết định của mình, Ngọc Yến cho biết, cạnh nhà có em nhỏ bị khiếm khuyết về thính lực và không thể nói, nhưng khi được đi học tại trung tâm dành cho trẻ khuyết tật thì tình trạng đỡ hơn và có thể dần hòa nhập vào cuộc sống. Do đó cô đã quyết định theo học ngành sư phạm giáo dục đặc biệt, muốn góp một phần sức lực nhỏ bé cho những trẻ em khiếm khuyết.
Video đang HOT
“Hồi đó gia đình cứ suy nghĩ mình còn trẻ, bồng bột mới quyết định như vậy. Mẹ còn nói dạy trẻ bình thường đã vất vả, trẻ khiếm khuyết càng gian nan hơn, mẹ khuyên nên chọn ngành học khác cho dễ có việc làm, đỡ cực. Thế nhưng như cái duyên với trẻ khiếm khuyết, trong tâm mình cứ hướng đến công việc đó”, cô Yến tâm sự.
Tốt nghiệp ra trường, Ngọc Yến làm việc tại TP. Hồ Chí Minh một thời gian rồi trở về quê, cùng người thân thành lập trung tâm dạy những đứa trẻ chuyên biệt, thực hiện tâm nguyện ấp ủ bấy lâu. Và cũng từ đó, Yến đã có gần 10 năm gắn bó với trẻ chuyên biệt, với nhiều chuyện vui buồn.
Trẻ chuyên biệt mỗi em sẽ có một triệu chứng riêng nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kỹ năng cùng tình yêu con trẻ.
Cô Ngọc Yến tâm sự, cái khó của nghề này là dạy cho các cháu những kỹ năng đơn giản nhất mà phần lớn bạn đồng trang lứa đều biết. Trẻ chuyên biệt mỗi em sẽ có một triệu chứng riêng nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kỹ năng cùng tình yêu con trẻ.
Tùy theo mức độ nhận thức của trẻ mà phân ra các cấp độ lớp, sẽ có những giáo án riêng biệt nhằm khắc phục khiếm khuyết, phát huy các thế mạnh riêng của mỗi trẻ. Ngoài học các kỹ năng, các cháu còn được vật lý trị liệu, tập yoga hỗ trợ phần nhiều vào quá trình điều trị.
Nữ giáo viên này cho biết trung tâm của mình là nơi hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ chuyên biệt nên ngoài việc học ở trung tâm thì không nên tách rời trẻ chuyên biệt với cộng đồng. Vì vậy, sau các tiết học ở trung tâm, các em đủ tuổi thực và tuổi trí tuệ vẫn được đến trường học cùng các bạn đồng trang lứa.
Ngoài học các kỹ năng, các cháu còn được vật lý trị liệu, tập yoga hỗ trợ phần nhiều vào quá trình điều trị.
Với mong muốn “dùng trí tuệ phục vụ tâm của mình, dùng cái tâm của mình mang lại trí tuệ cho trẻ”, sau gần 8 năm hoạt động, trung tâm đã giúp đỡ hơn 100 trẻ chuyên biệt hòa nhập với cộng đồng.
Trung tâm hiện có 31 giáo viên, công nhân viên đang hỗ trợ, dạy dỗ gần 100 trẻ chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tại hai điểm trường là TP. Đồng Hới và thị xã Ba Đồn. Tập thể cán bộ, giáo viên của trung tâm luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau những lúc khó khăn, sẻ chia cho nhau những kinh nghiệm, vui buồn.
“Trước đây, nhiều người còn chưa nhìn nhận đúng về trẻ chuyên biệt, một số người còn có cái nhìn kỳ thị với trẻ và giáo viên. Các phụ huynh thường có tâm lý dấu diếm khi có con phát triển không bình thường.
Nhưng hiện tại những vấn đề đó đã được thay đổi theo hướng tốt, bởi việc giáo dục trẻ chuyên biệt không chỉ phụ thuộc vào giáo viên tại trung tâm mà còn phải nỗ lực từ phía gia đình và xã hội”, cô Yến cho biết thêm.
Trung tâm Trí Tâm hiện có 31 giáo viên, công nhân viên đang hỗ trợ, dạy dỗ gần 100 trẻ chuyên biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Cũng theo cô Yến, trẻ chuyên biệt nếu được phát hiện càng sớm càng tốt, khi đó các biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp các con sớm hòa nhập vào cộng đồng. Nhiều trường hợp gia đình đưa các cháu đến trung tâm khi tuổi thực đã lớn mà tuổi trí tuệ còn nhỏ khiến việc dạy và kết quả dạy không được như ý.
Với tình yêu cho trẻ chuyên biệt, cô Yến còn mang trong mình nhiều trăn trở, cô mong muốn nhận thức của xã hội về những vấn đề của trẻ chuyên biệt sẽ được nâng cao. Sẽ có nhiều người hơn đóng góp vào công tác giáo dục cho những đứa trẻ không may mắn này.
Hai chị em khuyết tật ở giảng đường sư phạm
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cùng em gái Nguyễn Thị Lan Anh (sinh viên năm nhất khoa tâm lý) đều bị khuyết tật vận động (viêm đa thần kinh bẩm sinh do gen).
Hai chị em Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Nguyễn Thị Lan Anh (phải) ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Từ Vĩnh Phúc, hai chị em vào TP.HCM để theo đuổi giấc mơ giảng đường. Với đôi tay co quắp, hai chân teo không thể tự di chuyển nhưng cả hai vẫn hằng ngày đón xe đến trường. Nhung cười tươi tắn và luôn cho rằng mình may mắn vì vẫn có ước mơ.
Nhung bảo có ước mơ và cố gắng thực hiện thì cuộc sống mới có giá trị. Và Nhung sắp chạm tay vào ước mơ trở thành cô giáo để có thể giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật khác.
Hai chị em ở ký túc xá Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trên đường Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM). Tình cờ một lần đến thăm, tôi bắt gặp Nhung đang loay hoay trang điểm trước khi đến trường. Đôi tay yếu ớt đang cố gắng cầm cọ, son môi để làm đẹp cho mình.
Nhung chia sẻ: "Mình không muốn khi nói về một người khuyết tật là nghĩ ngay đến những hình ảnh đau khổ, mệt mỏi, tự ti. Vì thế mình luôn cố gắng làm cho mình đẹp lên trong mắt người khác, muốn họ luôn nhớ tới mình với nụ cười xinh, gương mặt rạng rỡ và những năng lượng tích cực".
Cô gái nhỏ Lan Anh cho biết chị gái chính là tấm gương, động lực để cô cố gắng đậu đại học. Nhà có ba chị em, sau Nhung và Lan Anh còn có một em trai đang học tiểu học cũng bị khuyết tật chức năng vận động.
Ý thức được hoàn cảnh gia đình và những khó khăn của bản thân, hai chị em cùng nỗ lực trong học tập. Nhờ vậy, Nhung nhiều năm liên tiếp nhận được học bổng của trường.
Khoảnh khắc rất con gái của Nhung trước khi ra đường. Nhung bảo bạn không muốn mọi người nghĩ người khuyết tật là buồn bã, đau khổ mà luôn tươi vui - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau giờ học ở trường, Nhung vội vàng đón xe về ký túc xá để học thêm ngoại ngữ buổi tối với sự giúp đỡ của bạn bè - Ảnh: DUYÊN PHAN
Nguyễn Thị Tuyết Nhung ngày ngày đến giảng đường nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo - Ảnh: DUYÊN PHAN
Hai chị em Nhung luôn vui vẻ và rất tự tin khi giao tiếp với mọi người - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tình yêu lớn với học trò Cô Lê Thị Hồng Thắm đang chủ nhiệm 13 học sinh tại Trường chuyên biệt Bình Minh (Q.Tân Phú, TP.HCM). Cô Lê Thị Hồng Thắm với học trò của mình - Ảnh: TRỌNG NHÂN Học sinh của cô hầu hết là trẻ chậm phát triển trí tuệ. Dù đã ở tuổi vị thành niên nhưng đứa khá nhất cũng chỉ như trẻ lên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim "Địa đạo" ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp 30/4
Hậu trường phim
16:16:04 25/04/2025
5 nghệ sĩ được thảo luận nhiều nhất Coachella 2025: Jennie - Lisa "bay màu", top 1 gây sốc
Nhạc quốc tế
16:13:52 25/04/2025
Ronaldo 'vượt mặt' Messi và Neymar ở thống kê đặc biệt
Sao thể thao
16:13:01 25/04/2025
Mỹ nhân 9X bị hoại tử, rụng chóp mũi vì gặp biến chứng thẩm mỹ kinh hoàng nhất showbiz giờ ra sao?
Sao châu á
16:10:46 25/04/2025
Hành động đặc biệt gây chú ý của các con Lý Hải tại sự kiện của bố, netizen cảm thán: Tinh tế quá đi
Sao việt
16:07:07 25/04/2025
Tình yêu tuyệt đẹp của những chiến sĩ tham gia diễu binh đại lễ 30/4: "Họ yêu nhau, người rung động là tôi"
Netizen
16:04:35 25/04/2025
Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
15:28:04 25/04/2025
Vụ thi thể "sao nhí" một thời bên bờ sông: Tử vong khi đang mang thai, nghi sử dụng chất kích thích
Sao âu mỹ
15:21:56 25/04/2025
Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' lộ thông tin cá nhân
Pháp luật
15:18:20 25/04/2025
Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4
Tin nổi bật
15:06:27 25/04/2025