Cô gái dân tộc Nùng và ước mơ trở thành bác sĩ
Với số điểm thi 3 môn đạt 28,6, cô gái dân tộc Nùng Nguyễn Thu Phương đã tiến gần đến ước mơ trở thành bác sĩ, mang tri thức phục vụ quê hương, đất nước.
Sinh ra ở thành phố Thái Nguyên, trong gia đình có ông ngoại, bố và mẹ đều làm trong ngành Y, ngay từ nhỏ Nguyễn Thu Phương đã mơ ước được trở thành bác sĩ.
Quan sát bố mẹ làm việc và nghe bố chia sẻ: “Nghề bác sĩ chỉ thông minh thôi chưa đủ; phải chăm chỉ học hành vì ngành Y là ngành phải học suốt đời” nên Nguyễn Thu Phương tự nhủ, muốn trở thành bác sĩ thì trước hết phải chăm học.
Với suy nghĩ này, từ những năm học Trường tiểu học, trung học cơ sở, rồi Trường THPT chuyên Thái Nguyên…, Phương đều luôn cố gắng học ở trường, học ở bạn bè và không ngại ngần hỏi thầy cô khi gặp bài khó. Kết quả, Phương không chỉ là học sinh giỏi trong suốt 12 năm học mà còn đoạt các giải khuyến khích, giải Ba, giải Nhì cấp tỉnh môn Hóa học.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chúc mừng các em DTTS xuất sắc
Không phụ công siêng năng, chăm chỉ của Phương, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nguyễn Thu Phương đã đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội với số điểm khá cao: 28,6 điểm, cộng cả điểm ưu tiên, Phương được 29,85 điểm. Chia sẻ về niềm vui này, Phương cho rằng: “Bố em lớn lên ở bản làng xa xôi của tỉnh miền núi Sơn La, mẹ em là phụ nữ người Nùng ở vùng khó khăn của tỉnh Lạng Sơn… nhưng bố mẹ đã cố gắng vượt đường xa, vượt qua cả những định kiến dân tộc để đi học và được làm bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên; vậy thì em được bố mẹ chăm lo học hành chu đáo từ nhỏ, tại sao lại không cố gắng?”.
Xuống Hà Nội, theo học Đại học Y Hà Nội đã được một học kỳ, Phương thật thà bộc bạch: “Em cảm thấy việc học khá vất vả, vì các bạn cùng học đều là những người rất giỏi, để theo kịp chương trình học và không bị bỏ xa so với các bạn, đòi hỏi mình phải luôn cố gắng. Đây có lẽ cũng là những bước chuẩn bị để chúng em có thể thích nghi với nghề y nhiều áp lực sau này”.
Video đang HOT
Cô gái dân tộc Nùng Nguyễn Thu Phương
Được biết, Phương rất yêu trẻ con và mong muốn của em là sẽ học chuyên sâu về Nhi: “Được chăm sóc, điều trị cho các bạn nhỏ sẽ là điều gì đó rất ý nghĩa đối với em. Tuy nhiên, để làm được điều này, vẫn còn cả một hành trình dài.
Như bố em vẫn nói: Muốn trở thành bác sĩ giỏi và cập nhật được các tiến bộ của khoa học phải liên tục đọc và học. Đặc biệt, phải học ngoại ngữ thật tốt, để có thể đọc được các tài liệu y học của nước ngoài. Chính vì vậy, trau dồi ngoại ngữ là mục tiêu em đặt ra cho năm học tới” – Phương cho hay.
Mới đây, Nguyễn Thu Phương cùng bạn học cùng lớp là Hà Quỳnh Anh (dân tộc Sán Dìu) vinh dự được là 2 trong 120 em học sinh DTTS được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS tiêu biểu, xuất sắc.
Lần đầu tiên được tham dự một sự kiện lớn dành cho học sinh, sinh viên người DTTS, Phương vui lắm: “Tham dự lễ tuyên dương, được gặp bạn bè là người DTTS trên khắp cả nước, em mới thấy mình thật may mắn vì đã được bố mẹ quan tâm, được học trong môi trường học tập rất tốt. Cùng là người DTTS như em, nhưng nhiều bạn cơm không đủ no, áo chưa đủ ấm, vừa đi học vừa phải phụ giúp gia đình… các bạn thực sự là tấm gương về nghị lực vươn lên để em và các bạn khác cùng học tập”.
“Để đi tới thành công có nhiều con đường, nhưng con đường ngắn nhất là học tập” – lời người bố dạy hôm nào, nay Nguyễn Thu Phương luôn nhớ để vững bước trong hành trình phía trước. Với tinh thần cố gắng không ngừng, chúc cho cô gái dân tộc Nùng xinh đẹp Nguyễn Thu Phương sẽ thực hiện được trọn vẹn ước mơ trở thành bác sĩ nhi mà em đang theo đuổi.
Đừng quên đào tạo y là ngành đặc biệt
Vài năm gần đây, các trường, trong đó có không ít trường chưa có kinh nghiệm, đã đua nhau mở và đào tạo các ngành sức khỏe, gồm cả ngành y.
Trong giờ học của sinh viên ngành y dược - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trước mắt hoạt động này có thể đáp ứng được nhu cầu học bác sĩ theo mong muốn của không ít phụ huynh, thí sinh nhưng nếu làm không tốt, chất lượng đào tạo không đảm bảo, hậu quả lâu dài thật khôn lường.
Y là ngành đào tạo đặc biệt. Bác sĩ có vai trò thiêng liêng, đó là khám và chữa bệnh cứu người.
Với những ngành nghề khác, nếu mắc sai lầm, tiền bạc mất đi có thể khắc phục, nhưng chỉ cần sơ suất nhỏ trong ngành y có thể dẫn đến chết người mà không ai và không bao giờ sửa chữa, khắc phục được.
Thế nên trường đào tạo y, người học y khoa là những chủ thể rất đặc biệt, yêu cầu các tố chất đặc biệt khác.
Đành rằng nhiều trường cùng đào tạo ngành y sẽ có thêm nhiều lựa chọn khác cho thí sinh thực hiện ước mơ làm bác sĩ của mình, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường.
Thế nhưng sự cạnh tranh ấy phải xuất phát từ chất lượng đào tạo, dựa trên quy trình giảng dạy nghiêm túc và chuẩn đầu ra, y đức phù hợp.
Nếu cạnh tranh bằng cách tìm mọi cách thu hút, kể cả lôi kéo thí sinh, đó là con dao chĩa vào chính tương lai của trường, thí sinh và xã hội sau này.
Đành rằng, tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề đối với người tốt nghiệp y khoa như nhiều nước phát triển đã thực hiện. Nghĩa là không phải ai học y cũng có thể hành nghề khám chữa bệnh.
Đây là nút chặn quan trọng để chỉ có những người vượt qua kỳ thi, đạt chuẩn y đức mới được hành nghề. Nhưng đến khi thực hiện thi vẫn còn một khoảng thời gian, trong khi mùa tuyển sinh năm nay sẽ có thêm hàng ngàn tân sinh viên y khoa nhập học.
Không trường nào tự nhận mình yếu trong đào tạo. Chất lượng đào tạo một bác sĩ tương lai như thế nào, phải chờ, ít nhất là đến khi có sinh viên tốt nghiệp hoặc thi chứng chỉ hành nghề.
Nhưng từ bây giờ, hàng ngàn sinh viên và cả xã hội đang đánh cược với may rủi. Nếu kỳ thi chứng chỉ hành nghề y chưa được tổ chức, toàn bộ sinh viên ngành y ra trường nghiễm nhiên sẽ được làm bác sĩ.
Trong trường hợp chất lượng đào tạo chưa tốt, đó là tai họa cho chính người học y, hệ thống y tế và người dân.
Trường hợp kỳ thi được tổ chức và sẽ có những trường hợp không vượt qua được, công sức, tiền bạc, thời gian và thanh xuân của người học trong 6 năm đằng đẵng bỗng chốc đổ sông đổ biển. Đó là sự lãng phí rất lớn cho người học, gia đình và xã hội.
Nhà trường ồ ạt mở ngành sức khỏe, chọn ngành nào, trường nào là quyền của thí sinh. Nhưng đừng vì tấm bằng bác sĩ mà nhắm mắt chọn liều để rồi dở dang ước mơ thành bác sĩ, lãng phí tuổi trẻ, tương lai của mình.
Các trường cũng đừng "cơm áo gạo tiền" mà chạy theo phong trào, đua nhau đào tạo ngành y.
Đừng quên ngành y là rất đặc biệt. Để duy trì nguyên tắc đặc biệt này, cơ quan quản lý không được giây phút nào xao nhãng, lơ là, bởi chỉ cần "sổng ra" là xã hội, từ người học, người bệnh đều phải trả giá.
Cô học trò muốn làm bác sĩ Đang học lớp 9 thì bố mất, em Nguyễn Thị Thu Nga (ở Lâm Thao, Phú Thọ) may mắn gặp được cô giáo Vũ Thị Hạnh, Tổ trưởng bộ môn Sinh học Trường THPT Chuyên Hùng Vương. Từ đây, Nga liên tục giật các giải thưởng cao trong các kỳ thi về môn Sinh học. Em Nguyễn Thị Thu Nga, học sinh lớp...