Cô gái đăng đàn cho rằng hạt é là từ… cây quế mà ra khiến dân mạng hoang mang toàn tập, tìm ra sự thật rồi ai cũng “té ngửa”
Trên thực tế, có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hạt é – hạt quế và hạt chia. Sự thật là như thế nào?
Những ngày rảnh rỗi ở nhà như hiện tại cũng là lúc mạng xã hội được dịp xôm tụ hơn bao giờ hết. Hàng loạt các group lớn nhỏ trên Facebook, đặc biệt là những hội về ăn uống ngày nào cũng xuất hiện hàng trăm bài đăng khoe “chiến tích” nấu nướng của mình. Không ít trong số đó là những post cung cấp rất nhiều kiến thức ăn uống mà lúc bình thường chúng ta chẳng bao giờ để ý đến.
Như mới đây, một cô gái đã gây hoang mang cho các thành viên trong một group kín có hơn 665k thành viên khi đăng bài khẳng định rằng hạt é là từ hạt của cây quế mà ra. Cụ thể, tài khoản Facebook có tên Quỳnh Thảo viết: “Phi ra vườn hái thử mấy hạt bỏ vô nước xem đúng không? Hơn 30 tuổi mới biết hạt é là từ hạt quế đấy cả nhà ơi! Đảm bảo nhiều bạn không biết nè!”
Nhanh chóng, bài đăng của cô nàng nhận về hơn 16k reactions cùng hơn 7,7k bình luận. Đa số các comment bên dưới đều bày tỏ sự ngạc nhiên kèm câu hỏi “thật hả?”. Tuy vậy, cũng có vài bình luận khác cho rằng đã có sự nhầm lẫn to lớn giữa 2 loại cây này.
Một bài đăng khẳng định rằng hạt é là từ hạt quế mà ra đang “gây lú” mạng xã hội, nhận về 16k reactions cùng hơn 7,7k bình luận tranh cãi.
Theo Wikipedia, hạt é hay hột é là một loại hạt của cây hương nhu (tên khoa học là Occimum gratissimum). Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như é trắng, húng trắng, húng lông, húng quế lông,… vốn là một phân loài của cây húng quế quen thuộc.
Trên thực tế, 2 loài cây này là hoàn toàn khác nhau. Người ta thường phân biệt é với cây húng quế dựa trên 2 đặc điểm: hoa và thân é có màu trắng và có lông (do đó mới có tên é trắng hay húng quế lông), trong khi húng quế thì có màu tím và không lông (nên đôi khi còn được gọi với tên là é tía).
Cây quế (trái) và cây é (phải) có màu sắc ở phần hoa và thân cây hoàn toàn khác nhau.
Hạt é có hình dạng bên ngoài trông khá giống hạt vừng, kích thước nhỏ, màu đen. Khi ngâm vào nước, vỏ hạt bên ngoài hút nước và phồng lên, tạo thành một lớp màng màu trắng đục bao quanh hạt. Vì có tính mát nên từ lâu hạt é đã được sử dụng làm nguyên liệu cho các loại thức uống giải khát và món chè.
Video đang HOT
Hạt é thoạt nhìn trông khá giống với hạt vừng, khi ngâm vào nước thì nở to lên với một lớp màng màu trắng đục bao quanh.
Vì có tính mát nên hạt é từ lâu đã được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều loại thức uống giải khát, món chè, thạch rau câu,…
Khi nhìn bằng mắt thường, rất khó để phân biệt hạt của cây é và cây húng quế. Ngay cả khi ngâm lên, chúng cũng cho ra sản phẩm giống nhau. Quỳnh Thảo (chủ nhân của bài đăng) cũng xác nhận rằng nhờ dân mạng mà mình mới biết đây là 2 loại hạt khác nhau. Cô bạn cũng cho biết khi ngâm nở, hạt húng quế cũng cho hương vị nhạt y chang như hạt é, chỉ cần bỏ đường vào là có thể uống được.
Khi ngâm nở, hạt của cây húng quế cũng cho ra sản phẩm tương tự như hạt é. Theo chia sẻ từ Quỳnh Thảo, nó ăn được như hạt é và có vị nhạt y chang.
Được biết, phần lá và cành của cả cây é và húng quế đều có thể ăn được. Lá húng quế có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng để ăn kèm với các món bún, phở, mì. Riêng lá é là nguyên liệu chính góp phần tạo nên món lẩu gà vô cùng nổi tiếng của vùng đất Tuy Hoà (Phú Yên). Nếu ai đã có dịp lên Đà Lạt du lịch chắc chắn không còn xa lạ gì với món ăn này.
Lá é là nguyên liệu quen thuộc tạo nên món lẩu gà trứ danh của vùng đất Tuy Hoà (Phú Yên). Trên Đà Lạt, đây cũng được xem là đặc sản nổi tiếng rất được du khách ưa thích. – (Ảnh: @somethingbytori, @okatte.vietnam, @maislovecorner, @chanlovefood)
Không chỉ quế, hạt é nhìn thoáng qua còn rất dễ nhầm lẫn với hạt chia – một loại hạt rất giàu dưỡng cũng thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) như é. Tuy nhiên, hạt é đen tuyền toàn bộ, kích thước lớn hơn hạt chia một chút, không có độ bóng và sánh như hạt chia. Hạt chia gồm hai màu đen và trắng lẫn lộn, bé bằng nửa hạt vừng, có vằn sọc bên trong, rất bóng và sánh như được áo một lớp dầu. Khi ngâm trong nước, hạt chia thường bết dính vào nhau theo từng khối, còn hạt é chỉ có khối nhầy bao quanh từng hạt riêng.
Hạt é và hạt chia cũng là 2 loại thực phẩm rất dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.
Đây chính là hình ảnh của loài cây cho ra hạt chia mà chúng ta vẫn thường ăn.
Hạt chia sau khi ngâm lên thường có cả lớp màng bọc bao quanh nhiều hạt. Trong khi đó, hạt é có phần rời rạc hơn. – (Ảnh: Cooky)
Nhờ bài đăng của một cô gái trong những ngày rảnh rỗi mà ta lại biết thêm những thông tin vô cùng thú vị phải không nào!
Banana
Chia sẻ kinh nghiệm cấy que tránh thai lần 3
Cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai mới và ngày càng được nhiều chị em tìm hiểu, sử dụng hiện nay.
Thực chất, que cấy tránh thai đã được giới thiệu vào Việt Nam cũng khá lâu và có một số chị em đã đi tiên phong, sử dụng que cấy từ rất sớm. Dưới đây là chia sẻ của chị LA - Bắc Giang đã sử dụng que cấy Implanon (Hà Lan) lần thứ 3 với những tác dụng rất tích cực!
PK: Chị LA ơi, lần đầu chị cấy que khi nào và ở đâu thế ạ? Chị chia sẻ nhé!
KH: Chị cấy năm 2008 tại trung tâm huyện thôi... Lần này chị quyết tâm lên HN cấy que. Chị cũng lên mạng tìm hiểu mấy chỗ rồi, thấy các chị em review ở Vietmec Thanh Xuân chuyên các biện pháp kế hoạch hóa ra đình, nên chị bắt xe ôm qua đây.
PK: Dạ vâng, Vietmec Thanh Xuân là một trong các cơ sở chuyên về Sản phụ khoa uy tín nhất Hà Nội đấy chị. Chị Lan Anh cấy que lần 3 rồi, vậy những lần cấy trước chị có gặp các tác dụng phụ gì không ạ?
KH: Lần đầu cấy chị bị đau đầu mất 1 tuần và rong kinh mất 1 tháng xong là ổn. Lần thứ hai thì không làm sao, chắc chị quen với que cấy rồi. Lần này cấy que ở đây chị yên tâm lắm vì thấy chuyên nghiệp quá.
Phòng khám Sản phụ khoa công lập Vietmec Thanh Xuân - địa chỉ tin cậy của chị em khi có nhu cầu thăm khám sản phụ khoa và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
PK: Vâng, đa số bệnh nhân cấy que đều ít gặp tác dụng phụ và lựa chọn biện pháp tiên tiến này lâu dài ạ. Chị LA cảm thấy thế nào sau khi cấy que tại phòng khám sản phụ khoa Vietmec Thanh Xuân ?
KH: Cấy que nhanh lắm, không đau tí nào. Chị quay mặt qua 1 cái là bác sĩ thông báo xong rồi, chỉ mất vài phút ấy. Quá đơn giản quá nhanh hay do các bác thao tác quen nhiều kinh nghiệm hả em?
Trước chị cấy que tuyến huyện lâu và lích kích lắm, dăm ba bác sĩ đứng đó, chị còn phải tự đi mua dao lam, băng gạc... rất phức tạp . Nếu chị không biết Phòng khám này sớm, chị đã qua đây làm cho yên tâm, đỡ lằng nhằng. Lần sau hết hạn, chắc chị lại qua đây cấy tiếp.
PK: Dạ vâng, cảm ơn chị đã tin tưởng lựa chọn Vietmec Thanh Xuân là nơi uy tín để tiếp tục cấy que! Chị thấy phòng khám làm việc đã tốt chưa, dịch vụ có làm chị hài lòng không?
KH: Hài lòng quá ấy chứ! Phòng khám sạch sẽ. Các bác sĩ ở đây nhẹ nhàng, tư vấn dặn dò kĩ càng thật đấy. Nói chung mọi người ở phòng khám đều tận tình. Các em còn mời chị uống nước, ăn bánh trò chuyện đây này. Mà quan trọng chị tìm hiểu thấy chi phí cấy que bên em giá hợp lí, hôm nay chị được miễn phí luôn cả phí tháo que nữa. Chị cảm ơn phòng khám nhé!
H. Lan
Theo doisongphapluat.com
Quay về thời "ông bà anh" để học lỏm 4 bài thuốc nam điều trị rụng tóc nào! Ngày nay vấn đề rụng tóc dường như xảy ra hầu hết với phái nữ và không phải ai cũng tìm được cách khắc phục triệt để. Nếu bạn cũng đang nằm trong số người phải đối mặt với tình trạng này, hãy thử tìm hiểu cách trị rụng tóc bằng thuốc nam ở thời xưa xem sao nhé! 1. Cách điều trị...