Cô gái trẻ bị loãng xương do biếng ăn
Lizzie Porter 27 tuổi, bị thiếu canxi và vitamin D do tình trạng chán ăn, dẫn đến chứng loãng xương sống và xương hông.
Theo BBC, Lizzie Porter mắc chứng chán ăn từ năm 12 tuổi. Các vấn đề về xương xuất hiện 8 năm sau, khi cô gái đi bộ dạo quanh khu phố. Chỉ đi được một đoạn ngắn Lizzie đã cảm thấy chóng mặt và có triệu chứng thiếu máu mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận cơ thể Lizzie bị thiếu canxi và vitamin D, dẫn đến chứng loãng xương sống và xương hông, nguy cơ gãy xương rất cao.
Lizzie Porter thường xuyên gặp tình trạng mùa hè cơ thể không thoát ra nhiệt, còn mùa đông da bị nứt và xuất huyết. Những vết thương rất khó lành vì cơ thể thiếu dinh dưỡng. Cô gái bị táo bón, đầy hơi và rụng tóc. Loãng xương cũng ảnh hưởng đến răng, đau nhức và có mùi hôi. Thực phẩm dai, giòn hoặc lạnh gần như Lizzie không thể ăn. Chứng chán ăn nhiều năm làm cô gái trông già đi nhanh chóng.
Lizzie Porter trông già so với tuổi do chứng loãng xương. Ảnh: BBC
Theo các bác sĩ, loãng xương là tình trạng xương mất đi các dưỡng chất và trở nên dễ gãy hơn. Nhiều bệnh nhân có xu hướng trở nên trầm cảm, lạm dụng thuốc, thậm chí định tự sát. Loãng xương liên quan đến việc mất mật độ xương, có thể dẫn đến đau đớn, cong cột sống và chiều cao khó phát triển.
Bệnh có nhiều nguyên nhân song chủ yếu xảy ra ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, biếng ăn, đặc biệt là tuổi dậy thì khi cơ thể đang cố gắng xây dựng một khung xương khỏe mạnh.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyên để xương chắc khỏe thì nên ăn nhiều hơn.
Có thể hồi phục chứng loãng xương sau khi ăn uống đẩy đủ trở lại không? Nghiên cứu cho thấy 46% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, một phần ba cải thiện và 20% thành bệnh mạn tính.
Theo Tổ chức Rối loạn Ăn uống tại Anh, thật khó để nhận thấy chứng chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh thế nào, vì mỗi cơ thể phản ứng theo những cách khác nhau. Các ảnh hưởng có thể gặp bao gồm khó thụ thai, nặng hơn là vô sinh, ngoài ra còn các vấn đề về tim, biến chứng về thận và gan.
Jane Smith, Giám đốc điều hành Tổ chức từ thiện Biếng ăn và Chăm sóc Bulimia (Mỹ) cho biết, hầu hết mọi người không nhận ra sự nguy hiểm của căn bệnh và các hệ quả lâu dài về thể chất cũng như tinh thần, bao gồm cả nguy cơ tự sát. Viện Y tế và Chăm sóc Điều trị Chán ăn hướng dẫn cách chính để ngăn ngừa và điều trị mật độ xương thấp là tiếp cận và duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh hoặc BMI phù hợp với độ tuổi.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
8 dấu hiệu báo động của đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Sau đây là những lưu ý cần biết trước khi quyết định uống một viên aspirin cho bớt đau lưngvà nói với bản thân là "mình không bị gì", theo báo Reader's Digest.
Bị thương ở lưng: Khi bạn té ngã, va quệt giao thông hoặc có những va chạm ở lưng và đau đến nỗi muốn đi gặp bác sĩ, nhiều khả năng bạn bị chấn thương cột sống. Bạn nên tiến hành chụp X-quang hay CT để đánh giá thương tích.
Sụt cân: Sụt cân nhanh và không giải thích được chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt. Và khi nó kèm theo đau lưng, đó có thể là một khối u ở xương sống.
Một khối u có thể làm suy yếu cột sống, dẫn đến gãy xương và đau, có thể đè dây cột sống và các nhánh, dẫn đến suy yếu cùng nhiều vấn đề khác.
Không thể kiểm soát bàng quang: Đau lưng kết hợp với mất chủ động tiểu hoặc đại tiện, cảm giác yếu hay tê chân là những dấu hiệu không được phớt lờ. Những triệu chứng này có thể là cảnh báo hội chứng đuôi ngựa vốn thường do sự đè ép toàn bộ bao dây thần kinh ở phần xương sống dưới gây ra, dẫn đến rối loạn ruột và bàng quang.
Đau khiến thức giấc nửa đêm: Trong nhiều trường hợp, đau lưng do tình trạng ngồi làm việc suốt ngày sẽ đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu thường xuyên thức giấc do đau lưng (mà không phải do chất lượng tấm nệm kém), đó là một cảnh báo.
Nếu kèm theo đó là việc mất đi sự thèm ăn, bị sốt hay tê người, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Đau dạ dày: Đau dạ dày thường được cảm nhận ở lưng, nghĩa là đau lưng có thể bắt nguồn từ vùng bụng. Tình trạng nghiêm trọng gì cần cảnh giác? Đó là bệnh phình động mạch chủ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần được cấp cứu.
Co thắt lưng và đau khung chậu: Nếu cơn đau lưng của bạn ít liên tục hơn và xảy ra theo từng cơn co thắt, bạn có thể đang bị sạn thận. Nếu đúng như vậy, bạn cũng có thể nhìn thấy chút máu trong nước tiểu.
Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể phải tiến hành chụp X-quang để định bệnh.
Loãng xương: Cơn đau có thể qua đi, nhưng nếu nó kéo dài, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn có thể cần tiến hành thủ thuật bơm xi măng sinh học cột sống (vertebroplasty) để củng cố nó.
Tê người: Việc chấn thương dây cột sống có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vĩnh viễn là lý do đủ để đưa bạn đến phòng cấp cứu, nếu bạn bị đau lưng và tê người, đặc biệt ở chân.
Tình trạng này thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương một hoặc nhiều dây thần kinh vùng thắt lưng. Bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Theo thanhnien
Cách tốt nhất đối phó với chứng loãng xương Khi xương trở nên giòn, dễ vỡ do mật độ xương thấp và mất nhiều mô xương, gọi chung là tình trạng loãng xương. Ngoài việc dùng thuốc tây, thay đổi lối sống, các cách tự nhiên đơn giản dưới đây cũng hỗ trợ bạn khắc phục tình trạng này. 1. Sữa Đó là một nguồn giàu canxi và vitamin D - hai...