Cô gái làng chài trở thành người tư vấn chiến lược tại Hoa Kỳ
Hà Giang, cô gái từ làng chài nhỏ ở miền Trung vươn ra thế giới với suất học bổng toàn phần 6 tỷ đồng đến Mỹ nay đã tốt nghiệp cử nhân Kinh tế toán và trở thành người tư vấn chiến lược tại đây.
Sinh ra ở một làng chài nhỏ nhưng từ lâu, cô bé miền Trung Nguyễn Thị Hà Giang (sinh năm 1997) đã luôn mơ ước được vươn xa.
Cũng chính sức mạnh của ước mơ đã cho Giang động lực để vượt lên những thất bại và đưa ra những quyết định khá mạo hiểm sau khi trượt học bổng UWC năm lớp 11.
Năm 2016, cô gái 9X được 6 trường ĐH Mỹ gửi thư cấp học bổng. Trong đó, Pitzer college là trường đại học giáo dục khai phóng nổi tiếng với tỉ lệ chấp nhận chỉ 13%, một năm chỉ nhận vài sinh viên quốc tế đã cấp học bổng trị giá tới 64.000 USD/năm (gần 6 tỷ đồng trong 4 năm học) cho Hà Giang.
“Nhiều người luôn hỏi mình tại sao một cô bé sinh ra ở một làng chài nhỏ lại ấp ủ giấc mơ lớn đến thế ? Lý do đúng nhất có lẽ vì mình luôn nhìn cuộc sống này qua con mắt của trẻ thơ”, Hà Giang tâm sự.
Hà Giang (phải) cùng bạn học tại lễ tốt nghiệp đại học.
Và khát vọng vươn ra thế giới của Hà Giang đã thành hiện thực trong 4 năm qua. Tại Pitzer, các lớp của em hầu hết tập trung vào Kinh tế và Triết học. Em đã chinh phục thành công tấm bằng cử nhân ngành Kinh tế toán (Mathematical Economics), trường đại học Pitzer, Mỹ.
Không những thế, Giang còn xuất sắc nhận Bằng khen của Hội Kinh tế học danh dự quốc tế, Omicron Delta Epsilon, cho thành tích học thuật cao trong ngành. 9X còn từng giành giải thưởng của quỹ Katie Lawson Memorial, tài trợ cho dự án cộng đồng và nghiên cứu hè.
Nói về hành trình chinh phục bằng cử nhân tại Mỹ, Giang cho rằng, tấm bằng thực ra chỉ là một phần nhỏ trong hành trình giáo dục mà em đã may mắn được nhận ở Mỹ.
Về học thuật nói riêng, 12 năm giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là 3 năm “cày” ở trường chuyên, đã chuẩn bị cho em sự chuyên cần và nghiêm túc để “đương đầu” với bài vở ở Mỹ.
Bên cạnh việc kiến thức về xã hội và chuyên ngành của em được mở rộng, thay đổi lớn nhất nằm ở khả năng trình bày ý tưởng trước đám đông.
Năm đầu trong giảng đường Mỹ, Giang khá bỡ ngỡ khi các bạn liên tục phát biểu ý kiến, đặt câu hỏi ngay cả khi giáo sư đang giảng còn em chỉ chăm chú lắng nghe và ghi bài.
Nữ du học sinh thăm Đại học Oxford trong kỳ thực tập hè ở Anh.
“Đến một hôm, giáo sư của em bày tỏ lo lắng vì dù bài kiểm tra và viết của em rất tốt, nhưng sao em không chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ phản biện của mình với cả lớp. Khi đó em mới hiểu mình cần thay đổi cách học truyền thống từ Việt Nam.
Một khi đã quen việc phát biểu trước lớp, em chuyển dần sang các lớp thảo luận nâng cao, nơi sinh viên tự đọc bài ở nhà, đến lớp để thảo luận và phản biện dưới sự dẫn dắt của giáo sư, chứ không chỉ nghe giảng nữa.
Kỹ năng này không chỉ giúp em tối đa hoá thời gian học đại học, mà còn rất hữu dụng cho công việc tư vấn hiện tại của em”, Giang kể lại.
Ngôi trường đại học cô gái Việt theo đuổi nằm trong hệ thống giáo dục khai phóng (liberal arts) nên trải nghiệm của em có thể khá khác với các bạn học ở trường công lập Mỹ.
Video đang HOT
Hà Giang đánh giá cao giáo dục suy nghĩ phản biện (critical thinking) cho sinh viên trong mô hình trường đại học khai phóng của nền giáo dục Mỹ. Điều này thể hiện ở bài học – các kiến thức được giảng dạy, và cách dạy – tập trung mạnh vào viết và hùng biện.
Các giáo sư luôn nỗ lực cung cấp thông tin đa chiều nhất. Ví dụ, thay vì luôn luôn ca ngợi Mỹ, họ trao đổi thẳng thắn về lịch sử tàn khốc khi người da trắng đến châu Mỹ và tàn sát người bản địa, hay những ảnh hưởng mà chế độ nô lệ để lại trong xã hội Mỹ đương thời, hay các tập đoàn Mỹ, vừa là đầu tàu của nền kinh tế thế giới, vừa là nguồn gốc của các vấn đề nguy hại cho nhân loại như là ô nhiễm môi trường.
Nhiệm vụ của giáo dục chân chính là cung cấp thông tin đa chiều, để người học tự do suy nghĩ và xây dựng góc nhìn cá nhân.
Cô gái Việt tham gia sinh hoạt cộng đồng của hội học sinh quốc tế.
Còn về cách dạy, các giáo sư đòi hỏi cao ở kĩ năng viết và nói. Ở trường, bên cạnh giáo sư, trung tâm Viết nơi em làm việc, luôn chú trọng đào tạo kỹ năng viết luận cho sinh viên.
Viết, về bản chất, là sự diễn đạt suy nghĩ có trau chuốt. Luyện viết là luyện nghĩ. Hà Giang là trưởng nhóm hướng dẫn tại trung tâm Viết, ĐH Pitzer, chuyên giúp sinh viên cải thiện kĩ năng viết và suy luận.
Theo Hà Giang, những người xung quanh đóng vai trò rất quan trọng để giúp em phát triển tốt. Ở một môi trường văn hoá mới, thói quen lắng nghe để học hỏi rất quan trọng. Ở đại học Mỹ, năm nhất là thời điểm dễ kết bạn vì ai ai, cả sinh viên bản địa lẫn quốc tế, đều cần và muốn kết bạn mới.
Giang tham gia hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc tại thành phố San Francisco, Mỹ.
Giang cho hay: “Các cuộc hội thoại 1-1 thay vì thảo luận đông người là nơi lý tưởng để bắt đầu, đặc biệt là cho sinh viên quốc tế. Cái này cần một chút tự tin và khéo léo, nhưng hầu hết mọi người rất thân thiện nên không quá khó để mở lời đâu. Bạn bè em hầu hết biết nhau từ những lời chào đơn giản, rồi rủ nhau ăn trưa tại căng tin và trò chuyện.
Về học tập thì kết quả của mỗi sinh viên ở Mỹ rất là riêng tư, mỗi người có mục tiêu và ưu tiên khác nhau của họ. Bọn em không bao giờ nói về điểm số, mà chỉ tập trung thảo luận về các ý tưởng và bài học. Vì sự chú trọng vào suy nghĩ phản biện, nếu để đánh giá, mọi người để ý nhiều về cách mình đặt câu hỏi và hướng phân tích đa chiều”.
Ngoài giờ học, 9X tích cực tham gia hoạt động với câu lạc bộ mô phỏng Liên Hợp Quốc (Model UN) trong ba năm. Đây là một hoạt động ngoại khóa phổ biến ở Mỹ, và cũng đang phát triển mạnh ở Việt Nam.
Giang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Câu lạc bộ Pitzer Model UN, mô phỏng liên hợp quốc, thi đấu trên toàn nước Mỹ và Canada. Hàng tuần, thành viên sẽ nghiên cứu, tranh biện về một vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế rồi đi thi đấu ở các hội thảo lớn. Nhà trường tài trợ tất cả mọi chi phí, thành viên vừa được trau dồi kiến thức, du lịch vừa gặp gỡ sinh viên trên toàn nước Mỹ.
Giang tham gia lớp tình nguyện dạy tiếng Anh cho cộng đồng nhập cư gốc Á ở Los Angeles.
Cộng đồng thứ hai của Hà Giang là tổ chức sinh viên quốc tế tại trường. Cô gái Việt năng động được tín nhiệm bầu vị trí Chủ tịch Hội sinh viên quốc tế tại Đại học Pitzer. Mỹ thu hút sinh viên từ mọi nơi trên thế giới nên Giang được tiếp xúc và học hỏi nhiều văn hoá khác nhau.
“Hội học sinh có quỹ nên bọn em tổ chức các chuyến đi biển, cắm trại ở sa mạc,… Có bạn dạy em tiếng Đức, có bạn Hàn học tiếng Việt vì muốn làm việc ở Việt Nam, các bạn Pháp thì thuyết phục mọi người dành đến tận 3 tiếng đồng hồ cho một bữa ăn tối kiểu Âu (ở Mỹ, mọi người thường ăn khá nhanh). Bên cạnh chia sẻ văn hoá, bọn em cũng hiểu nhau và tâm sự vì đều là người nước ngoài ở Mỹ”, nữ du học sinh tâm sự.
Nữ du học sinh cũng được các giảng viên tin tưởng, hỗ trợ tối đa. Giang tâm sự, em có một người thầy là giáo sư kinh tế, người đã đến Việt Nam cùng em trong một chuyến nghiên cứu hè năm ngoái, hiểu và ủng hộ con đường học tập của em nhất.
Ông ấy rất ấn tượng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong ba thập kỷ qua, kể từ chính sách Đổi Mới. Nghiên cứu của bọn em tập trung vào sự đóng góp của lực lượng lao động di cư từ nông thôn đến đô thị ở Việt Nam. Vị giáo sư rất tin tưởng và luôn hỗ trợ Giang.
Sau khi tốt nghiệp, hiện tại em đang làm việc với vị trí tư vấn chiến lược tại Dasion Corporation – một công ty về công nghệ chuyên về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và học máy (Machine Learning) ở Mỹ.
Đây là những ngành được dự đoán sẽ thay đổi thế giới mạnh mẽ nhất trong những năm tới. Dù công nghệ không phải là đam mê của Hà Giang, em tin kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về công nghệ sẽ hỗ trợ em trong những dự án tương lai.
Ngoài công việc chính nêu trên, em đang tận dụng thời gian rảnh cho các dự án riêng, chủ yếu hướng về Việt Nam. Suốt hai năm làm việc ở trung tâm dạy Viết ở đại học Mỹ, Hà Giang đã học rất nhiều về các phương pháp cũng như sự quan trọng của việc dạy viết phản biện.
Hiện tại, em đang dạy thử mô hình đào tạo đó cho một số học sinh, du học sinh Việt. Hiệu quả khá rõ ràng, các bạn thích viết và viết tốt hơn rất nhiều, em hy vọng có thể nhân rộng để hỗ trợ nhiều học sinh nữa trong tương lai gần.
Nhắn gửi lời khuyên đến các bạn trẻ cũng muốn du học tại Mỹ, Hà Giang ngắn gọn: “Luôn cố gắng đặt thêm nhiều câu hỏi, về thế giới xung quanh và về bản thân mình”.
Vừa đàn vừa hát, nam sinh Quảng Bình đăng quang ngôi Quán quân Học bổng Tài năng ĐH FPT
Nam sinh Quảng Bình với giọng ca nội lực và ngoại hình sáng sân khấu đã thành công chinh phục ngôi vị Quán quân chương trình Học bổng Tài năng ĐH FPT 2020 tối 5/7, giành suất học bổng toàn phần và giải thưởng tiền mặt 30 triệu đồng.
Tối ngày 5/7, tại Trường Đại học FPT Cần Thơ, hàng ngàn khán giả là học sinh sinh viên đồng bằng Sông Cửu Long và khán giả trực tuyến trên cả nước đã chứng kiến màn so tài của 15 thí sinh THPT đến từ các tỉnh thành trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã chia sẻ về ý nghĩa của sân chơi Học bổng Tài năng ĐH FPT: "Cùng với những kiến thức, kỹ năng chuyên môn theo chuẩn quốc tế; một môi trường tràn đầy các trải nghiệm phong phú, các kỷ niệm không thể quên của tuổi thanh niên sôi nổi là những gì mà các bạn sinh viên cần.
Đại học FPT tổ chức cuộc thi Học bổng Tài năng 2020 với mong muốn hỗ trợ các tài năng xuất sắc theo học và tiếp tục phát triển. Đồng thời mong muốn các tài năng này sẽ góp phần đáng kể để tạo lập một môi trường đa dạng, vui vẻ, năng động và nhiều trải nghiệm cho toàn thể sinh viên của trường."
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT phát biểu tại sự kiện
Cuộc thi diễn ra tại Thành phố Cần Thơ - thủ phủ của miền Tây với dàn ban giám khảo thực lực và rất được lòng các học sinh sinh viên: ca sỹ Trúc Nhân, ca sỹ Hoà Minzy và beatboxer Thái Sơn.
Dàn giám khảo khủng gồm ca sỹ Trúc Nhân, ca sỹ Hòa Minzy và beatboxer Thái Sơn
15 tiết mục thuộc các loại hình nghệ thuật đa dạng như hát, nhảy, múa đương đại, ảo thuật v.v... đã vượt qua hơn 100 tiết mục khác của vòng Sơ loại Trực tuyến để công diễn trên sân khấu ĐH FPT và thực sự chinh phục khán giả bằng tài năng và nhiệt huyết sân khấu của mình.
Mở đầu chương trình là Fight Song - ca khúc đã lập nhiều kỉ lục về xếp hạng tại hàng loạt quốc gia như Anh, Mỹ, Scotland, Canada. Giọng hát của nữ sinh Dương Ngọc Quỳnh đến từ Bắc Giang đã phần nào lột tả được chiều sâu cũng như ý chí mạnh mẽ vượt trên hoàn cảnh mà tác giả - nữ ca sỹ người Mỹ Rachel Platten đã thể hiện trong giai điệu và ca từ của ca khúc.
Gây bất ngờ cho dàn ban giám khảo và hàng ngàn khán giả có mặt tại đêm chung kết bằng phần mở đầu đầy sức nặng kết hợp giữa Truyện Kiều và âm nhạc, Trần Thị Thuỳ Trang đã có màn chào sân ấn tượng. Ngay khi khán giả còn đang ngẩn ngơ với ca từ và âm nhạc da diết thổn thức, Thuỳ Trang khéo léo đưa sân khấu sang cao trào dữ dội mà không kém phần sâu lắng với bản mash up 2 ca khúc Thần Thoại và Chờ người nơi ấy, đồng thời thể hiện được màu sắc độc đáo trong giọng hát của mình.
Chàng trai đa tài Lê Hoàng Nam đến từ Sơn La đã chinh phục khán giả khi vừa tự đệm guitar vừa hát bản mash up hai ca khúc Dù có cách xa và Một đêm say. Hai ca khúc với giai điệu ngọt ngào và ca từ trong trẻo, bắt tai đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các học sinh sinh viên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hoàn toàn thay đổi không khí chương trình là tiết mục của "ảo thuật gia" Tăng Hồng Phúc. Cậu học trò đến từ Tiền Giang đã giúp những học sinh sinh viên đất Tây Đô mãn nhãn với những màn biến hoá tài tình của mình.
Thí sinh Nguyễn Khánh Nguyên và bài nhảy Hit & Run sôi động cùng thần thái đặc biệt trên sân khấu đã mang đến những cảm xúc tươi mới và độc đáo cho khán giả xem trực tiếp tại khán đài.
Mang đến chương trình một màu sắc khác, chàng trai đến từ Quảng Bình - Mai Xuân Thành đã làm sáng bừng sân khấu bởi ngoại hình sáng và tài biểu diễn hút hồn cùng thần thái biến hoá theo từng lời nhạc. Phong cách biểu diễn văn minh, cùng hình ảnh về một nghệ sĩ trẻ đa tài, cùng giọng ca nội lực và cách thông minh trong xử lý bài hát đã khiến Xuân Thành lôi cuốn được toàn bộ khán đài hàng nghìn khán giả theo từng lời ca của mình. Theo ban giám khảo, đây chính là sự thông minh, bản lĩnh của một nghệ sĩ biết làm chủ sân khấu.
Phan Lê Mi - cô gái mang gương mặt thanh thoát, vũ điệu cuốn hút cùng sự tự tin và bản lĩnh sân khấu đã hút hồn khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên bước ra sân khấu. Chọn ca khúc nổi tiếng Bang bang để biểu diễn, Phan Lê Mi đã phần nào thể hiện được thực lực với giọng hát nội lực và khả năng làm chủ sân khấu. Ca khúc hiện lên mới mẻ và lôi cuốn được đông đảo khán giả
.
Giọng hát giàu nội lực, truyền cảm, văn minh cùng ngoại hình sáng sân khấu kết hợp với hình ảnh của một nghệ sĩ đa tài, Mai Xuân Thành đã trở thành Quán quân của Học bổng tài năng ĐH FPT 2020 một cách thuyết phục. Với giải Quán quân này, Mai Xuân Thành đã nhận được 30 triệu đồng tiền thưởng và 1 suất Học bổng 100% vào Đại học FPT.
Giải Nhì cuộc thi thuộc về chàng trai tâm huyết tham dự cuộc thi 2 năm liên tiếp Bùi Thanh Tùng. Thanh Tùng đồng thời nhận được 20 triệu đồng tiền thưởng và học bổng trị giá 70% của Đại học FPT.
Giải Ba thuộc về "ảo thuật gia" Tăng Hồng Phúc của Tiền Giang. Hồng Phúc nhận được 10 triệu đồng tiền thưởng và học bổng trị giá 70% của Đại học FPT.
Học bổng tài năng ĐH FPT - FPT University Talent 2020 chính thức được Trường Đại học FPT phát động từ ngày 17/12/2019. Đây là năm thứ 4 cuộc thi này được tổ chức nhằm tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng các tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao để từ đó phát triển phong trào học sinh sinh viên ĐH FPT.
Thí sinh đạt học bổng tài năng của ĐH FPT cần đáp ứng đủ điều kiện học đại học theo quy định của Bộ GD&ĐT để được nhập học tại trường. Thí sinh chưa đủ tuổi học đại học theo quy định của Bộ được bảo lưu học bổng cho tới khi đủ tuổi.
Tăng tốc tìm nguồn học bổng cho sinh viên Trong bối cảnh học phí tăng theo lộ trình tự chủ tài chính, lại vừa trải qua mùa dịch Covid-19, để chia sẻ với sinh viên khó khăn, nhiều trường ĐH - CĐ đã tăng tốc tìm nguồn cho các quỹ học bổng. Ảnh minh họa/ INT Quỹ học bổng tăng mạnh Hiểu được những lo lắng và áp lực tài chính mà...