Có gì trong 5 khu chợ nổi nức tiếng Việt Nam?
Hàng hóa ở những khu chợ này hầu hết đều rất rẻ, thậm chí có nơi còn không nói thách.
Ở miền Tây, hầu như vùng sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ nổi ở miền Tây hầu như họp cả ngày nhưng náo nhiệt nhất vẫn là vào buổi sáng sớm.
Trên chợ nổi buôn bán rất nhiều mặt hàng như chợ thông thường, không thiếu bất kỳ thứ gì từ rau củ quả, đồ gia dụng, bún, hủ tiếu, vé số…
Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ là khu chợ trên sông nổi tiếng nhất cả nước. Khu chợ nằm cách bến Ninh Kiều chỉ 4 km, mất 30 phút đi tàu. Khu chợ này chỉ họp vào buổi sáng nên muốn tới đây du khách phải đi từ sớm.
Bất kể loại hàng hóa nào cũng có thể được tìm thấy tại chợ Cái Răng, nhưng nhiều nhất phải kể tới các loại trái cây nổi tiếng của vùng như bưởi năm roi Vĩnh Long, quýt hồng Lai Vung, sầu riêng Cái Mơn…
Để khám phá chợ nổi Cái Răng, bạn có thể thuê thuyền máy với giá khoảng 20.000 đồng/ người.
Video đang HOT
Một khu chợ nổi khác mà du khách tới du lịch miền tây không thể bỏ qua chính là chợ nổi Cái Bè của tỉnh Tiền Giang. Chợ nằm tại vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Khu chợ được coi là trạm trung chuyển nông sản đi khắp miền tây.
Cái Bè là khu chợ nổi có nhiều nét riêng biệt nhất. Chợ họp từ sáng sớm đến tận tối khuya. Tại chợ nổi Cái Bè có bán một mặt hàng khá hấp dẫn, đó chính là xà bông được làm từ dừa.
Để tham quan khu chợ này, du khách có thể thuê thuyền với mức giá khoảng 500.000 -800.000 đồng cho 10 – 15 chỗ ngồi, hoặc thuê chiếc xuồng ba lá đậm chất miền Tây với mức giá từ 150.000 – 200.000 đồng cho 3 – 5 người ngồi.
Nằm trên khu vực sông Hậu, gần trung tâm thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, chợ nổi Long Xuyên trở thành một điểm đến du lịch tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi đến với vùng đất miền Tây.
Tuy quy mô chợ không lớn như các khu chợ nổi khác, cũng không chạy theo xu hướng thương mại hóa để phục vụ khách du lịch nhưng nơi đây vẫn gìn giữ được nét bình dị, nguyên sơ của nền văn hóa chợ nổi từ xưa đến nay.
Hàng hóa chủ yếu tại đây là nông phẩm, trái cây và các món ăn vặt nổi tiếng của An Giang như bánh da lợn, bánh tầm, bún cá… Đặc biệt, các mặt hàng bày bán tại đây không hề nói thách giá, nên du khách đến đây rất ít khi phải trả giá vì người dân không bị tác động bởi thương mại hóa du lịch.
Chợ nổi Phụng Hiệp hay còn được gọi là chợ nổi Ngã Bảy, được biết đến là khu chợ nổi nức tiếng nhất tại Hậu Giang.
Khu chợ nổi Phụng Hiệp buôn bán khá nhiều mặt hàng, chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ rất độc đáo của miền Tây, chẳng hạn như tắc kỳ, ba ba, rùa, hay kỳ đà…
Trên dòng sông Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang đã hình thành một khu chợ nổi với quy mô không hề thua kém những khu chợ nổi nức tiếng khác.
Điểm độc đáo của khu chợ nổi này là hàng hóa bán trên xuồng, ghe thường không cần rao mời hay treo hàng lủng lẳng trên “bẹo” như các khu chợ nổi khác mà khách sẽ chèo xuồng tự tìm đến để mua bán và trao đổi.
Yên bình với tour chợ nổi miền Tây
Bạn lần đầu về với miền Tây không biết nên tham gia những trải nghiệm nào để có được thật nhiều kỷ niệm trong suốt chuyến đi. Nếu vậy hãy thử trải nghiệm cảm giác yên bình với tour chợ nổi nhé.
Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang
Chợ nổi Cái Bè thuộc huyện Cái Bè, Tiền Giang, ở cù lao Tân Phong trên sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, làm trạm trung chuyển trái cây, sản vật đi khắp mọi miền và đồng thời cũng là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Tiền Giang.
Chợ nổi Cái Bè bắt đầu buôn bán từ lúc tinh mơ cho đến tối khuya. Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chợ nổi đã nhộn nhịn như một phố nhỏ trên sông. Những chiếc xuồng bán hàng rong như phở, hủ tiếu, bún, các loại tạp hóa... chạy luồn lách theo các mạn ghe, tàu trông rất sinh động. Ngồi trên thuyền lênh đênh, thưởng thức tô hủ tiếu hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng sẽ làm bạn nhớ mãi không thôi đấy.
Chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng
Đây cũng là một trong những chợ nổi lâu đời nổi tiếng của miền Tây, thuộc thị trấn Ngã Năm huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng và nằm ở vị trí giao nhau của 5 con sông: Cà Mau, Vĩnh Quới, Thạnh Trị, Long Mỹ và Phụng Hiệp.
Ngày nay, chợ vẫn còn giữ được nét nguyên bản và cái hồn của con người nơi đây. Bạn có thể thấy được nổi bật những ghe thuyền bán cháo, hủ tiếu hay phở rong. Tất cả tạo nên một không gian yên bình đến lạ.
Chợ nổi Ngã Bảy, Hậu Giang
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là một khu chợ nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ vậy đây còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.
Đến đây bạn sẽ được thấy cảnh bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau quả, các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt, bạn hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe câu vọng cổ miên man và ngắm những tà áo bà ba nườm nượp mua bán trên ghe vô cùng thú vị.
Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng họp trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng...mỗi thuyền lại chở đầy những loại trái cây, thực phẩm đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ đông người nhất tầm 8 giờ, bạn không chỉ tha hồ ngắm nghía, lựa chọn những thuyền trái cây tươi ngon mà còn có thể thưởng thức ngay tô bún, phở, hủ tiếu của mấy ghe, thuyền len lỏi phục vụ khách du lịch.
Chợ nổi Long Xuyên, An Giang
Chỉ khi đến chợ nổi Long Xuyên, người ta mới có thấy thấy được hết cái vẻ hào sảng, hiếu khách đầy đáng yêu của người dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ. Chợ đa phần buôn bán rau, củ, hoa, quả,... đặc sản của miền. Tại đây, bạn không chỉ ngắm cảnh buôn bán nhộn nhịp của người dân hay chụp những bức ảnh siêu đẹp mà bạn còn có thể được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của người dân nơi miền sông nước.
Theo vietravel
Cần Thơ dừng tổ chức ngày hội du lịch 'Văn hóa chợ nổi Cái Răng' vì dịch COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP Cần Thơ quyết định dừng tổ chức ngày hội du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" lần thứ V năm 2020, dự kiến diễn ra trong tháng 8. Khách tham quan, trải nghiệm tại chợ nổi Cái Răng - Ảnh: LÊ DÂN Ngày 29-7, ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc Sở Văn hóa...