Cô giảng viên trẻ xinh đẹp, say nghề
Mới đây ThS Phùng Thanh Loan vinh dự là một trong 45 cá nhân điển hình xuất sắc được tuyên dương tại Đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lần V, giai đoạn 2020 – 2025.
“Dạy học chỉ bằng tấm lòng thôi thì chưa đủ, để đốt lên “ngọn đuốc” cháy rực trong mỗi học trò cần phải được dẫn dắt bằng một trí tuệ nhạy bén và không ngừng sáng tạo. Điều đó đòi hỏi người giáo viên trong thời đại mới, nhất là những giảng viên trẻ cần phải luôn tự học hỏi cũng như phải hội tụ nhiều phẩm chất, năng lực”, ThS Phùng Thanh Loan, giảng viên bộ môn Tiếng Anh, khoa Khoa học Cơ bản, trường ĐH Dầu khí Việt Nam chia sẻ.
Bén duyên với nghề dạy
Mới đây ThS Phùng Thanh Loan vinh dự là một trong 45 cá nhân điển hình xuất sắc được tuyên dương tại Đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lần V, giai đoạn 2020 – 2025.
Sinh ra tại Ninh Hòa – Khánh Hòa, học tại ĐH Huế, nhưng hiện nay cô lại làm tại trường ĐH Dầu khí Việt Nam (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Cô Thanh Loan cho biết: “Ở THPT, tôi được học tiếng Anh với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo chương trình thí điểm phân ban của Bộ GD – ĐT và được các thầy cô tiếng Anh khi đó truyền cảm hứng học tập. Môn học này dần dần trở thành môn học yêu thích nhất của tôi. Tôi còn nhớ, khi ôn thi tốt nghiệp THPT, để giải lao sau những giờ ôn thi tập trung và căng thẳng, tôi hay đóng vai giáo viên tiếng Anh và giảng bài cho lớp học tưởng tượng của mình. Và tôi đã chọn ngành Sư phạm tiếng Anh tại ĐH Huế theo đúng nguyện vọng và sở thích của mình”.
Video đang HOT
Ths. Phùng Thanh Loan luôn tìm tòi để có những tiết học hay, thú vị cho sinh viên.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Phùng Thanh Loan bắt đầu công việc giảng dạy tại một trường đại học ở TP. HCM, nơi cô giáo trẻ gặp gỡ và nên duyên với chồng. Sau khi kết hôn, cô giáo Phùng Thanh Loan đã chuyển công tác về trường ĐH Dầu khí Việt Nam (PVU) và ổn định cuộc sống gia đình tại Vũng Tàu.
Phẩm chất của nhà giáo thời đại mới
Cô Phùng Thanh Loan về công tác tại ĐH Dầu khí Việt Nam từ năm 2014. Về công tác tác tại đây, cô Loan càng được phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Hơn 6 năm công tác tại trường ĐH Dầu khí Việt Nam, đảm nhiệm rất nhiều các công việc khác nhau như: Giảng dạy bộ môn tiếng Anh; công tác chủ nhiệm; hướng dẫn đội tuyển Olympic tiếng Anh PVU tham gia kỳ thi Olympic tiếng Anh không chuyên toàn quốc đạt giải thưởng cao; nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu qua các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước, đăng bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành; tham gia các công tác văn hóa văn nghệ… Và ở công việc nào Loan cũng hoàn thành xuất sắc và mang dấu ấn của một cô giáo giàu sự sáng tạo.
ThS Phùng Thanh Loan (ngoài cùng, bên phải) cùng sinh viên.
“Khi theo nghề giáo, tôi đã xác định cho mình nhiệm vụ học tập suốt đời. Tôi luôn tham khảo các tài liệu về phương pháp dạy học tiên tiến để áp dụng vào bài dạy của mình. Tôi cũng được các thầy cô và đồng nghiệp truyền cảm hứng để nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy học.
Mỗi khi sản phẩm khoa học của mình được công bố, tôi có thêm động lực để tiếp tục mọi việc dưới góc nhìn mới mẻ, và hào hứng hơn. Việc tham dự hội thảo trong nước và quốc tế giúp tôi kết nối, lắng nghe, và học hỏi được rất nhiều từ những chuyên gia trong ngành.
Đôi khi chỉ một câu chia sẻ từ các “tiền bối”, tôi như được thức tỉnh và có sự nhìn nhận khách quan hơn về phương pháp thực hành hiện tại của mình. Việc dự giờ các đồng nghiệp trong trường, cũng như các đồng nghiệp từ đơn vị khác như trường CĐ nghề Dầu khí cũng giúp tôi trau dồi kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ của mình.
Vì quỹ thời gian có hạn, tôi luôn tìm cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất trong công việc và cuộc sống gia đình. Tôi tập và quen với việc sử dụng hơn 100% công suất để hoàn thành mọi việc”, ThS Phùng Thanh Loan chia sẻ.
Những buổi dạy của ThS Phùng Thanh Loan luôn tràn đầy cảm hứng.
ThS Phùng Thanh Loan tâm niệm, để mỗi bạn sinh viên có thể “tỏa sáng” thì người giảng viên phải biết đánh thức “kho” năng lực và năng lượng trong mỗi sinh viên.
11 nghiên cứu sinh được trao bằng tiến sĩ y học
Ngày 24/12, Trường Đại học Y Dược, ĐH Huế tổ chức lễ trao bằng tiến sĩ y học năm 2020 cho 11 nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ.
GS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Huế trao bằng cho các tân tiến sĩ
Các tân tiến sĩ được trao bằng đợt này gồm 6 tiến sĩ ngành Nội khoa, 2 tiến sĩ ngành Ngoại khoa, 1 tiến sĩ ngành Sản phụ khoa và 2 tiến sĩ ngành Y tế công cộng. Họ là những người đang công tác tại nhiều đơn vị khác nhau từ các địa phương trong cả nước.
Theo đại diện Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế, năm 2020, có 14 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp ĐH Huế, 10 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp cơ sở. Ngoài ra, có 4 nghiên cứu sinh trúng tuyển mới (3 nghiên cứu sinh Nội khoa, 1 nghiên cứu sinh Sản phụ khoa), 3 dự bị nghiên cứu sinh trúng tuyển.
Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế bắt đầu đào tạo trình độ tiến sĩ từ năm 1998 với mã ngành đào tạo bệnh học nội khoa. Đến nay, nhà trường đã đào tạo được 124 tiến sĩ y học cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, đồng thời đang triển khai hai chương trình đào tạo nghiên cứu sinh song ngữ Việt - Anh là nghiên cứu sinh Y tế công cộng và Khoa học y sinh.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên Chiều 18-12, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 sẽ diễn ra trong hai ngày 21 và 22-12 tại Hà Nội. Gồm các hoạt động: Tham quan không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp; Hội thảo...