Cô gái trẻ bị bắt cóc ở Úc, được giải cứu nhờ bố ở Anh
Cô gái nhanh trí được cứu thoát sau khi nhờ người thân trợ giúp dù bố cô ở cách xa hàng ngàn kilomet.
Mary nhanh trí thoát nạn nhờ nhắn tin cho bố tại Anh.
Mary Kate Heys, 20 tuổi từ thành phố Manchester, Anh cho biết cô bị bắt cóc từ một nhà nghỉ ở Sunshine Coast, bang Queensland, Australia hôm 11.12. Ngay khi biết mình bị bắt, cô gửi tin nhắn cho cha đang sống ở Anh và cầu cứu.
Ngoài yêu cầu bố mình không được gọi điện thoại, Mary gửi đầy đủ thông tin định vị Google Maps và nói đặc điểm chiếc xe. Chính điều này giúp Mary được cảnh sát sở tại giải cứu và an toàn trở về quê nhà.
Sau khi về nước, Mary trả lời phỏng vấn trên tờ Courier Mail và cho biết bị một người đàn ông tâm thần bắt cóc rồi chở đi hơn 80km. Người đàn ông 22 tuổi, gốc Thụy Điển gọi cửa phòng trọ của Mary sáng ngày 11.12 và đề nghị cô cùng tới thành phố Brisbane.
Lo sợ sẽ bị giết nếu từ chối, Mary đồng ý và leo lên xe. Đi được một quãng khá xa, Mary thuyết phục người đàn ông cho uống nước tại một trạm xăng và được đồng ý. Tại đây, cô nói với nhân viên thu ngân rằng người đàn ông lạ mặt đang bắt cóc cô tuy nhiên không nhận được sự trợ giúp.
Video đang HOT
Mary nhắn tin cho cha mình ở quê nhà, gửi đầy đủ địa điểm nhờ định vị Google Maps và đặc điểm chiếc xe. Mary nhắn: “Bố còn thức không? Con cần bố gọi cho cảnh sát Australia gấp. Con bị một người đàn ông bắt cóc. Bố nhanh lên”.
Bố Mary đã liên lạc với cảnh sát sở tại và giải cứu con gái tại Australia.
Cảnh sát nhanh chóng tìm ra vị trí của chiếc xe Peugeot bạc chở Mary. Người đàn ông bị đưa vào một cơ sở tâm thần còn Mary thoát nạn. Mary không muốn khởi kiện người đàn ông vì cho rằng người này bị bệnh về trí não.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Dân Trung Quốc đổ xô gom nhà đất tại thị trường mới nổi
Không chỉ làm nóng giá nhà tại các thành phố lớn nhất thế giới, dân Trung Quốc giờ đây tìm kiếm cơ hội đầu tư xa hơn, ngoài điểm nóng truyền thống khi tăng mua bất động sản rẻ và sinh lời cao ở nhiều nơi khác.
Người Trung Quốc tăng tìm kiếm cơ hội mua nhà giá rẻ, sinh lời cao ở các thị trường mới - Ảnh: Bloomberg
Theo Reuters, người Trung Quốc hiện nay không chỉ mua nhiều bất động sản ở các điểm nóng truyền thống mà còn tìm kiếm nhà đất rẻ và sinh lời cao hơn ở nơi khác, từ đất ở thành phố Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đến nhà ở cho sinh viên tại thành phố Manchester (Anh).
Giới đầu tư Đại lục, từ các cá nhân giàu có cho đến những quỹ đầu tư tư nhân, mua căn hộ, văn phòng cho các công ty và quỹ để thiết lập đầu tư vào các dự án bất động sản.
"Mọi người đầu tư vào thị trường mới nổi có thể cho lời nhiều hơn, có giá đầu vào thấp và mức tăng giá cao hơn. Một số người đầu tư bất động sản với mục đích nghỉ dưỡng, vì nhìn thấy triển vọng tốt trong nền kinh tế hay chính trị. Đơn cử, World Expo 2020 ở Dubai hay thay đổi trong chính trị ở Myanmar là vài lý do mà giới đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào thị trường mới nổi", chuyên gia Clara Yeung thuộc hãng SPV cho biết.
Người Trung Quốc là nhóm nhà đầu tư bất động sản lớn thứ bảy tại Dubai hồi năm ngoái, bơm vào 463 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2015. Năm 2013, tổng số tiền đầu tư của họ là 354 triệu USD, theo chuyên gia Sajid Ali, người tổ chức chương trình triển lãm bất động sản Dubai ở Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 1.
"Giá trung bình để tậu một căn hộ ở trung tâm Hồng Kông là 7 triệu đô la Hồng Kông, tương đương 900.000 USD, trong khi với cùng số tiền đó có thể đem về cho người mua 7 căn hộ ở Dubai", ông Ali nói. Lợi nhuận đầu tư bất động sản tại Dubai là 7,2% và ở Hồng Kông là 2,8%.
Một người mua nhà có họ là Chen cho hay ông đang cân nhắc mua nhiều căn hộ tại Dubai và thủ đô Bangkok (Thái Lan). "Không thể mua nhà ở Thâm Quyến lúc này, giá cả quá đắt", ông Chen chia sẻ. Giá nhà ở thành phố miền nam Trung Quốc trong tháng 1 năm nay tăng 52% so với một năm trước đó.
Hãng phát triển bất động sản Nakheel ở Dubai cho hay người Trung Quốc mua 70% số nhà phố được rao bán ở Warsan Villa. "Nhiều người Trung Quốc còn mua đất của chúng tôi và họ muốn cho thuê đất vì nó sinh lời khoảng 10%", chủ tịch Nakheel Ali Rashid Ahmed Lootah nói.
Đầu tư của người Hoa vào bất động sản ở thành phố New York và Sydney đạt lần lượt gần 6 tỉ USD và 4 tỉ USD năm 2015, tăng từ mức 1,2 tỉ USD và 3,5 tỉ USD cách đây một năm.
Ngoài ra, nhà ở sinh viên - mục tiêu nóng thu hút đầu tư tư nhân - cũng đang ngày càng được nhiều người Hoa chọn mua, ngay cả khi họ chưa đến xem nhà lần nào.
"Đó là sự khác biệt khi bạn mua căn biệt thự 3 triệu bảng Anh, tương đương 4,16 triệu USD, ở London. Bạn muốn nhìn thấy căn biệt thự. Họ đang mua nhà đất chủ yếu để đầu tư, và miễn là các con số được cung cấp là đúng, họ sẵn sàng mua bất cứ thứ gì", Julie Harvey, giám đốc hãng đầu tư bất động sản Pinnacle Alliance nói.
Nhà ở cho sinh viên thường gần trường học, song không thường ở trung tâm. Ở Manchester, lãi suất cho thuê nhà dạng này là 8% và tăng trưởng vốn vào khoảng 10% năm 2015.
Thu Thảo
Theo Thanhnien