Cô giáo 20 năm đồng hành với trẻ tự kỷ

Theo dõi VGT trên

Trong 20 năm đồng hành trẻ tự kỷ, tăng động, cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp, Trường Tiểu học Tân Mai, Hoàng Mai (Hà Nội), hiểu hơn ai hết khó khăn và tổn thương mà những đ.ứa t.rẻ không may phải chịu đựng. Hiểu để yêu thương là lẽ sống mà cô mang theo trong hành trình dạy những học trò đặc biệt.

Cô giáo 20 năm đồng hành với trẻ tự kỷ - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Bích Diệp trong một giờ dạy học trên lớp

Khi còn là sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Diệp nhận kèm một trẻ tự kỷ. Năm 2003, cô về dạy tại Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, được giao nhiệm vụ kèm một học sinh tự kỷ nặng. Em không thể ngồi tập trung học, không nghe lời cô. Vì thế, ngoài giờ học, cô dành thời gian để hướng dẫn em từng việc nhỏ, dần dần hướng em vào hoạt động học tập bình thường.

Cô nhớ mãi, học trò nhỏ mắc chứng tự kỷ và ung thư m.áu ở Trường Tiểu học Vĩnh Hưng. Ba năm liền cô đến nhà riêng dạy miễn phí cho học trò. Tình cảm cô trò gắn bó như ruột thịt, nhưng không may đến lớp 8, trò mất để lại trong cô khoảng trống và sự day dứt, thôi thúc cô phải trau dồi kiến thức, kỹ năng để dạy những đ.ứa t.rẻ thiệt thòi.

Ngày thường đi dạy, cuối tuần cô đi học tại các lớp học, trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ của các tổ chức phi chính phủ… Buổi tối, tham gia CLB cha mẹ trẻ tự kỷ để nghe phụ huynh chia sẻ về biểu hiện, hành vi của trẻ. “Khi nghe phụ huynh tâm sự, đa số họ bất lực, không biết phải làm thế nào với những đ.ứa t.rẻ lên 5-6 vẫn chỉ nói được vài từ ú ớ, sẵn sàng nổi cơn điên lên…, tôi thương họ vô cùng nên lao vào đọc tài liệu và kiên nhẫn với từng con ở lớp”, cô Diệp nói.

Năm 2006, được biên chế về Trường Tiểu học Tân Mai, cô kiêm thêm dạy trẻ mắc chứng tăng động, tự kỷ. Có lớp có 1-2 bạn biểu hiện tự kỷ, tăng động, có lớp có 4-5 bạn.

Trương Thăng là học trò đồng hành lâu nhất với cô – 16 năm. Lớp 1, Thăng nói năng khó khăn, không muốn giao tiếp. Đều đặn mỗi ngày cô Diệp qua nhà dạy riêng cho em từng kỹ năng cơ bản, rèn cách phát âm. Đến nay, Thăng 22 t.uổi, hằng tuần, cô Diệp vẫn đến nhà dạy Toán, Tiếng Việt. Thăng đã giải được các dạng Toán tiểu học và làm được việc nhà.

Làm phần mềm hỗ trợ trẻ

Video đang HOT

Sau nhiều năm gom nhặt kinh nghiệm và mày mò nghiên cứu, năm 2018-2019, cô Diệp thiết kế phần mềm hỗ trợ trẻ tự kỷ, tăng động, giảm tập trung học Toán, Tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3. Cô thiết kế bài học đơn giản, đưa nhiều hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ tư duy giúp trẻ dễ tiếp thu.

Phần mềm cũng giúp phụ huynh cho con tự học tại nhà, tự rèn luyện, có góc tương tác với giáo viên. Sản phẩm được Sở GD&ĐT đ.ánh giá sáng tạo, mới mẻ của khối tiểu học và dịp 20/11 năm nay, cô Diệp được UBND TP Hà Nội vinh danh, tặng danh hiệu “Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo”.

Khi trẻ làm được, cô giáo và các bạn khen ngợi, trẻ rất hào hứng để thực hiện các bài học khác. Nhờ đó, học sinh rút ngắn thời gian tiếp thu bài học.

Năm 2004, cô Diệp lập gia đình. Con đầu lòng được 4 tháng t.uổi cô đã đi dạy, bất kể mưa hay nắng, cứ tan học ở trường cô lại cần mẫn đến nhà học sinh để kèm từng em học, ngày nào cũng 9 giờ tối mới về nhà. Chồng cô ban đầu khó chịu, muốn vợ dành thời gian cho con nhưng khi thấy nhiều phụ huynh đến nhà tâm sự, gửi gắm, anh hiểu và thông cảm hơn với công việc của vợ.

HÀ LINH

Theo T.iền phong

Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm

Với kinh nghiệm của một giáo viên có gần 20 năm dạy trẻ khó hòa nhập, cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp (Trường Tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai) đã tự nghiên cứu và xây dựng nên phần mềm chuyên hỗ trợ trẻ tăng động, giảm tập trung, trẻ tự kỷ nâng cao nhận thức, hòa nhập với cộng đồng

Trăn trở với việc giáo dục trẻ khó hòa nhập

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp cho biết: Từ ngày còn là sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2), tôi đã làm gia sư dạy kèm cho một trẻ tự kỷ. Rồi như một cơ duyên, ra trường, tôi lại được nhận dạy một trẻ tự kỷ khác tại Hà Nội. Hằng ngày, nhiệm vụ của tôi chỉ là giữ cho em ngồi yên, luyện viết và không để ảnh hưởng đến lớp học. Sau đó, tôi vào dạy ở Trường Tiểu học Vĩnh Hưng rồi biên chế tại Trường Tiểu học Tân Mai.

Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm - Hình 1


Cô Diệp đón nhận tình cảm của học sinh trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Trong quá trình dạy học, những học sinh tự kỷ luôn làm tôi thấy day dứt. Hiện nay, ngoài công việc giảng dạy, hết giờ ở trường, tôi vẫn miệt mài đi dạy cho những em mắc chứng tự kỷ nặng. Đã không ít lần tôi cảm thấy mệt mỏi, nhưng rồi đam mê, lòng yêu trẻ lại thôi thúc tôi tiếp tục cố gắng.

Càng ngày, cô Diệp càng nhận ra xung quanh có nhiều trẻ khó hòa nhập (bao gồm: Trẻ tự kỷ, trẻ phổ tự kỷ và trẻ tăng động giảm tập trung) chưa được can thiệp sớm dẫn đến tình trạng các em ngày càng nặng thêm. Từ đó, cô Diệp quyết tâm phải tìm ra được phương pháp hiệu quả để giúp các em phát triển bình thường và hòa nhập với cuộc sống. Tất cả những phương pháp giáo dục trẻ khó hòa nhập như dạy học bằng tranh ảnh, bằng thẻ chữ, bằng trực quan sinh động... cô Diệp đều đã thực hiện nhưng nhận thức của học sinh khó hòa nhập vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Nhận thấy có tới 90% học sinh khó hòa nhập mà cô dạy có niềm đam mê sâu sắc với máy tính nhưng trên mạng Internet hiện nay chỉ có các phần mềm học tập dành cho học sinh bình thường và học sinh giỏi xuất sắc, bằng kinh nghiệm của một giáo viên tiểu học gần 20 năm dạy trẻ tự kỷ, cô Diệp quyết định sẽ tự thiết kế một phần mềm dạy học cho trẻ khó hòa nhập.

Trước khi xây dựng phần mềm này, cô Diệp đã dành một thời gian dài tìm hiểu về tâm sinh lý và nhận thức của trẻ khó hòa nhập. Cô tham gia Câu lạc bộ Hội Cha mẹ có con tự kỷ tại Hà Nội. Ngoài thời gian giảng dạy tại trường, cô đến các trung tâm hỗ trợ Trẻ tự kỷ của các Tổ chức Phi Chính phủ để giao tiếp, trò chuyện với các em. Cô cũng tham gia đầy đủ các khóa học về trẻ tự kỷ của Mỹ, Úc và Trung Quốc tập huấn tại Việt Nam để có thêm kiến thức về giáo dục trẻ đặc biệt. Đến năm học 2018 - 2019, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, cô Diệp đã tổng hợp kiến thức thu nhận được thành phần mềm Hỗ trợ trẻ khó hòa nhập, tập trung dạy môn Toán và môn Tự nhiên xã hội ở trình độ lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

Theo cô Diệp, phần mềm dành cho trẻ khó hòa nhập khác hẳn phần mềm cho học sinh bình thường rất nhiều. Bởi phần mềm dạy học sinh bình thường thiên về truyền tải kiến thức bằng chữ viết và tập trung vào hệ thống bài tập nâng cao. Còn đối với học sinh khó hòa nhập, phần mềm cần phải được chú trọng nhiều hơn về mặt hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ tư duy để các em dễ tiếp thu hơn. "Khi sáng tạo phần mềm này, tôi đã nghĩ rất nhiều đến sự khác biệt về nhận thức và tâm sinh lý của học sinh khó hòa nhập so với học sinh bình thường.

Các em khó hòa nhập ham thích dùng máy tính, ham thích được làm những bài toán dễ và khi được khen, dù chỉ là rất ít, các em cũng vô cùng sung sướng. Mỗi lời khen của cô, mỗi tiếng vỗ tay của các bạn khiến cho các em say mê hơn với việc học. Dần dần, những kiến thức mà các em học được sẽ là bước tiến nhỏ để các em tập trung hơn trong giờ học" - cô Diệp chia sẻ.

Đặc biệt, qua phần mềm, cô Diệp đã khéo léo nhờ phụ huynh hỗ trợ cùng với mình để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ trên lớp. Phụ huynh giám sát con làm, sao lưu kết quả và tương tác được với giáo viên trên lớp. Phần mềm có hướng dẫn cụ thể từng bước mà không cần internet học sinh vẫn có thể sử dụng được. Trải qua cả quá trình gian nan, giờ đây, những học sinh đặc biệt trong lớp cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp làm chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. Trong mỗi hoạt động ngoại khóa, các em đã mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều.

"Phải có sự nỗ lực và tâm huyết thực sự với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công việc giảng dạy cho t.rẻ e.m khó hòa nhập mới có thể nghiên cứu và tạo nên một phần mềm độc đáo và nhân văn như vậy" - ông Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam) chia sẻ sau khi nghe cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp trình bày về phần mềm trước Hội đồng xét duyệt G.iải t.hưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3

Dành tình thương cho trẻ khó hòa nhập

Dạy học chưa bao giờ là việc dễ dàng và việc dạy những trẻ khó hòa nhập lại càng thách thức hơn rất nhiều. Đã không ít lần, cô Diệp phải bật khóc vì bất lực khi cô dạy mãi cả năm trời, học sinh vẫn không biết cách làm một việc đơn giản nhất là nắm tay. Nhưng cô Diệp chưa bao giờ bỏ cuộc bởi cô luôn tâm niệm: "Tôi đến với trẻ khó hòa nhập không chỉ bằng tình thương mà còn như một niềm đam mê. Càng gắn bó với các em, tôi càng thêm nhận ra ý nghĩa và hạnh phúc từ cuộc sống". Theo cô Diệp, điều quan trọng nhất để gắn bó với nghề bên cạnh kiến thức chuyên môn là tình yêu trẻ, yêu nghề. Khi có đủ những điều đó, thì khó đến mấy cũng sẽ vượt qua.

Trong những học sinh khó hòa nhập mà cô Diệp từng dạy, học sinh để lại cho cô nhiều ấn tượng nhất là em Trương Thăng. Thăng ít nói từ bé, âm điệu lại không rõ. Khi đến trường, lúc nào em cũng mơ màng, vô cảm, không học, không chơi và không tiếp xúc với bất cứ ai. Cô Diệp đã tìm mọi cách để trò chuyện với em và hướng dẫn em phát âm. Sau mỗi giờ học, cô lại cần mẫn qua nhà để dạy riêng cho em những kỹ năng cơ bản của một đ.ứa t.rẻ bình thường. Ngày ngày, cô ở bên cạnh em, cùng em chơi, cùng em luyện tập. Lần đầu tiên được Thăng nắm tay, cô Diệp đã bật khóc vì vui mừng và xúc động. Từ đó, Thăng để cô nắm tay em bước dần ra thế giới bên ngoài và đưa em vào nề nếp học tập.

Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm - Hình 2


Cô Diệp cùng học sinh hỗ trợ các bạn mắc chứng tăng động vào giờ ra chơi.

Không phụ công cô, từ một học sinh tự kỷ nặng, Thăng đã thay đổi rõ rệt. Sau 5 năm Tiểu học, em đã biết đọc, biết viết, biết làm toán, thậm chí cả những bài toán khó với phân số, số thập phân em đều làm thành thạo. Em cũng đã biết cách viết một bài văn để thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Trong bài văn đầu tiên, em viết: "Cô Diệp có đôi mắt rất to. Cái miệng hơi rộng. Cô hay cười để lộ hàm răng trắng bóng như kem Tràng Tiền". Những dòng chữ chân thật, ngây thơ ấy, đối với mẹ em và cô Diệp, giống như là những kì tích. Đến nay, Thăng đã là một thanh niên 18 t.uổi. Em đã biết làm việc nhà giúp mẹ nhưng hằng ngày vẫn dành 45 phút để làm bài cô Diệp giao.

May mắn đối với cô Diệp là trong suốt nhiều năm dạy học cho trẻ khó hòa nhập, cô luôn được gia đình ủng hộ. "Tôi còn nhớ, cách đây 16 năm, con gái của tôi khi đó mới chỉ 4 tháng t.uổi. Hàng ngày, ông bà trông con hộ tôi đến 9 giờ tối. Khi tôi trở về nhà, lúc nào ông bà cũng khen "bé ngoan" để tôi yên tâm làm việc. Phụ huynh của tôi còn nhiều lần ôm mẹ chồng tôi mà khóc: "Ông bà giúp đỡ gia đình con. Nếu cô Diệp không giúp, sẽ không ai giúp con được". Thực sự, tôi biết rằng, những việc tôi đã làm khiến cho bố mẹ tôi cũng phải cảm động và sẵn sàng làm tất cả việc nhà cho tôi say mê với con đường mà mình đã chọn" - cô Diệp bồi hồi chia sẻ.

Con gái Phùng Khánh Huyền của cô Diệp, ngày nào sau giờ tan học cũng cùng mẹ đến nhà các anh chị học sinh tự kỷ. Khi mẹ dạy các anh chị học, Huyền cũng ngồi riêng một góc tự học bài. Chứng kiến trọn vẹn tâm huyết của mẹ, Huyền có ý tưởng sẽ kêu gọi nhiều cá nhân, tổ chức chung tay vì t.rẻ e.m có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Em cũng mơ ước sau này sẽ trở thành một nhà báo để góp phần lan tỏa những việc làm tốt đẹp như việc mà mẹ em đang làm đến nhiều người hơn nữa.

Phạm Thảo

Theo laodongthudo

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.