Cô gái Sài Gòn cải tạo phòng trọ 20m “đẹp như mơ” chỉ với 4,4 triệu đồng
Chị Tâm Thư dành 1 tháng suy nghĩ ý tưởng, bố cục làm sao để phòng vừa đẹp vừa hợp phong thuỷ. Màn cải tạo phòng trọ sau đó khiến nhiều người trầm trồ.
Mặc dù ở trọ nhưng rất nhiều người muốn biến căn phòng của mình thành không gian sống nhỏ xinh, ấm cúng. Chẳng thế mà nhiều dự án cải tạo phòng trọ ra đời và khiến giới decor phải xuýt xoa, xao xuyến.
Chị Tâm Thư, hiện đang thuê trọ tại Sài Gòn, sau hơn 1 tháng suy nghĩ ý tưởng, cách bố cục phòng làm sao để vừa đẹp vừa hợp phong thuỷ thì cũng đã cho ra một màn cải tạo phòng trọ khiến nhiều người phải trầm trồ.
Chị Tâm Thư.
“Không gian sống của mình chỉ rộng 20m, tính cả WC. Lúc mới nhận nhà thuê cũng không có nội thất, chỉ có kệ bếp và một số kệ treo tường. Ngôi nhà ban đầu hầu như đã đáp ứng nhu cầu của mình, chỉ có sàn gạch không đồng màu, bị sứt mẻ và phòng còn khá đơn điệu. Mình đã dán sàn giả vân gỗ để phòng xinh và sang hơn; sắp xếp nội thất phù hợp và hợp lý nhất cho sinh hoạt.
Ngoài ra để làm phòng đẹp mắt, mình trang trí khu giường ngủ bằng tranh tự in tone xanh tím, khu bàn ăn bằng kệ gỗ hoa giả có đèn led lung linh, khu bàn học trang trí lego và cây. Mình cũng trang trí cây thêm quanh nhà và hoa treo ngoài cửa để không gian có màu xanh tươi mát, đồng thời có lợi cho sức khoẻ bằng những cây như lưỡi hổ, bàng Singapore, nha đam, lan ý,… “, chị Tâm Thư chia sẻ về màn cải tạo của mình.
Lúc mới nhận phòng trọ, không gian hầu như không có đồ đạc nội thất. Sàn gạch không đồng màu, bị sứt mẻ và phòng còn khá đơn điệu.
Gặp khó khăn trong quá trình cải tạo bởi chính yêu cầu cao của mình về vẻ đẹp, độc, lạ mà vẫn phải tiết kiệm được chi phí. Chị Tâm Thư đã chuẩn bị trong vòng 1 tháng trước khi chuyển, nhưng phải kéo dài đến gần 1 tháng sau mới xong với rất nhiều công sức tìm tòi ở nhiều nơi.
Theo tiết lộ chi phí cải tạo căn phòng trọ này là hơn 4 triệu đồng, chưa tính những vật dụng cần thiết như giường, tủ quần áo, bàn làm việc, kệ sách vì chị đã có sẵn từ trước. Toàn bộ ý tưởng và thi công được chị Tâm Thư và bạn thực hiện mà không nhờ tới đơn vị bên ngoài.
Không gian phòng khách với 1 bàn trà và hai ghế ngồi sau khi cải tạo.
Không gian sống được xếp gọn gàng theo chiều dọc để ăn gian diện tích.
Không gian làm việc đặt cạnh bàn tiếp khách.
“Mình tin rằng không gian sống là phần quan trọng để mang lại sức khoẻ, niềm vui và hứng khởi trong cuộc sống. Nó tạo cảm hứng sau ngày làm việc vất vả, mình có một “ngôi nhà” đích thực để trở về. Chỉ cần một chút tìm tòi và chịu “tàu ngầm” trên các group thanh lý là bạn có thể sở hữu những món đồ decor đẹp mắt, độc lạ với chi phí rất rẻ.
Và để đỡ tốn công sức, bạn có thể không cần quá cầu kì, mà tận dụng sức sáng tạo để decor hay chia nhỏ thành từng công đoạn để bớt “nản lòng” trong công cuộc trang điểm cho ngôi nhà”, chị Tâm Thư gợi ý.
Video đang HOT
Bàn tiếp khách.
Giường ngủ.
Để có một màn cải tạo đẹp và bất ngờ như thế này, điều quan trọng nhất chính là sự thay đổi bố cục của không gian. Bố cục cần đảm bảo hợp lý về sức khoẻ, phong thuỷ. Ví dụ giường ngủ nên có 1 điểm tựa ở đầu như tường, chị Tâm Thư không thể kê giường như vậy nên tạo một điểm tựa giả lập là tủ quần áo, vừa để ngăn cách giường với khu bếp, vừa tạo không gian riêng tư phía sau.
Theo chị Thư cũng nên biết kết hợp màu sắc hài hoà như chọn một phong cách và theo một tone màu nhất định (màu ấm, màu trung tính, màu lạnh). Tránh sử dụng quá màu hoặc quá đơn điệu.
Các món đồ trang trí trong phòng.
Ngoài ra, nên có cây xanh để tạo không khí sạch, trang trí và tốt cho sức khoẻ. Không tham lam và ôm đồm quá nhiều đồ decor. Nhà là nơi để ở nên hãy decor để tạo không gian sống thoáng mát. Nên chọn nhà có nhiều cửa sổ, ban công để lưu thông khí, khu bếp cần thoáng và có chỗ thoát khí.
Chị Tâm Thư cho biết, sau khi cải tạo nhà, chị không chỉ nghiện nhà mà bây giờ còn nghiện cây nữa. Chị thích nhất là trời nắng được ngắm nắng vàng trải đều lên cánh hoa và ngồi ở bàn ăn ngắm mưa rơi. “Từ ngày chuyển sang căn phòng này, sáng nào trước khi đi làm mình cũng tưới cây hoa trước nhà, ngắm nhìn từng chậu cây; cuối tuần mang cây đi phơi nắng; có mưa thì vô cùng thích nhún nhảy múa máy trước hiên nhà”.
Cây xanh tràn ngập trong không gian phòng trọ của chị Tâm Thư.
Tổng kết các chi phí decor cho phòng trọ 20m của chị Tâm Thư:
Bàn: 300K
2 ghế ngồi: 300K
Cây xanh trong phòng, chậu đựng và dụng cụ chăm sóc: 1,3 triệu đồng
Bàn ăn: 250K
2 ghế ăn: 220K
Dán sàn simily: 500K
Thảm, rổ, ruột gối: 205K
4 đèn Led chạy pin: 50K
5 lót cốc: 38K
Thảm trải bếp: 109K
Lưới sắt trắng: 32K
Mua đinh và sửa bàn: 200K
Bộ chăn ga: 450K
4 lót cốc: 44K
2 chiếu trúc lót ghế: 125K
Tranh và khung: 216K
Tổng: 4,4 triệu đồng
Dù mê mua sắm đến mấy thì cô gái Sài Gòn vẫn tự tin quần áo của mình luôn gọn trong 1 cánh tủ nhỏ nhờ 7 mẹo thông thái không phải ai cũng biết
Từng là người lấy việc mua sắm quần áo là sở thích, chị Hằng Chu đã có những thay đổi lớn với mục đích tối giản đồng thời cắt giảm chi phí tiêu dùng. Và 7 mẹo mua sắm dưới đây đã giúp chị hoàn thành mục tiêu này.
Là người thích quần áo, nghiên cứu xu hướng và cũng từng "chăm chỉ" mua sắm giống nhiều chị em phụ nữ khác nhưng chị Hằng Chu lại khiến các đồng nghiệp phải bất ngờ khi tiết lộ chỉ có vài món mặc đi mặc lại trong tủ đồ.
"Đồng nghiệp luôn tò mò chiếc tủ quần áo của mình lớn tới cỡ nào vì mình thường thích bàn về quần áo và cũng rất hay mua đồ. Nhưng thật ra mình chỉ có vài bộ mặc đi làm. Hôm dọn về nhà mới, chồng mình cũng khá ngạc nhiên khi đồ của mình chỉ chiếm 1 cánh tủ nhỏ. Trong khi anh chỉ mặc sơ mi đi làm mà đồ ngập tủ. Hai bố con hết 4 ngăn tủ to, 2 ngăn kéo và 1 khoang tủ lớn treo đồ", chị Hằng Chu chia sẻ.
Chị Hằng Chu.
Chị Hằng Chu là người thích mua sắm quần áo. Chị thích cả đồ mới lẫn hàng thùng. Vì mua sắm lúc chưa lấy chồng được coi là thú vui. Có những năm chị chuyển nhà, đi theo là 7 thùng đồ loại 23kg, dọn đến nhà mới bỏ vào tủ kho và không bao giờ mở ra lại cho đến khi thanh lý.
Nhưng sau khi có con thì phần vì chán chuyện chuyển nhà mang theo nhiều đồ, sau nữa vì chuyện muốn sống "đơn giản" nên chị đã từ từ giảm thiểu quần áo đi.
"Phải công nhận việc có sẵn quần áo treo trên móc và mình biết rõ lúc mặc bộ đồ đó trông mình như thế nào nó đơn giản hoá cuộc đời và giúp mình dành năng lượng, thời gian buổi sáng rất nhiều". Và dưới đây là 7 mẹo được chị Hằng Chu áp dụng để "đơn giản" hoá tủ đồ của mình, chị em có thể cùng tham khảo qua.
1. Tập làm quen với việc mặc lại đồ
Theo chị Hằng chu, điều này được coi là quan trọng nhất. Có người sẽ quen việc 30 ngày phải mặc 30 cái áo khác nhau. Nhưng nếu bạn muốn tinh giản bớt tủ quần áo, hãy làm quen với tâm lý mặc lại đồ. Thường những món chúng ta sẽ mặc đi mặc lại là những món basic, áo thun trắng, đen, 3 lỗ, quần jeans...
"Mình có đợt bận quá, cả tuần mặc cả 5 lần đồ đen, chỉ khác giày. Mình hoàn toàn thoải mái và cũng chẳng có ai nhận ra là mình mặc 1 cái áo tuần 3 lần. Mà nếu bạn có một món đồ yêu thích, sang xịn mịn và basic, nếu tần suất bạn mặc nhiều thì tức là nó cực kỳ đáng tiền đấy".
2. Chú ý chất liệu
Trước khi lấy chồng, chị Hằng Chu thường không để ý đến điều này. Nhưng khi đã có con, đối với chị chất liệu quan trọng hơn kiểu dáng và màu sắc. Mặc một cái áo mềm mại thoáng khí sẽ dễ chịu hơn hẳn việc tròng vào người một cái áo cứng ngắc, đường may bên trong cồm cộm gây ngứa.
Điều này không có nghĩa là bạn phải bỏ hết các loại quần áo mà chất liệu cứng đi. Nhưng nên chọn 1 thứ mà nó cho bạn cảm giác thoải mái, nâng niu, ve vuốt cơ thể bạn khi bạn mặc cả ngày.
3. Có những giới hạn của riêng mình
Khi mua sắm, hãy có những giới hạn. Nên đặt câu hỏi:
- Cái gì mình sẽ mặc thường xuyên được?
- Loại nào mình hay mua nhưng hầu như không mặc?
- Loại nào mình lần nào mua cũng phải đem cho?
- Cái nào giống giống cái mình đang có nhưng xấu hơn?
Dựa trên những câu hỏi này có thể cắt giảm tới gần một nửa quần áo mà bạn suy nghĩ là sẽ mua.
4. Chỉ nên mua những đồ mình mặc được
Bạn có thể hiểu là mình sẽ thích 1 phong cách đó nhưng chưa chắc đã mặc được. Giống như đi bảo tàng, bạn có thể thích vài bức tranh nhưng không có nghĩa là bạn phải sống trong căn phòng treo tranh đó.
Chị Hằng Chu thích váy hoa bánh bèo xếp nếp, mặc cũng ổn, nhưng chỉ được 1 - 2 lần. Còn lại chị thấy mình là chính mình nhất là khi mặc quần jeans đi giày bệt chạy bằm bằm trên cầu thang. Nên chị đã nói tạm biệt với các loại váy hoa, trend màu tím, váy Hàn hoa lá lụa là khác.
5. Hãy làm quen với một thợ sửa đồ giỏi
Nếu được hãy làm quen với một người thợ thật giỏi. "Ở đường Tân Cảng có một anh sửa đồ ngồi ở ngã ba đường mình siêu ưng ý mà từ hồi chuyển nhà xa quá ngại chạy xuống anh. Anh sửa rẻ mà có tâm. Có những cái kiểu như cái viền cổ rách mà anh lấy vải ở lai áo viền lên cho mình. Đầm rã ra làm 8 mảnh may lại. Nói chung ý tưởng sửa đồ nào khó khó đem ra đưa anh anh trầm ngâm si nghĩ rồi bảo, khó, lâu đấy, nhưng rồi anh vẫn làm trơn tru mà vẫn đẹp".
Chính vì thế, có một thợ sửa đồ giỏi sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều sức, tiền bạc mà vẫn có đồ đẹp để diện nữa.
6. Dọn tủ thường xuyên
Buổi sáng rảnh rỗi việc bạn có thể bới đồ ra gấp xếp lại, ủi, treo mắc. Để tủ ngăn nắp sẽ giúp bạn trong trường hợp khẩn cấp vẫn có thể tìm ra được 1 bộ đồ ưng ý.
7. Có kế hoạch trước khi mua đồ
Cái này khá khó thực hiện với những ai thích mua hàng thùng. Nhưng nếu thực hiện được cũng làm mình tránh được việc mua sắm triền miên bừa bãi.
Ví dụ như đi mua đồ mới, mình sẽ vào các website hoặc app xem trước, lựa sẵn 1 số thứ mình muốn. Rồi đến đó thì chọn thử những món đó trước, tránh hoa mắt chóng mặt dễ vấp phải sai sót mà xuống tiền nhiều không kiểm soát.
Còn với đồ si, hãy xem cái gì đang trend nếu bạn muốn theo trend và cũng hình dung trước trong đầu hôm này mình muốn đi mua gì rồi mới đi chọn. Chọn 10 món rồi thì nên lọc lại dựa theo các tiêu chí ở trên rồi mới chốt đơn.
Thuê phòng 3 triệu, cô gái Sài Gòn "chơi lớn" chi hẳn 12 triệu để biến 14m "trống rỗng" thành không gian sống "vạn người mê" Dù chỉ là không gian đi thuê nhưng chị Trà My vẫn muốn dành thời gian, tiền bạc và công sức của mình để biến nó thành nơi ấm cúng và đáng sống đối với chị. Đi làm đã lâu nhưng sau nhiều năm chị Trà My (hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn) mới có không gian sống riêng của...