Có gì đặc biệt ở giống vải thiều Nhật Bản đắt nhất thế giới? 240 nghìn đồng mới mua được 1 quả, ăn một lần nhớ cả đời
Nhìn bề ngoài những quả vải này cũng giống như những chùm vải bình thường khác mà sao nó có giá “trên trời”, chỉ đại gia mới có cơ hội thưởng thức nó như vậy.
Vài là thứ quả phổ biến ở những đất nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ở đất nước có khí hậu phức tạp như Nhật Bản thì việc trồng vải là cực kỳ khó, bởi mùa hè ở đất nước mặt trời mọc thì ngắn mà mùa đông thì rất lạnh, lại kéo dài, tuyết rơi nhiều. Muốn trồng vải cho năng suất cao là điều không hề đơn giản, ấy vậy mà một người nông dân Nhật Bản đã làm được điều không tưởng, thậm chí còn trồng được giống vải “chất lượng cao”, bán với giá hơn 240.000/1 quả. Vâng, hơn 2 trăm ngàn đồng mới mua được một quả vải thiều thơm ngon từ trong ra ngoài ấy.
Người nông dân trồng vải Mori Tesuya.
Anh Mori Tesuya là chủ một trang trại trồng vải thiều “đắt hơn vàng” ở thị trấn Shintomi, tỉnh Miyazaki (Nhật Bản).
Anh cho biết ông có một niềm đam mê đặc biệt với những cây vải từ khi còn nhỏ bởi cha anh cũng là một nông dân trồng vải. Mori được ăn khá nhiều vải từ khi còn nhỏ, hương vị thơm ngon của những quả vải đã thôi thúc ông trồng thật nhiều giống trái cây này. Thời gian đầu, ông gặp rất nhiều khó khăn vì chẳng có kinh nghiệm hay hướng dẫn gì cả, lại mắc phải điều kiện thời tiết khó khăn nhưng sự kiên trì đã giúp Mori đạt được thành công trên cả mong đợi.
Video đang HOT
Giống vải thiều của anh Mori có kích thước lớn hơn nhiều lần so với vải thiều đông lạnh nhập từ Đài Loan về.
Giờ đây, những quả vải của anh đã có chỗ đứng trên thị trường với mức giá ngất ngưởng 9.000 yên Nhật/8 quả vải (tương đương 242.000 đồng/quả).
Mỗi hộp vải (8 quả) có giá khoảng 7000 đến 9000 yên Nhật.
Vải thiều do Mori trồng được có kích thước bằng một quả bóng golf màu đỏ hồng khá bắt mắt, hương thơm đặc biệt và cùi khá dày. Mùi vị của quả vải có thể gây được ấn tượng mạnh với những người lần đầu được thưởng thức. Chất lượng vải nằm ở vị ngọt và vị chua, bên cạnh đó còn ở độ dày của cùi.
Giống vải thiều của anh Mori có kích thước lớn hơn nhiều lần so với vải thiều đông lạnh nhập từ nước ngoài về Nhật Bản.
Anh Mori đã phải trải qua rất nhiều thất bại vì vải thiều không chịu được lạnh, rất dễ “mất mùa” nếu có băng giá và tuyết, và được cho là không phù hợp để sản xuất tại Nhật Bản. Bên cạnh đó anh còn gặp rắc rối lớn với việc kiểm soát nhiệt độ và thiệt hại sâu bệnh. Sau 10 năm bất chấp tất cả, không bỏ cuộc, anh đã được thu hoạch những quả vải tuyệt hơn cả mong đợi.
Theo Tri Trức Trẻ
Vì sao Trung Quốc chỉ mua vải thiều... không lá của Việt Nam?
Khi xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại...
Ngày 5-6, ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang cho biết tính từ đầu mùa đến nay, sản lượng vải tiêu thụ khoảng 32.000 tấn.
Hiện vải thiều chính vụ đang bước vào thu hoạch. Giá vải bán tại vườn những ngày này đang tăng cao, dao động trong khoảng 70.000 đồng/kg, tăng hơn 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian này thương nhân đến thu mua trái vải rất đông và thường chọn mua đúng trái vải đạt các điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc
Theo ông Tấn, trước đó, trong hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2019 (Trung Quốc) tỉnh Bắc Giang và phía Trung Quốc đã có những thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho vải thiều Bắc Giang sang Trung Quốc thuận lợi.
Trái vải có mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, tem truy xuất nguồn gốc dán trên bao bì sản phẩm... Việc yêu cầu trái vải theo tiêu chuẩn như phải cắt cuống dài không quá 10 phân và không buộc theo lá, Bắc Giang đã chuẩn bị từ sớm và đáp ứng được các điều kiện này.
Vải thiều được bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart với giá 49.900 đồng/kg.
"Cùng với việc giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, chúng tôi luôn xác định thị trường nội địa là trọng điểm nên đã chủ động kết nối với các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại để cung cấp trái vải đạt chất lượng cao nhất. Hiện giá vải thiều loại cao cấp có giá 60.000-70.000 đồng/kg và đang tiêu thụ thuận lợi", ông Tấn nói.
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận, từ ngày 1-5 có một số quy định mới đã áp dụng với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ví dụ như đối với quả vải, khi xuất khẩu sang Trung Quốc phải cắt cuống ngắn dưới 15 cm, không được để lá, để tránh nguy cơ gian lận thương mại. Bên cạnh đó, sản phẩm phải được đóng bao bì, có nhãn mác đầy đủ. Các thùng đựng vải có chiều cao không quá 38cm, có đủ nhãn mác thông tin về sản phẩm, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, hiện mỗi ngày tại chợ đầu mối Thủ Đức có khoảng 2.000 tấn vải từ Bắc Giang đưa về để phân phối cho thị trường phía Nam.
Năm nay, tổng sản lượng vải thiều ước đạt 150.000 tấn; sản lượng vải thiều tiêu thụ trong nước khoảng 75.000 tấn chiếm 50%; xuất khẩu 75.000 tấn, chiếm 50%. Thời gian vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 05-6 đến ngày 05-7.
Tỉnh Bắc Giang đã có công văn chỉ đạo các sở ban ngành, trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động quảng bá, thông tin đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, kết nối các tour du lịch đến các điểm danh lam, thắng cảnh, các nhà vườn... Hướng dẫn, các địa phương đảm bảo điều kiện để tổ chức đón các đoàn khách đến tham quan, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch.
Theo 24h
Trung Quốc thu hoạch 500.000 ha vải thiều, Việt Nam có lo? Diện tích trồng vải của Trung Quốc khoảng 542.000 ha với sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay, vụ thu hoạch vải tại Trung Quốc thường bắt đầu từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 7 hàng năm, sớm...